Kiếm tiền khó tin: Đếm lá tía tô gom bạc tỷ, bán chổi đót thu USD

(PLO) - Có một thực tế là nhiều nông sản tại Việt Nam được bán với giá rất rẻ mạt, nhưng khi ra nước ngoài, chúng được bán với giá cao bất ngờ. Trong khi đó, nhiều mặt hàng “thất sủng” ở Việt Nam lại đắt khách trên những trang bán hàng trực tuyến toàn cầu.

Rau, quả Việt đắt giá ở “trời Tây”

Tại Việt Nam, hoa quả từ nước ngoài, bất kể hàng nhập khẩu hay xách tay, đều được bán với giá "trên trời", còn hoa quả trong nước thường có giá rất rẻ mạt.

Trong khi cùng các loại hoa quả Việt đó, sau khi được các doanh nghiệp nước ngoài bảo quản, đóng gói, dán tem phiếu, chúng được bán ở “trời Tây” với mức giá khó tưởng tượng.

vải thiều, tía tô, nông sản Việt, chổi chít, amazon, nông sản xuất khẩu

Hộp 12 quả vải giá 430 nghìn đồng tại Nhật Bản.

Mới đây, một du học sinh Việt Nam tu nghiệp tại Nhật kể câu chuyện đi siêu thị mua hàng thấy vải thiều Việt Nam giá 1.980 Yên Nhật (12 quả), tương đương khoảng 400.000 đồng, cộng thêm thuế thì chúng có giá 430.000 đồng.

Đây là một mức giá mà bất cứ người nông dân trồng vải của Việt Nam nào cũng mơ ước. Bởi, 1-2 năm gần đây, loại vải thiều xuất sang Nhật cũng chỉ có giá vài chục ngàn đồng một cân, không khác gì so với giá vải thương lái Trung Quốc thu mua tại vườn.

Còn những người Việt ở Nga cho biết, hàng hoa quả xách tay từ Việt Nam ở các khu chợ riêng kiểu Việt cũng có giá đắt gấp 10 lần ở quê nhà và đắt gấp khoảng 3 lần so với hoa quả Nga.

vải thiều, tía tô, nông sản Việt, chổi chít, amazon, nông sản xuất khẩu

Hoa quả Việt Nam được bày bán trong các ki-ốt trong chợ người Việt tại Nga.

Chẳng hạn, 1 quả thanh long loại nhỏ khoảng 200-300 gram bán tại siêu thị Nga đã có giá 120 rúp (khoảng 54.000 đồng/quả). Chôm chôm đóng theo từng hộp nhỏ, giá khoảng 200- 250 rúp (tương đương hơn 110.000 đồng) cho khoảng 15- 20 quả.

Khế ngọt ở Việt Nam có giá 10.000-15.000 đồng/kg thì tại Nga được bán theo quả. Mỗi quả chỉ nhỏ bằng nửa nắm đấm tay nhưng có giá 80-90 rúp (gần 50.000 đồng/quả). Còn xoài Việt Nam đang được bán với giá 600 rúp/kg (khoảng 250.000 đồng/kg). Măng cụt có thể được bán với giá 500.000-700.000 đồng. Sấu được bán với giá 200.000 đồng/kg. Hay củ đậu cũng được bán với giá gấp 10 lần ở Việt Nam.

Đặc biệt, với vai trò mạng xã hội ngày càng tăng cao, người Việt tại Nga cũng bán rau củ quả trên Facebook. Trung bình mỗi kg rau có giá khoảng 500 rúp (200.000 đồng/kg). Đặc biệt, càng là hoa quả quê, vào đúng mùa vụ thì càng đắt hàng. 

vải thiều, tía tô, nông sản Việt, chổi chít, amazon, nông sản xuất khẩu

Củ đậu giá 250.000 đồng/kg tại Nga.

Không chỉ hoa quả mà rau Việt Nam cũng rất có giá ở nước ngoài.

Cuối tháng 6 vừa qua, lô hàng lá tía tô đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo đơn vị trồng và xuất khẩu, giá bán mỗi chiếc lá tía tô vào nhà hàng Nhật Bản lên tới 500-700 đồng/lá. Nếu áp dụng đúng theo quy trình sản xuất, 1 ha trồng tía tô sẽ cho thu hoạch khoảng 17-18 triệu lá, doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng.

