Cứu tinh cho bệnh nhân đột quỵ, tai biến

 TS. BS Trần Chí Cường (chỉ tay vào màn hình) đang nói về tính nguy hiểm của đột quỵ
TS. BS Trần Chí Cường (chỉ tay vào màn hình) đang nói về tính nguy hiểm của đột quỵ
(PLVN) - Với sự phát triển không ngừng của y học, giờ đây các bệnh nhân đột quỵ, tim mạch ở Cần Thơ nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung không nhất thiết đi đến TP HCM hoặc sang nước ngoài để điều trị. Điều này, không những giúp gia đình giảm bớt thời gian, chi phí chữa trị mà còn mang đến cơ hội sống cao hơn gấp nhiều lần cho bệnh nhân đột quỵ.

Đi đầu trong ứng dụng kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại

Bệnh viện Đột quỵ Tim Mạch Cần Thơ được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Được thiết kế đầy đủ các phòng chức năng, trang thiết bị tiên tiến theo mô hình bệnh viện chất lượng cao tiêu chuẩn quốc tế.

Có thể nói, việc hoàn thành và đưa vào sử dụng bệnh viện góp phần khắc phục tình trạng thiếu nơi chữa trị chuyên môn chất lượng cao trên địa bàn TP Cần Thơ và cả khu vực ĐBSCL; qua đó giúp cho người bệnh hạn chế chuyển tuyến, giảm kinh phí điều trị cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc triển khai thành công các thiết bị kỹ thuật công nghệ mới nhất hiện nay đã mang đến cơ hội sống cho rất nhiều bệnh nhân, giảm tối đa những biến chứng nặng, thậm chí cứu được nhiều bệnh nhân thoát khỏi cái chết.

Cụ thể, bệnh viện áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, trang thiết bị hiện đại như: Máy siêu âm cao cấp chẩn đoán tim bẩm sinh; máy chụp CT 128 lát cắt; máy chụp mạch máu xóa nền DSA thế hệ mới chuyên sâu cho can thiệp đột quỵ; hệ thống phòng mổ Hybrid hiện đại chuẩn quốc tế, được trang bị kính hiển vi, C-Arm DSA di động; hệ thống Monitor trung tâm theo dõi bệnh nhân 24/24…

Qua đó, sẽ không còn cần thiết nữa việc chuyển bệnh nhân đột quỵ từ các tỉnh miền Tây đi TP HCM nhằm giảm tử vong và tàn phế do di chuyển quá xa, không thể điều trị trong khoảng “thời gian vàng”.

Điều đáng nói là việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bệnh nhân được bệnh viện hết sức chú trọng. Theo đó, bệnh viện đã đầu tư và thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, hệ thống xử lý chất thải y tế.

Song song với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh thì tác phong ứng xử, y đức của đội ngũ y bác sĩ được nêu lên hàng đầu nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân. 

Biết thời gian cứu chữa cho bệnh nhân đột quỵ là vàng nên ông rất coi trọng việc rút ngắn thời gian cứu chữa. Nhân viên xét nghiệm không cần phải mất nhiều thời gian mang mẫu thử đến phòng xét nghiệm vì BS Cường đã áp dụng hút mẫu thử theo đường ống dẫn đến phòng xét nghiệm chưa đến 1 phút
Biết thời gian cứu chữa cho bệnh nhân đột quỵ là vàng nên ông rất coi trọng việc rút ngắn thời gian cứu chữa.  Nhân viên xét nghiệm không cần phải mất nhiều thời gian mang mẫu thử đến phòng xét nghiệm vì BS Cường đã áp dụng hút mẫu thử theo đường ống dẫn đến phòng xét nghiệm chưa đến 1 phút

Nắm bắt “thời điểm vàng” giành sự sống cho bệnh nhân

Theo thống kê, hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ (ĐBSCL khoảng 10.000 trường hợp/năm), với tỷ lệ tử vong, tàn phế cao và khả năng can thiệp nội mạch cấp cứu đột quỵ tại các bệnh viện còn hạn chế.

Cũng theo Hội đột quỵ Hoa Kỳ thì đây là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 trên toàn thế giới, đứng sau ung thư và tim mạch. Trên thế giới, cứ 45 giây thì có 3 người gặp đột quỵ, trong 6 người gặp đột quỵ thì có 1 người tử vong, 2 người bị biến chứng.

Với gần 20 năm công tác trong ngành y, TS. BS. Trần Chí Cường - Giám đốc Y khoa Bệnh viện Đột quỵ Tim Mạch Cần Thơ luôn thấm nhuần lời dạy “Lương y phải như từ mẫu”; bằng thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm, hết lòng, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của một lương y có tâm với nghề. 

