Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng - Những trùng hợp kỳ lạ

Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng
Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng
(PLO) - Kẻ đất Bắc, người phương Nam. Kẻ trước Công lịch, người sau Tây lịch, nhưng khi điểm qua sự nghiệp đế vương của hai con người này, lạ kỳ làm sao lại có nhiều điểm tương phùng đáng lưu tâm. 
Mở đầu cho triều đại mới
Tần Thuỷ Hoàng Đế là người đã lập nên triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Hoa vào năm 221 tr.CN. Trong khi đó Đinh Tiên Hoàng năm Mậu Thìn (968) đã lập nên triều Đinh. Chế độ phong kiến nước ta được xem như ra đời vào thế kỷ thứ X thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. Hai ông cũng là hai vị hoàng đế đầu tiên của chế độ phong kiến ở hai nước. 
Sau khi lên ngôi vua, Tần Vương Doanh Chính tự xưng là Tần Thuỷ Hoàng Đế. Chữ Thủy (始) có nghĩa là “đầu tiên”. Người thừa kế sau đó sẽ được gọi tiếp là “Nhị Thế”, “Tam Thế” và như vậy cho đến muôn đời.
Chữ Hoàng Đế (皇帝) đến từ thần thoại Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa trước đó. Tần Thủy Hoàng hy vọng sẽ có sự thiêng liêng và uy tín của thời Tam Hoàng Ngũ Đế trước kia trong đế hiệu. Ngoài ra, chữ “Hoàng” (皇) có nghĩa là “sáng” hay “lộng lẫy” và thường xuyên được sử dụng như là một chữ chỉ thiên đường. 
Với tên gọi Tần Thuỷ Hoàng Đế, Doanh Chính ví mình là vị vua có trần lực và thần lực, khai mở cho các đời vua sau của nhà Tần. Đồng thời cũng ngụ ý đây là triều đại vang danh trong lịch sử Trung Hoa. 
Trong khi đó, Đinh Bộ Lĩnh được “Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế” (Theo Đại Việt sử ký tiền biên) năm Mậu Thìn (968). Ông được sử ta gọi là Đinh Tiên Hoàng Đế, hoặc Tiên Hoàng Đế. Tên gọi ấy có ý nghĩa là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Đinh, cũng là vị hoàng đế đầu tiên của thời kỳ độc lập, tự chủ.  
Thời gian trị vì
Ngẫu nhiên làm sao là hai vị hoàng đế này đều có thời gian trị vì như nhau, tròn một vòng 12 chi. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua năm Mậu Thìn (968). Đến mùa xuân năm Kỷ Mão (979) vua cùng con trai Đinh Liễn bị Chi hậu nội nhân Đỗ Thích ám hại. Tính ra, thời gian ở ngôi của ông là 12 năm. Sử chép: “Vua Đinh, tên Bộ Lĩnh, người làng Đại Hoàng, động Hoa Lư, bình được 12 sứ quân, tự lập làm vua, ở ngôi vua 12 năm” (Theo Việt sử tiêu án). 
Còn Tần Thuỷ Hoàng Đế cũng ở ngôi với thời gian tương tự. Năm 221 tr.CN, ông lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tần. Những mong triều đại thịnh trị đến muôn đời, còn bản thân mong muốn được trị vì lâu dài, Tần Thuỷ Hoàng từng sai người đi tìm thuốc trường sinh. Năm 210 tr.CN, Tần Thuỷ Hoàng trên đường vi hành chết đột ngột, kết thúc ngôi hoàng đế trên dương thế với 12 năm ngồi ngai vàng. 
Vương hiệu đánh dấu sự thăng tiến
Trước khi làm hoàng đế, cả hai đều có vương hiệu: Thuỷ Hoàng Đế là Tần Vương, Tiên Hoàng Đế là Vạn Thắng Vương. Sự thăng tiến trong danh hiệu này không chỉ là thăng tiến trong sự nghiệp cá nhân mà còn đều đánh dấu sự thay đổi của lịch sử quốc gia. 
Ở Trung Hoa, từ thời nhà Chu, các vua đứng đầu thiên hạ chỉ xưng vương, chư hầu thời Chiến Quốc cũng chỉ xưng vương. Nhưng từ Tần Thủy Hoàng chính thức xưng hoàng đế là sự thay đổi về danh hiệu của vua đứng đầu thiên hạ. 
Đinh Bộ Lĩnh cũng tương tự: từ khi dân tộc ta giành được độc lập ở thời họ Khúc, những người cầm quyền ban đầu đều chỉ xưng Tiết độ sứ với tư cách là quan cai trị một vùng lãnh thổ thuộc về Trung Hoa, dù thần phục về danh nghĩa nhưng đã độc lập thật sự. 
Tới nhà Ngô, Ngô Quyền và các vua về sau mới xưng vương. Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, “phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương” (Theo Đại Việt sử ký toàn thư). Đến lúc dựng nước, mở triều đại mới, ông xưng là hoàng đế, cũng là sự thay đổi lớn, tạo dấu ấn trong lịch sử quốc gia. 
Những nhà quân sự tài giỏi của nghệ thuật xây thành
Đinh Tiên Hoàng vốn là người đất bản bộ Hoa Lư. Khi lên ngôi, ông lấy Hoa Lư làm kinh đô. Trong buổi đầu mới tạo dựng triều đại, kinh thành Hoa Lư được xây dựng không chỉ làm trung tâm đất nước mà còn là một căn cứ quân sự hiểm trở để phòng chống sự tấn công từ bên ngoài. 
