Cảnh báo tội phạm 'bắt cóc ảo' gia tăng ở Mỹ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Việc thủ phạm thay đổi chiến thuật khiến số người có thể trở thành nạn nhân của nạn bắt cóc ảo gia tăng mạnh ở Mỹ.

Dù bắt cóc ảo có thể diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng nhìn chung đây là một loại hình tống tiền vì những đối tượng phạm tội sẽ tìm cách lừa đảo khiến các nạn nhân phải trả tiền chuộc để đổi lấy tự do cho người thân được cho là đang bị đe dọa. Có điều, khác với những vụ bắt cóc truyền thống, những kẻ bắt cóc ảo trên thực tế không hề bắt cóc người nào. Thay vào đó, chúng sử dụng các chiêu thức khác nhau để buộc nạn nhân trả tiền chuộc trước khi hành vi lừa đảo của chúng bị phát giác.

Lực lượng hành pháp Mỹ đã ghi nhận sự tồn tại của hành vi bắt cóc ảo từ ít nhất 2 thập kỷ trước. Tuy nhiên, vụ việc mới bị FBI phát giác gần đây đã cho thấy loại hình lừa đảo đáng sợ này đã phát triển mạnh mẽ tới mức bất cứ người dân nào cũng có thể trở thành nạn nhân. Cụ thể, theo trang web của FBI, trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, các nhà điều tra của Văn phòng FBI tại Los Angeles đã phát hiện những cuộc điện thoại đe dọa bắt cóc xuất phát từ các nhà tù tại Mexico. Mục tiêu là những người nói tiếng Tây Ban Nha, chủ yếu sống ở khu vực Los Angeles hay Houston.

“Đến năm 2015, những cuộc gọi bắt đầu được thực hiện bằng tiếng Anh. Và những đối tượng phạm tội cũng không còn nhằm tới cá nhân cụ thể như các bác sỹ hay những người nói tiếng Tây Ban Nha mà chúng chọn mục tiêu ở nhiều thành phố khác nhau, liên tiếp thực hiện hàng trăm cuộc gọi cho đến khi có người đó sập bẫy”, ông Erik Arbuthnot – điệp viên đặc biệt của Văn phòng FBI tại Los Angeles – cho hay.

Theo ông Arbuthnot, đây là một vấn đề đáng chú ý vì chiến thuật mới của những đối tượng phạm tội đã khiến số người có thể trở thành nạn nhân gia tăng mạnh. Trong vụ việc mà ông Arbuthnot đang tiến hành điều tra với tên gọi Chiến dịch Khách sạn Tango đã có hơn 80 người được xác định là nạn nhân của hành vi bắt cóc ảo với tổng số tiền thiệt hại lên đến hơn 87.000 USD. Các nạn nhân sống ở nhiều bang khác nhau của Mỹ.

Kết quả điều tra cho thấy, những kẻ lừa đảo là những tù nhân bị nhốt trong tù nhưng chúng đã hối lộ những cai ngục để có thể sử dụng điện thoại. Sau đó, chúng sẽ chọn những khu vực có đông người giàu như Beverly Hills, California rồi sử dụng internet để tra cứu mã vùng và số điện thoại. Tiếp sau đó, chẳng có gì ngoài thời gian, chúng miệt mài gọi điện theo số thứ tự hòng tìm kiếm nạn nhân. 

Khi một người nào đó bắt máy, họ có thể sẽ nghe thấy giọng nữ hét lên “Cứu tôi với!” có thể là tiếng từ một thiết bị ghi âm phát ra. Theo phản xạ, nạn nhân có thể nghĩ đó là con gái của họ và thốt ra những câu như: “Mary, con có ổn không?”. Chỉ chớp lấy cơ hội đó, thủ phạm sẽ lớn tiếng tuyên bố đang bắt cóc Mary làm con tin và buộc nạn nhân phải trả tiền chuộc nếu không muốn con gái bị làm hại. Thông thường, hầu hết các nạn nhân sẽ sớm xác định được con họ đang an toàn ở trường, ở nhà hoặc phát hiện đó là âm mưu lừa đảo. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nạn nhân sập bẫy khi họ có một đứa con gái và đứa trẻ không ở nhà. “Nếu anh gọi đến hàng trăm cuộc gọi, cuối cùng rất có thể sẽ có con mồi sập bẫy”, ông Arbuthnot nói.

Những kẻ phạm tội thường cố giữ liên lạc với nạn nhân để họ không thể xác định được hành tung của người thân hay báo cảnh sát. Thủ phạm trong khi đó thường muốn gây án nhanh nhất nên thường yêu cầu nạn nhân chuyển khoản khoảng 2.000 USD tới Mexico vì đây là mức giới hạn cho mỗi lần chuyển tiền xuyên biên giới.

Song, cũng có trường hợp nạn nhân bị yêu cầu nộp đến 28.000 USD tiền chuộc. Trong vụ việc đó, vì số tiền quá lớn, không thể chuyển khoản được nên thủ phạm đã yêu cầu nạn nhân mang tiền tới vị trí do chúng chỉ định. Sau khi tiền đã được đặt vào những thùng rác theo chỉ định, một phụ nữ 34 tuổi sống ở Houston tên Yanette Rodriguez Acosta đã chờ sẵn để lấy tiền. Sau khi lấy phần của mình, Acosta chuyển phần còn lại cho tù nhân người Mexico được cho là thủ phạm trong vụ việc. Tháng 7 vừa qua, Acosta đã bị bắt giữ và bị khởi tố về 10 tội danh, trong đó có lừa đảo chuyển tiền và rửa tiền. 

Theo ông Arbuthnot, những tù nhân người Mexico đứng sau các vụ bắt cóc ảo thường dùng tiền chuộc để hối lộ quản ngục hòng có cuộc sống tốt hơn. “Đôi khi, chúng sử dụng tiền đó để được thả ra”, ông nói. Ông Arbuthnot cũng cho rằng việc điều tra và truy tố thủ phạm trong những vụ bắt cóc ảo thường rất khó vì thủ phạm gần như toàn ở Mexico và tiền chuộc đã được chuyển ra nước ngoài, khó truy nguồn. Thêm vào đó, nhiều nạn nhân không trình báo tội phạm do bị quấy rối, sợ hãi hoặc vì họ không xem tổn thất về tài chính quá lớn đến mức phải trình báo khiến cho những vụ việc như vậy tiếp tục xảy ra.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.