Ông chia sẻ: “Ở TP HCM, tôi không thiếu “đất dụng võ”. Hơn 10 năm làm việc tại BV ĐH Y Dược TP HCM, giảng viên cho trường ĐH, tham dự hầu hết các hội thảo, hội nghị liên quan đến tim mạch, đột quỵ, đi qua học hỏi kinh nghiệm hơn 20 quốc gia có nền Y học tiên tiến nhất trên thế giới tôi nhận thấy cần phải có một BV chuyên sâu về lĩnh vực này để cứu nhiều người hơn nữa.

Làm việc tại bệnh viện ở TP HCM tôi chỉ có thể cứu được 100 người nhưng về đây tôi có thể cứu được 1000 người vì người bệnh không phải di chuyển vất vả trên một đoạn đường quá dài từ khu vực ĐBSL lên TP HCM”.

Nói về mức độ nguy hiểm của căn bệnh đột quỵ, TS.Cường cho biết: Bệnh đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu, có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi và mọi đối tượng trong xã hội.

“Bệnh nhân đột quỵ nếu đến muộn sau 6 giờ, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị. Cơ hội sống - còn cũng như chất lượng cuộc sống sẽ mất dần theo thời gian cho dù có đủ các trang thiết bị hiện đại vì mỗi một phút trôi qua trong bộ não củabệnh nhân đột quỵ sẽ có hai triệu tế bào thần kinh mất đi” – TS Cường nhấn mạnh.

Đồng thời, theo bác sĩ Cường: “Khi bệnh viện đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện điều trị cho cả người giàu lẫn người nghèo. Tôi đến với nghề như một cái duyên, chính tình người, lòng trắc ẩn trước những vấn đề sinh tử của đồng loại đã giữ tôi lại và ngày gắn bó yêu quý hơn cái nghề mình đã chọn”.

Bác sĩ Cường cho rằng, để công tác phục vụ sức khỏe cho nhân dân đi vào chiều sâu thì không còn cách nào khác là việc khám chữa bệnh cũng như trình độ chuyên môn cao của đội ngũ y bác sĩ phải chất lượng thật sự. Đặc biệt, khi bệnh nhân đối mặt với “tử thần” phải nắm bắt ngay “thời điểm vàng” vô cùng quý giá của người bệnh. Để làm được đều đó người làm bác sĩ thật sự quyết đoán và hết lòng vì sự sống của bệnh nhân. 

“Bác sỹ ta” đào tạo cho “bác sỹ Tây”!

Bệnh viện Đột Quỵ Tim Mạch Cần Thơ là bệnh viện chuyên khoa, khám và điều trị xử lý cấp cứu, can thiệp đột qụy, tim mạch kỹ thuật cao, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.

 Đặc biệt, bệnh viện sẽ là nơi góp phần nghiên cứu khoa học, ứng dụng phát triển công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa đột quỵ, đào tạo chuyên sâu về can thiệp nội mạch DSA.

Bệnh viện được xây dựng với quy mô 100 giường nội trú (giai đoạn 2 được mở rộng hơn 200 giường), hoạt động theo mô hình bệnh viện đa khoa, nhưng tập trung các chuyên khoa mũi nhọn là đột quỵ, thần kinh, tim mạch, cơ xương khớp và kết nối phát triển mạng lưới xử lý can thiệp đột quỵ.

Ngày 20/2/2019 Bệnh viện Đột Quỵ Tim Mạch Cần Thơ sẽ khánh thành và chính thức đi vào hoạt động, khi đó sẽ là nơi chuyên sâu về cấp cứu và can thiệp đột quỵ đầu tiên tại vùng ĐBSCL.

Đặc biệt, trong thời gian sắp tới, TS. BS Trần Chí Cường sẽ tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực đột quỵ, tim mạch cho bác sỹ trong nước và cả các bác sỹ nước ngoài đến học hỏi.

“Đối với nhiều người khi đào tạo cho học trò thì sẽ giữ lại một chút cho bản thân mình khác biệt nhưng với tôi thì không. Tôi muốn sẽ có nhiều bác sỹ chuyên sâu, chất lượng cao về lĩnh vực này trên toàn thế giới để có thể cứu được nhiều người hơn” TS. BS Cường chia sẻ. 

Ngoài ra, được biết, TS. BS Trần Chí Cường cũng là người tổ chức thành công nhiều hội thảo chuyên sâu về tim mạch, đột quỵ quốc tế tại Việt Nam và có hơn 500 Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực này đến tham dự. 

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.