Lật tẩy nguồn gốc hóa đơn “rởm” và những chiêu trò bẫy khách

Hóa đơn GTGT của công ty "ma" và hóa đơn bán hàng "rởm"
Hóa đơn GTGT của công ty "ma" và hóa đơn bán hàng "rởm"
(PLO) - Bằng những thủ đoạn cho hóa đơn vào phong bì “lén lút” đưa cho khách hàng, bán những hóa đơn của những doanh nghiệp giải thể hoặc hóa đơn của doanh nghiệp “ma”, thậm chí là những hóa đơn, cuống vé tàu, vé máy bay được tẩy xóa, in giả một cách tinh vi, tinh xảo khó phát hiện...nhằm lừa lấy tiền của các “thượng đế”.

Như Báo PLVN đã phản ánh sự việc qua bài: Vào chợ “đen” mua hóa đơn đỏ: Công khai, dễ như mua rau, một cách dễ dàng như vậy thì PV được biết, ngoài những khách hàng ở Hà Nội ra thì cũng không ít khách hàng ngoại tỉnh đến đây mua hóa đơn hoặc cuống vé về thanh toán, thông qua một số người quen mua hộ hoặc gọi điện đặt mua nếu mua nhiều lần và tạo được sự tin tưởng.

Tuy nhiên, nếu khách hàng lần đầu tiên đến đây mua cuống vé hoặc vé máy bay thì “ăn” phải vé “rởm” là chuyện bình thường. Về hóa đơn, nếu khách hàng rất cẩn thận thì sẽ tránh được việc “dính” phải hóa đơn thật nhưng không còn giá trị, hoặc hóa đơn “rởm”, nếu gặp phải hóa đơn tự in thì khách hàng chẳng biết đâu là thật hay giả. Nhiều những khách hàng biết rõ là “rởm” nhưng vẫn cố tình mua, miễn sao về thanh toán là được.

Dễ bị lừa hóa đơn “rởm”

Tìm hiểu một số đối tượng “cò” ở “chợ đen” tại khu vực Ga Hà Nội, PV được biết, một tờ hóa đơn đỏ thông thường (0% VAT) ghi giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng được bán với giá trên 300.000 đồng. Giá bán được nhân lên tùy theo trị giá của hóa đơn và cũng có năm bảy loại giá, giá nào cũng có thể mua được, miễn sao không quá thấp giá. Hóa đơn đỏ được phân ra rất nhiều loại, loại 5% VAT, loại 10% VAT và loại 0% VAT, tùy theo nhu cầu của người mua.

Đối tượng mua hóa đơn thì đa dạng nhưng chủ yếu thường là giới công chức, nhân viên các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp... Khách hàng tìm đến đây để mua hóa đơn đỏ chủ yếu là nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp chưa mua kịp hóa đơn tại cơ quan thuế trong khi kỳ thanh toán với khách hàng đã đến gần, nên đành phải áp dụng giải pháp tình thế là đi mua bên ngoài.

Nhiều trường hợp khác nhân viên công ty đi công tác bị mất cuống vé tàu xe, không ghi được hóa đơn ăn nghỉ, nên phải tìm mua lại để thanh toán công tác phí với cơ quan. Song cũng có doanh nghiệp mua hóa đơn VAT ngoài nhằm hợp thức hóa một số khoản chi khi giải trình với ngành thuế, để hoàn thuế hoặc giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng.

Khi mang số hóa đơn mua được ở chợ “đen” này về, PV mở phong bì ra xem thì không phải là hóa đơn GTGT mà chỉ là hóa đơn bán hàng do Cục thuế Hà Nội phát hành. Gọi lại cho người đàn ông bán hóa đơn cho PV theo số điện thoại mà “cò” này cho trước đó nói về việc mình muốn mua 1 hóa đơn GTGT chứ không phải là hóa đơn bán hàng thì nhận được câu trả lời: ‘Nếu muốn mua hóa đơn GTGT thì phải thêm 350 nghìn nữa”…
Hóa đơn bán hàng do Cục thuế Hà Nội phát hành được in giả một cách tinh vi
Hóa đơn bán hàng do Cục thuế Hà Nội phát hành được in giả một cách tinh vi 
Như vậy, không khó khăn gì để PV mua được một hóa đơn bán hàng do Cục thuế Hà Nội phát hành và một hóa đơn đỏ đủ 3 liên tại đây. Cầm trong tay các hóa đơn trên, các doanh nghiệp cung cấp hóa đơn đều là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhưng không biết đâu là thật đâu là giả, PV tiến hành xác minh, tìm hiểu nguồn gốc số hóa đơn trên.

PV lần theo địa chỉ ghi trên hóa đơn bán hàng trắng chưa ghi nội dung do Cục thuế Hà Nội phát hành là một cửa hàng kinh doanh vật liệu trên đường Hàm Tử Quan, quận Hoàn Kiếm. Tại đây, cửa hàng này vẫn hoạt động, ông chủ của hàng giới thiệu về thủ tục mua bán hàng có hóa đơn, thông thường của hàng bán hàng thì xuất hóa đơn bán lẻ thông thường, nếu khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn bán hàng do Cục thuế phát hành thì sẽ ghi.

So sánh tờ hóa đơn của PV với quyển hóa đơn của cửa hàng hoàn toàn trùng khớp, từ địa chỉ cho đến mã số thuế, trong khi đó quyển hóa đơn của của hàng chỉ còn 1/3. Ông chủ cửa hàng cho biết đây là loại hóa đơn bán hàng trực tiếp loại 5% không được hoàn thuế, nếu mua hàng thì ghi vào liên 2 tăng lên bao nhiêu tiền cũng được. Trong khi đó, cán bộ nghiệp vụ của đội cảnh sát kinh tế, công an quận Hoàn Kiếm khẳng định đó là tờ hóa đơn giả được in một cách tinh vi, nhìn khó có thể phát hiện được.

