Ông cổ vật

Hiếm có người nào yêu Huế, cũng như cổ vật trong lòng Huế như ông Hồ Tấn Phan. Ông được gọi là “Người đọc sử dưới lòng sông”, “Ông cổ vật”, “Kẻ tha thẩn số một”... Còn ông, chỉ nhận mình là người yêu Huế và có duyên gìn giữ kho cổ vật, được trục vớt dưới dòng sông Hương.

Hiếm có người nào yêu Huế, cũng như cổ vật trong lòng Huế như ông Hồ Tấn Phan. Ông được gọi là “Người đọc sử dưới lòng sông”, “Ông cổ vật”, “Kẻ tha thẩn số một”... Còn ông, chỉ nhận mình là người yêu Huế và có duyên gìn giữ kho cổ vật, được trục vớt dưới dòng sông Hương.

Ông Hồ Tấn Phan
Ông Hồ Tấn Phan
Khu “bảo tàng tư gia” của nhà sưu tập đồ cổ Hồ Tấn Phan ở địa chỉ 28/5 Cao Bá Quát - thành phố Huế đầy ắp cổ vật. Ba gian nhà của ông chật ních toàn đổ cổ, chỉ chừa lại lối đi và khu vườn rộng hơn 3000m2 cũng bày la liệt đồ sành sứ cổ. Những cổ vật đó chứng tỏ Huế từng là nơi giao thương, buôn bán sầm uất của một thời xa xưa. Ai muốn tìm hiểu nguồn gốc sâu xa, phải bám sát vào những hiện vật chứa trong lòng Huế.

Ông Phan kể về cái duyên khiến ông quyết định sưu tầm đồ cổ dưới dòng Hương rất... tưng bừng. Với ông đó là chuyện vui đáng tự hào. “Tui vốn là thầy giáo làng đam mê lịch sử, nhưng chưa từng nghe nói về những “tàng thư” được cất giữ dưới đáy sông. Một lần bà xã tui đi đỡ đẻ cho một nhà làm nghề thuyền chài trên sông Hương, lúc mