Trung Quốc bị Mỹ “làm nhục” trong “Sự kiện tàu Ngân Hà” như thế nào?

Báo chí Trung Quốc thời đó đưa tin về vụ Mỹ bao vây phong tỏa tàu Ngân Hà trên biển
Báo chí Trung Quốc thời đó đưa tin về vụ Mỹ bao vây phong tỏa tàu Ngân Hà trên biển
(PLO) -24 năm trước đây đã xảy ra “Sự kiện tàu Ngân Hà”, gây nên vụ xung đột ngoại giao Trung – Mỹ, kết quả xử lý được chính người Trung Quốc đánh giá là Trung Quốc bị người Mỹ bắt nạt, làm nhục, gây nên sự phẫn nộ, bất bình sâu sắc.

Đó là vụ con tàu chở hàng “Ngân Hà” chở 628 container xuất phát từ Thiên Tân ngày 7/7/1993 qua Thượng Hải, Hongkong, Singapore, Jakarta đi Trung Đông; dự kiến ngày 3/8 tới cảng Dubai dỡ hàng, sau đó đi tiếp đến cảng Amman ở Ả rập Saudi rồi tới Kuwait…

 Tuy nhiên, phía Mỹ bất ngờ tuyên bố họ có chứng cứ cho thấy Ngân Hà chở nguyên liệu chế tạo vũ khí hóa học cho Iran rồi cho máy bay, tàu chiến ngăn chặn, giữ lại trên Ấn Độ Dương suốt 3 tuần, sau đó tổ chức khám xét từng thùng hàng, cuối cùng không tìm ra thứ họ cần tìm, nhưng không chịu bồi thường thiệt hại cho phía Trung Quốc dù tàu bị cập cảng chậm 33 ngày so với dự kiến, thủy thủ đoàn phải trải qua những ngày sống trong sợ hãi và thiếu thốn vật chất…

“Cơn địa chấn” ngoại giao

“Sự kiện tàu Ngân Hà” đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong dư luận Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng: đây là thất bại của ngoại giao và hải quân Trung Quốc. Dư luận trong nước bày tỏ thất vọng về sự yếu nhược và nhượng bộ của chính phủ trước người Mỹ.

Chính phủ Mỹ sau đó vẫn giữ thái độ cứng rắn, kiên quyết từ chối xin lỗi chỉ cho rằng “hành động này xuất phát từ việc quá tin vào nguồn tin tình báo”; phía Trung Quốc do không muốn gây nên trào lưu chống Mỹ trong nước, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao nên đưa ra lời giải thích “thái độ của chính phủ Mỹ không đại diện do ý chí của người dân Mỹ” để trấn an…

Ngày 4/9/1993, cảng Amman của Ả rập Saudi, các thành viên Tổ kiểm tra liên hợp người Ả rập Saudi, Trung Quốc và chuyên gia kỹ thuật Mỹ sau 10 ngày làm việc ròng rã liên tục, kết thúc việc kiểm tra toàn bộ số hàng hóa chở trên con tàu Ngân Hà. Tổ trưởng phía Trung Quốc Sa Tổ Khang, Tổ trưởng Ả rập Saudi Abdulla và “Cố vấn kỹ thuật” Mỹ Mc Ewan thay mặt chính phủ các nước đặt bút ký vào bản báo cáo kiểm tra với tâm trạng khác nhau.

Tàu Ngân Hà và hành trình gian nan của nó
Tàu Ngân Hà và hành trình gian nan của nó

Báo cáo kiểm tra viết: “Qua việc kiểm tra toàn bộ các thùng container trên tàu cho thấy: trên tàu không thấy có các loại hóa chất Thiodiglycol và Thionyl chloride. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ thông báo kết quả kiểm tra tới chính phủ các nước có cảng mà tàu Ngân Hà dự định cập bến và nỗ lực bảo đảm cho Ngân Hà được cập cảng, dỡ hàng thuận lợi”.