Để xác minh 3 liên hóa đơn GTGT tự in của doanh nghiệp mà PV có trong tay, đến địa chỉ doanh nghiệp ghi trên hóa đơn trên địa bàn Tây Hồ, đó là một ngôi nhà 3 tầng khang trang nằm trên đường Âu Cơ, cửa khóa im lìm, không có treo biển công ty như in trong hóa đơn, hiện tại là một biển “Cho thuê văn phòng”. PV tiếp tục vào Chi cục thuế quận Tây Hồ tìm hiểu thì được biết, doanh nghiệp ghi trên hóa đơn đúng là nằm trên địa bàn quản lý của Chi cục thuế Tây Hồ, doanh nghiệp này được thành lập ngày 21/3/2014 nhưng chưa hề kê khai thuế cũng như không thông báo phát hành hóa đơn. Hiện tại, cơ quan thuế đang ra thông báo doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh đối với doanh nghiệp này.
Trụ sở doanh nghiệp ghi trong hóa đơn GTGT, hiện tại chỉ là ngôi nhà trống và đang treo biển cho thuê văn phòng.
Trụ sở doanh nghiệp ghi trong hóa đơn GTGT, hiện tại chỉ là ngôi nhà trống và đang treo biển cho thuê văn phòng. 

Cũng theo quy định tại thông tư 219 của Bộ Tài chính. Theo đó, các DN mới thành lập từ năm 2014 phải có tài sản cố định từ 1 tỉ đồng trở lên (trừ ôtô dưới chín chỗ) mới được kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Những DN mới thành lập không đủ điều kiện buộc phải kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp. Trong khi doanh nghiệp này thành lập từ cuối tháng 3/2014, vậy trong suốt hơn 3 tháng (tính đến thời điểm PV mua hóa đơn là đầu tháng 7/2014) doanh nghiệp này tồn tại và tự in hóa đơn rồi bán bao nhiêu quyển hóa một cách công khai mà không một cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện? Phải chăng quá dễ để thành lập một doanh nghiệp “mua bán” hóa đơn?

Hé mở sự thật của “cò” hóa đơn

Sau nhiều ngày thâm nhập và tìm hiểu hoạt động của chợ “đen” này, Pv lân la với một số “cò” tại đây và được biết rõ về “xuất xứ” của những loại hóa đơn, cuống vé tàu hay vé máy bay, được “xuất khẩu” từ đây.

Thực chất, các đối tượng “cò” ở đây chỉ là một khâu “trung gian” môi giới và bán các loại hóa đơn và cuống vé nói trên. Đối với cuống vé tàu bán ra để về thanh toán thì thật cũng có, giả cũng có. Bởi lẽ, các “cò” ở đây có các đối tượng hàng ngày chuyên “lượn lờ” ở các khu vực ra vào cổng ga và trong ga Hà Nội để “thu mua” các cuống vé của hành khách đi tầu khi không còn sử dụng với giá 5-7 nghìn đồng, hầu như người đi tàu cho không chứ không lấy tiền hoăc vứt đi, các đối tượng ở đây thu nhặt và gom lại sau đó bán lại hoặc chuyển cho các “cò”. Các “cò” ở chợ này bắt đầu phân loại vé ra theo từng ngày, khi có khách mua cuống vé về để thanh toán, nếu khách yêu cầu mua cuống vé đúng ngày đi và về mà các “cò” có trong tay thì là vé thật, còn không đúng ngày thì phải đặt tiền chờ hôm khác đến lấy, tất nhiên là chờ “cò” đặt in vé “rởm” từ nơi khác.

Vé máy bay thì hoàn toàn là vé giả, khách có nhu cầu sẽ phải đặt tiền , ghi lại họ tên, số CMND sau đó hẹn thời gian đến lấy. Những cuống vé tàu và vé máy bay được các “cò” hẹn như vậy, sẽ  được “cò” chuyển đến một “ bộ phận” “ở trên” khác để tẩy xóa và in ra một chiếc vé theo yêu cầu của khách hàng. “Những vé đấy được in ra là “rởm” hết chứ làm sao mà in và mua được từ các cơ quan bán vé tàu hay công ty hàng không, người ta in ra khó mà phát hiện được là “rởm”. Còn hóa đơn tôi sẽ lấy cho cái “xịn” của công ty đàng hoàng nhưng công ty nó còn “sống” hay “chết” hay như thế nào thì không cần biết. Đảm bảo, tra trên mạng là công ty còn sống. Nếu muốn đàng hoàng thì vào cơ quan nhà nước mà mua ”. Một “cò” cho biết.
Hóa đơn GTGT của doanh nghiệp "ma" và hóa đơn bán hàng "rởm"
 Hóa đơn GTGT của doanh nghiệp "ma" và hóa đơn bán hàng "rởm"
Tuy nhiên, một “cò” khác “thổ lộ” bí mật: “Các công ty làm ăn đàng hoàng thì chẳng dám xuất hóa đơn khống như thế, muốn xuất hóa đơn thì phải có hợp đồng giao dịch.. Hóa đơn được in ra theo yêu cầu của khách hàng, thanh toán được là được rồi. Ở đây chẳng có cái hóa đơn nào là “xịn” cả, kể cả những hóa đơn của Cục thuế hay Bộ tài chính đều là “rởm” hết. Các hóa đơn ở đây được in ra chuẩn “nét” thanh toán “ngon lành”. Chuyện “in” và “lo lót” “làm luật” là do các “chủ” ở trên, chứ anh em ở đây chỉ “cò mồi” kiếm dăm ba chục mỗi hóa đơn.”./.
Còn nữa...

Đọc thêm

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.