Móc ruột sông, kiếm lời tiền tỷ

Nhóm "cát tặc" tại tòa.
Nhóm "cát tặc" tại tòa.
(PLO) - Với chiêu thức móc ruột lòng sông, khai thác cát trái phép, một nhóm đối tượng đã kiếm lời tiền tỷ.
“Xẻ thịt” lòng sông kiếm lời hàng tỷ đồng
Trong phiên tòa xét xử hôm qua (21/10) Nguyễn Thị Hải Yến khai nhận: Từ đầu năm 2012, Yến bắt đầu buôn bán vật liệu xây dựng, nhưng chỉ tập trung vào kinh doanh cát trái phép tại một khúc sông Hồng, thuộc xã Thống Nhất và xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín. Yến có bãi tập kết cát rộng hàng trăm mét vuông ở chân bờ đê sông Hồng, thuộc xã Vạn Điểm, vốn thuê lại của hai công ty địa phương.
Mờ sáng 5/1/2014, lực lượng công an bắt quả tang 10 tàu thủy có trọng tải từ 30 tấn đến gần 200 tấn đang ra sức hút cát. Quá trình điều tra, cơ quan công an đã chứng minh được từ tháng 3-2012 đến tháng 1-2014, chủ tàu Lê Văn Hưng đã hút tổng cộng hơn 21.500m3 cát bán cho  Nguyễn Thị Hải Yến.
Cũng trong khoảng thời gian đó, chủ tàu Hồ Văn Toàn đã “móc ruột” lòng sông Hồng hơn 9.700m3 cát để bán cho Yến. Tương tự, tính đến khi bị bắt giữ điều tra, chủ tàu Đào Thị Tuyên đã hút gần 13.000m3 cát dưới lòng sông bán cho hai nữ chủ bãi vật liệu xây dựng.
Từ đầu năm 2013 đến tháng 1-2014, chủ tàu Đào Thị Huế và Đoàn Thị Quyên đã khai thác hơn 14.400m3 cát để bán cho Nguyễn Thị Thanh Huyền. Chỉ trong vòng gần 2 năm, 10 chủ tàu nêu trên đã “xẻ thịt” gần 102.000m3 cát sông Hồng để bán cho Yến và Huyền thu lời bất chính hàng tỷ đồng.
Yến còn trình bày thêm về việc việc thao túng các bị cáo liên quan bán tài nguyên cho mình, các chủ tàu vốn chỉ là những người sống bằng nghề đánh bắt cá và vận tải trên sông. Mấy năm gần đây, do nhu cầu xây dựng ngày càng cao nên không ít người xoay sang hút cát trái phép để bán. Biết các chủ tàu ít vốn, Yến chủ động ứng tiền trước để họ mua dầu, sửa chữa tàu thuyền, máy móc và trang trải cuộc sống gia đình. 
Đổi lại, đối tượng này yêu cầu các chủ tàu hàng ngày phải tự giác bán toàn bộ số cát khai thác được cho chị ta. Yến cũng cam kết sẽ để các chủ tàu neo đậu phương tiện ở ngay “cảng” của mình, nhưng hàng tháng phải nộp “tiền luật”.
Theo giải thích của Yến, “tiền luật” thực chất là tiền công trông nom, bảo vệ tàu thuyền và tiền điện thắp sáng. Cũng theo lời khai của nữ bị cáo cầm đầu ổ nhóm “cát tặc”, bất kỳ chủ tàu nào cũng có thể nhận tạm ứng tiền từ chủ bãi, nhưng phải đưa cát vào bãi tập kết của đối tượng. Cuối tháng, Yến sẽ tổng cộng tất cả các khoản tiền mà chủ tàu tạm ứng và “tiền luật”, rồi cân đối với giá trị lượng cát được ghi trong sổ sách đối với từng tàu cụ thể.
Ngậm ngùi lãnh án
Cáo buộc thể hiện hành vi khai thác cát trái phép của các bị can gây hậu quả nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên, thất thoát cho nhà nước số tiền hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra còn gây sạt lở đất, tác động xấu tới môi trường, mất trật tự trị an tại địa phương, tạo dư luận xấu trong xã hội, đe dọa hệ thống đê điều dẫn tới khả năng gây lũ lụt.
Đồng phạm của Yến trong vụ án này là Nguyễn Thị Thanh Huyền (SN 1977, trú tại Vạn Điểm) cùng huyện Thường Tín. 10 bị cáo liên quan gồm: Lê Văn Hưng (SN 1986), ở huyện An Lão, Hải Phòng; Đào Thị Tuyên (SN 1975), Cao Thị Quỳnh (SN 1993), Đoàn Thị Quyên (SN 1981), Vũ Xuân Sinh (SN 1979), Vũ Xuân Khanh (SN 1968), Đào Thị Huế (SN 1993), cùng trú ở TP Hải Dương, và Hồ Văn Toán (SN 1965), trú ở huyện Thường Tín cũng bị xét xử cùng tội danh.
Trong phiên xử hôm nay, HĐXX đưa ra quan điểm, các bị cáo không có giấy phép khai thác nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội, như vậy là coi thường pháp luật, tạo ra dư luận xấu, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, các bị cáo bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Được biết, Yến bị mắc bệnh tiểu đường, gia đình có công với Cách mạng, mẹ của Yến là Bà mẹ Việt Nam anh hung, gia đình có hai con nhỏ, bản thân Yến lại mắc bệnh tim bẩm sinh. Còn đối với 10 bị cáo còn lại, phạm tội do hoàn cảnh gia đình đều rất khó khăn, các bị cáo không có nhà ở chỉ lênh đênh sinh sống trên thuyền, lấy thuyền làm nhà, nhiều người không biết chữ nên hiểu biết pháp luật còn hạn chế.
Ngày (22/10) TAND TP Hà Nội đã tuyên án vụ án “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” đối với Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1975, trú tại Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội) và đồng phạm theo Điều 172-BLHS. Trong đó có 5 bị cáo được thả tự do ngay tại tòa và 5 bị cáo được hưởng mức án treo. Riêng đối với Yến và Huyền là hai đối tượng đã chủ động chỉ đạo các bị cáo còn lại, giữ vai trò cầm đầu nên lần lượt nhận 12 tháng tù và 9 tháng tù giam đồng thời cả 2 phải nộp phạt 50 triệu đồng.
Bị cáo Huệ có 6 người con bị tàn tật nên nhận 6 tháng án treo, thời hạn thử thách là 12 tháng, còn bị cáo Quỳnh thì phải nuôi con dưới 36 tháng tuổi, HĐXX phạt 8 tháng tù cho hưởng án treo với thời hạn thử thách là 16 tháng 7 ngày. Các bị cáo Hưng, Tuyên, Quyên, Sinh, Toán đều bị tuyên phạt 7 tháng 29 ngày tù giam, nhưng do đã chấp hành hết hình phạt tù nên được trả tự do nay tại tòa. Các bị cáo được hưởng án treo gồm: Huế và Khuể nhận 6 tháng, Khanh nhận 8 tháng./.

Đọc thêm

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.

Gia Lai: Giao xe máy cho con chưa đủ tuổi rồi gây tai nạn giao thông, người mẹ lãnh án

Bị cáo Rơ Mah Pil tại phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 27/3, TAND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, trú tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, Gia Lai, mẹ của Rơ Mah Tinh) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 264 Bộ luật Hình sự.