Đến đây, sự thật của cái gọi là sự kiện tàu Ngân Hà của Trung Quốc chở tiền chất dùng sản xuất vũ khí hóa học cho Iran cuối cùng cũng phơi bày trước thiên hạ. Bắt đầu từ ngày 3/8, chiếc tàu viễn dương này trong khi thực hiện chuyến hàng bình thường đã bị giữ lại, chậm giao hàng 33 ngày, nay mới được giải oan.

Tuy nhiên người ta nảy sinh nhiều câu hỏi: “Sự kiện tàu Ngân Hà” sốt cục là như thế nào? Vì sao chiếc thương thuyền này lại gây nên vụ khủng hoảng lớn như thế? Vì sao vụ việc lại chậm trễ giải quyết đến thế? Sau vụ việc, kết luận gì đã được rút ra…

Lời buộc tội từ suy đoán vu vơ

Ngày 23/7/1993, Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đột ngột hẹn gặp quan chức Vụ quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thông báo: phía Mỹ nắm được tin tình báo chính xác cho biết tàu hàng Ngân Hà của Trung Quốc xuất phát từ cảng Đại Liên hôm 15/7 chở theo 2 loại nguyên liệu dùng để sản xuất vũ khí hóa học là Thiodiglycol và Thionyl chloride, hiện đang hướng tới cảng Abbas của Iran; chính phủ Mỹ yêu cầu chính phủ Trung Quốc lập tức có biện pháp ngăn chặn hành vi xuất khẩu này; nếu không, Mỹ sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt Trung Quốc theo luật quốc nội của mình.

Ngày 3/8, người Mỹ lại đến Bộ Ngoại giao phản kháng, bất chấp nguyên tắc không được xâm phạm chủ quyền, không được can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải “ra lệnh cho tàu Ngân Hà quay trở lại nơi xuất phát, hoặc người Mỹ sẽ lên tàu kiểm tra hàng hóa để xác minh xem tàu có chở theo tiền chất vũ khí hóa học không, hoặc phải dừng lại tại một nơi để đợi xử lý.

Trên thực tế thì, trước đó, từ ngày 1/8, 2 chiếc tàu chiến của Mỹ (có lúc 3 chiếc) đã thường xuyên bám sát Ngân Hà hai bên ở khoảng cách 2 hải lý, máy bay Mỹ cũng liên tục quần đảo phía trên tàu Ngân Hà để trinh sát, chụp ảnh. Hành vi quấy nhiễu của tàu và máy bay Mỹ đã gây cản trở hành trình bình thường của con tàu.

Tàu chiến Mỹ bám sát theo dõi hành trình của Ngân Hà
Tàu chiến Mỹ bám sát theo dõi hành trình của Ngân Hà

Đến ngày 3/8 thì chiếc Ngân Hà bị buộc dừng lại, thả neo trên vùng biển quốc tế cách Eo biển Hormuz hơn chục hải lý. Cùng lúc, Mỹ thông báo đến các nước vùng Vịnh thông tin tình báo đáng sợ, truyền thông phương Tây cũng ra sức tuyên truyền về phát hiện của Mỹ, bắt đầu loan tin tàu Ngân Hà chở hóa chất nguy hiểm, sau nói thành vũ khí hóa học, thậm chí chở theo vũ khí hạt nhân, Ngân Hà bỗng chốc trở thành con tàu ôn dịch.

Trung Quốc tự điều tra kĩ lưỡng

Người Mỹ nói tin tình báo của họ cực kỹ chính xác. Tuy phía Trung Quốc đã có quy định cấm những hóa chất này, nhưng không thể phủ nhận một cách khinh suất, mà áp dụng biện pháp đối xử nghiêm túc.

Phía Trung Quốc đã tiến hành cuộc điều tra thận trọng, tỉ mỉ, nghiêm túc suốt 12 ngày về con tàu và hàng hóa nó mang theo, làm rõ tình hình về nó. Kết quả cho thấy: thông tin tình báo của Mỹ lộ rõ nhiều điều không đúng thực tế: đó là con tàu chở container của Công ty vận tải biển Quảng Châu chạy tuyến cố định Thiên Tân – Thượng Hải – Hongkong – Singapore – Jakarta – Dubai – Amman – Kuwait; nó xuất phát từ Thiên Tân ngày 7/7, ngày 12 từ Thượng Hải đi Hongkong, dự định sau khi ghé các cảng Singapore và Jakarta sẽ tới Dubai ngày 3/8. Nó không hề khởi hành từ Đại Liên, cũng không có kế hoạch đi tới Iran.

