Nắng nóng mưa nhiều coi chừng mắc bệnh nguy hiểm này

Sở Y tế Hà Nội cho biết, một số khu vực trọng điểm về bệnh sốt xuất huyết đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ (BI ≥ 20) như tại Minh Khai – Bắc Từ Liêm; Trung Tự, Phương Liên – Đống Đa; Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai; Cự Khê – Thanh Oai, Tiền Phong – Mê Linh, Tân Triều – Thanh Trì.

Báo cáo tình hình dịch bệnh trong tuần qua, Sở Y tế Hà Nội cho hay, trong tuần ghi nhận 70 trường hợp mắc sởi, giảm 11 trường hợp so với tuần từ ngày 13/5 đến 19/5/2019. Lũy tích năm 2019 ghi nhận 1.344 trường hợp, hiện 1.309 trường hợp đã khỏi, chỉ còn 35 trường hợp đang điều trị và chưa có trường hợp tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong tuần ghi nhận 83 trường hợp. Từ đầu năm đến nay có 326 trường hợp, hiện 261 trường hợp đã khỏi, chỉ còn 65 trường hợp đang điều trị và chưa có trường hợp tử vong.

Bệnh tay chân miệng tuần qua có thêm 11 trường hợp mắc, nâng tổng số ca bệnh đến thời điểm này là 271 trường hợp, chưa có trường hợp tử vong.

Bệnh ho gà, trong tuần ghi nhận 01 trường hợp. Lũy tích năm 2019 ghi nhận 70 trường hợp, chưa có trường hợp tử vong. Tuần qua không ghi nhận các dịch bệnh như viêm não Nhật Bản, não mô cầu, liên cầu lợn và các dịch bệnh xâm nhập nguy hiểm.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nhận định trong tuần vừa qua, hầu hết các dịch bệnh trên địa bàn Thành phố đều giảm so với các tuần trước đó, đặc biệt là bệnh sởi đang có xu hướng giảm mạnh.

Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết lại bắt đầu có xu hướng gia tăng vì theo chu kỳ, dịch bệnh này thường tăng vào các tháng mùa hè do thời tiết nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, để chủ động phòng chống dịch bệnh này các quận, huyện, thị xã cần chủ động, tích cực tập trung các biện pháp vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và diệt muỗi truyền bệnh.

    ha-noi-benh-soi-vua-giam-sot-xuat-huyet-da-tang-nang-nong-mua-nhieu-coi-chung-mac-benh-nay-1

    Hà Nội lo ngại bùng phát dịch sốt xuất huyết. Ảnh minh họa.

    Tăng cường tiêm chủng, diệt bọ gậy phòng bệnh

    Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Hè theo chỉ đạo của Bộ Y tế và chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố, đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết và sởi.

    Lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố kiểm tra công tác tiêm chủng phòng bệnh và công tác chủ động phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết trên địa bàn quận Tây Hồ.

    Các đơn vị tăng cường công tác tiêm chủng phòng các bệnh có vắc xin dự phòng như sởi, ho gà, viêm não Nhật Bản, đồng thời tổ chức giám sát côn trùng và giám sát véc tơ truyền bệnh và tiến hành vệ sinh môi trường để chủ động phòng chống sốt xuất huyết.

    Trong tuần đã tiến hành giám sát 47 lượt tại các đơn vị, cộng dồn từ đầu năm đã giám sát 360 lượt. Kết quả cho thấy tại một số khu vực trọng điểm về bệnh sốt xuất huyết đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ (BI ≥ 20) như tại Minh Khai – Bắc Từ Liêm; Trung Tự, Phương Liên – Đống Đa; Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai; Cự Khê – Thanh Oai, Tiền Phong – Mê Linh, Tân Triều – Thanh Trì - Sở Y tế Hà Nội cho hay.

    Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành điều tra xử lý tại cộng đồng các ca bệnh ghi nhận trong tuần như sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà và sởi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tiếp tục thực hiện tốt việc đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài để chủ động kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập.

    Các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền GDSK cho cộng đồng về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tuyên truyền để người dân tích cực đưa con em đi tiêm chủng phòng bệnh theo quy định.

    Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như sau:

    - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

    - Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

    - Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

    - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

    - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

    - Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

    “Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.

    Đọc thêm

    Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

    Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

    (PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

    Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

    Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
    (PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

    1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

    1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
    (PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.