Câu chuyện lá tía tô mở đường vào Nhật Bản không còn là chuyện “con cá lá rau”. Nó cho thấy tiềm năng rất lớn của nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản khi chuẩn hoá được theo đúng quy trình và yêu cầu khách hàng. Hiện nay, năng lực sản xuất của Việt Nam khá tốt với 11 nông sản (lúa gạo, cá tra, cà phê, tôm…) có năng suất dẫn đầu thế giới nhưng chất lượng và khâu chế biến, tiêu thụ còn rất yếu.

vải thiều, tía tô, nông sản Việt, chổi chít, amazon, nông sản xuất khẩu

Tía tô sang Nhật có giá 500-700 đồng/lá.

Tại một buổi làm việc với một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy sản, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, chế biến và bảo quản sau thu hoạch là khâu yếu nhất của nông sản Việt Nam, chưa kể yếu tố thương hiệu. Vì thế, 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện chỉ là xuất dưới dạng thô hoặc sơ chế đơn giản.

Thứ bỏ xó nhà có giá đắt gấp 10 lần trên Amazon

Nhiều mặt hàng phổ biến và rất rẻ ở thị trường Việt Nam nhưng lại xuất hiện trên các trang mua bán nổi tiếng thế giới như eBay, Amazon với giá cao gấp nhiều lần.

vải thiều, tía tô, nông sản Việt, chổi chít, amazon, nông sản xuất khẩu

Sản phẩm chổi chít được rao giá gần 20 USD trên Amazon

Chổi chít, một sản phẩm rất quen thuộc với người Việt, mới đây, được một đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm gia dụng tại Mỹ rao bán trên Amazon. Theo đó, giá một chiếc chổi lên tới gần 20 USD (khoảng 450.000 đồng). Trong khi đó, tại Việt Nam, giá mỗi cây chổi chít chỉ vào khoảng 30.000-35.000 đồng (tức 1,5 USD), chưa bằng 1/10 so với giá rao bán trên Amazon.

Trước đó, một sản phẩm khác của Việt Nam là hộp Cao Sao Vàng cũng được rao bán trên trang Amazon, Ebay, với giá 7 USD, gấp 80 lần giá thực tế bán tại thị trường Việt Nam. Còn tại thị trường nội địa, hộp Cao Sao Vàng dường như đã trở thành sản phẩm "vang bóng một thời" .

Trong khi đó, một số sản phẩm truyền thống như mũ cói, nón lá, nón quai thao,... đang “thất sủng” ở thị trường nội địa thì lại được rao bán với giá cao Amazon. Mức giá trung bình mỗi sản phẩm này tính ra tiền Việt hơn nửa triệu đồng, có sản phẩm giá cả triệu đồng nếu cộng cả thuế, phí vận chuyển,...

vải thiều, tía tô, nông sản Việt, chổi chít, amazon, nông sản xuất khẩu

Mỗi chiếc nón quai thao đăng bán trên Amazon có giá 700.000 - 800.000 đồng, tuỳ kích thước....

Chẳng hạn, mỗi chiếc nón quai thao được chào bán trên Amazon có giá 30-35 USD (700.000-800.000 đồng). Nếu cộng thuế, phí vận chuyển, chi phí người mua bỏ ra khoảng 1 triệu đồng, cao gấp 5-6 lần giá bán trong nước (120.000-150.000 đồng một chiếc).

Một sản phẩm bình dân khác gắn với hình ảnh người Việt là nón lá cũng được rao bán trên Amazon với giá 17,11 USD một chiếc (gần 400.000 đồng), cũng cao trên 10 lần so với thị trường trong nước.

Mũ cói cũng là sản phẩm được rao trên website mua bán toàn cầu này. Trên Amazon, mỗi chiếc được chào bán khoảng 15 USD (gần 350.000 đồng).

Tại Việt Nam, một bao đựng cám sau khi đã qua sử dụng có thể bán giá “đồng nát” chưa đầy 5.000 đồng. Nhưng sau khi tái chế, nó trở thành thời trang và có giá lên tới 4-5 triệu đồng/sản phẩm trên Amazon.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.