Mỹ nói Ngân Hà sẽ tới cảng Abbas, nhưng cảng này không có cầu cảng bốc dỡ container. Cơ quan hữu quan Trung Quốc qua kiểm tra vận đơn, hàng hóa và chủ hàng thì thấy Ngân Hà tuy có chở 30 container hàng cho Iran, nhưng chủ yếu là đồ văn phòng, ngũ kim, linh kiện cơ giới và thuốc nhuộm, các container này cùng 80% hàng hóa trên tàu sẽ được dỡ xuống cảng Dubai để vận chuyển quá cảnh, không có 2 loại hóa chất mà phía Mỹ khẳng định.

Trực thăng của hải quân Mỹ giám sát tàu Ngân Hà trên vùng biển quốc tế
Trực thăng của hải quân Mỹ giám sát tàu Ngân Hà trên vùng biển quốc tế

Phía Trung Quốc từ năm 1990 đã cấm có biện pháp hạn chế sản xuất, tàng trữ hai loại hóa chất này; vì vậy họ khẳng định hai loại hóa chất này không thể xuất hiện với số lượng lớn trên tàu Ngân Hà được.

Nghiêm khắc phản kháng rồi thỏa hiệp

Ngày 4/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo với phía Mỹ kết quả điều tra, chỉ rõ “tin tình báo” của Mỹ sai sự thật nghiêm trọng và chính thức phản đối; khẳng định Trung Quốc luôn thận trọng, có trách nhiệm với việc xuất khẩu hóa chất, khống chế chặt chẽ, trước nay chưa hề xuất khẩu hóa chất, kỹ thuật và thiết bị dùng cho việc sản xuất vũ khí hóa học; việc Mỹ vô cớ cáo buộc tàu Ngân Hà xuất khẩu 2 loại tiền chất vũ khí hóa học cho Iran và tùy tiện cản trở hoạt động thương mại bình thường là vô lý. Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ có biện pháp ngừng ngay hoạt động quấy nhiễu, cản trở để tàu Ngân Hà được cập cảng dỡ hàng.

Tuy nhiên, phía Mỹ không chịu lui bước, gây nên tình hình nghiêm trọng: tàu Ngân Hà liên tục bị 3 tàu chiến cùng 2 trực thăng vũ trang bám sát, quấy nhiễu, đe dọa đánh chìm, cuối cùng bị buộc neo đậu trên vùng biển quốc tế, lâm vào tình trạng thiếu dầu, thiếu nước ngọt, cần phải tiếp tế.

Mãi tới ngày 20/8, do sự can thiệp của nhiều bên, nhà chức trách Các tiểu vương Ả rập Thống nhất (UAE) đã cử chiếc tàu kéo tiếp cận, tiếp tế 60 tấn xăng dầu và nước ngọt cho Ngân Hà. Hành động đó bị Mỹ cho là tàu Iran tiếp cận Ngân Hà và cảnh cáo tàu này không được cập cảng Iran.

Do phía Mỹ cản trở mọi phía, việc tàu Ngân Hà vào cảng dỡ hàng bị trì hoãn giải quyết. Ngày 7/8, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao  Tần Hoa Tôn triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Stapleton Roy tới kịch liệt phản kháng hành vi của phái Mỹ đối với tàu Ngân Hà là vi phạm chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.

Tàu chiến Mỹ canh giữ tàu Ngân Hà
Tàu chiến Mỹ canh giữ tàu Ngân Hà

Tuy nhiên phía Mỹ vẫn bám chặt lấy “thông tin tình báo” của họ. Ngày 12/8, một quan chức cao cấp Mỹ vẫn tuyên bố: “Chúng tôi có thông tin tình báo đáng tin cậy chứng minh trên tàu có vũ khí hóa học; chúng tôi quyết tâm kiểm tra con tàu này”…/.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.