Thành Hoa Lư được xây dựng bằng cách nối lại các dãy núi đá trong tự nhiên bằng tường thành nhân tạo, từ đó tạo nên thành ngoại là thành Đông, vòng thành trong là thành Tây, thành Nam (thành Tràng An). 
Đối với Tần Thuỷ Hoàng, sau khi dẹp được các nước lân bang, thống nhất Trung Hoa, để ngăn ngừa giặc Hung Nô từ phương Bắc lấn chiếm, ông cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành cũng bằng cách nối lại các đoạn thành sẵn có của các nước chư hầu trước đó. 
Xây dựng vương nghiệp từ công cuộc thống nhất đất nước
Nghiệp đế vương của hai vị hoàng đế này cũng không phải xuất phát thuận lợi ngay. Hai ông đều nhờ tài năng, sức mạnh quân sự của mình mà bình định các nước chư hầu hoặc các thế lực phong kiến cát cứ, tạo nên một giang sơn thống nhất rồi mới lên ngôi trị vì.
Tần Thuỷ Hoàng Đế từng có 7 năm phải sống trong nhân gian cùng với mẹ là Triệu Cơ ở nước Triệu (257 tr. CN – 250 tr. CN). Thuở ấu thơ, Đinh Bộ Lĩnh cũng cùng mẹ sống cuộc đời của trẻ nhà nông sau khi cha là Thứ sử Đinh Công Trứ mất. 
Lúc Doanh Chính lên làm Tần Vương nước Tần, Trung Hoa đang bị phân chia làm nhiều nước khác nhau, ông lần lượt thôn tính 6 nước còn lại để nhất thống thiên hạ. Hoàn thành công cuộc bình định, ông lên ngôi Hoàng đế.
Ở nước Nam ta, loạn 12 sứ quân nổ ra năm Ất Sửu (965) sau thời Hậu Ngô Vương. Các quan lại cũ của nhà Ngô lần lượt chia làm các vùng cát cứ. Loạn 12 sứ quân tồn tại trong thời gian 965 – 968, Đinh Bộ Lĩnh dựa vào binh lực của Trần Lãm mà dẹp được, giang sơn thu về một mối. Ông lên ngôi hoàng đế. 
Dùng pháp trị
Điều nhìn thấy rất rõ là ở cả Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng khi làm vua đều dùng chính sách cai trị nghiêm khắc. Cụ thể ở đây chính là dùng Pháp trị. 
Tần Thuỷ Hoàng tạo nên Trung Hoa thống nhất từ sức mạnh quân sự. Để duy trì, củng cố quyền lực của vương triều mình, ông theo tư tưởng Pháp gia, cai trị đất nước một cách cứng rắn, hà khắc với sự hỗ trợ đắc lực của Thừa tường Lý Tư. 
Trong cuộc đời làm vua của mình, có nhiều sự kiện gắn với tên tuổi của ông nhưng không mấy tốt đẹp. Ông từng ra lệnh đốt Kinh thi, Kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày. Lại lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm. 
Người có công lớn phò giá mình là Lã Bất Vi (tương truyền có thể là cha ruột) cũng bị ông “ân sủng” bằng một chén thuốc độc. Hay mẹ ruột là Triệu Cơ thì bị giam lỏng đến cuối đời. Lại tương truyền khi xây xong lăng mộ, ông sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở bên trong để họ không tiết lộ được bí mật... 
Cũng dùng luật lệ nghiêm khắc để cai trị, nhưng Đinh Tiên Hoàng tỏ rõ cái nhân nghĩa hơn so với Tần Thuỷ Hoàng. Do thời Đinh chưa có luật thành văn, nước nhà lại mới yên sau nội loạn, ông bèn dùng hình pháp để trấn trị. 
Việt Nam sử lược cho hay: “việc chính trị trong nước thì lúc bấy giờ còn có nhiều người quen thói lúc loạn, không chịu tuân theo luật lệ. Tiên Hoàng phải dùng oai để trừng trị những bọn gian ác: đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, rồi hạ lệnh rằng hễ ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hay là cho hổ báo ăn. Hình luật uy nghiêm như thế, thì cũng quá lắm, nhưng nhờ có những hình luật ấy thì dân trong nước mới dần dần được yên”. 
Sử cũ cũng cho biết, những biện pháp trên chỉ mang tính răn đe cho kẻ khác sợ oai, vì thế “Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm” (Theo Đại Việt sử ký tiền biên). 
Triều đại ngắn ngủi
Đinh Tiên Hoàng và Tần Thuỷ Hoàng Đế khi mất đều đương quyền hoàng đế, người kế tục sự nghiệp đều là con thứ và sớm để quyền bính rơi vào tay quyền thần. Hai triều đại mà hai hoàng đế sáng lập do đó đều ngắn ngủi. Nhà Đinh chỉ tồn tại qua hai đời vua Đinh Tiên Hoàng và Vệ vương Đinh Toàn. Còn nhà Tần cũng qua hai đời vua là Tần Thuỷ Hoàng và Tần Nhị Thế Hồ Hợi, vị vua thứ ba Tần Tử Anh ở ngôi chỉ 46 ngày./. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.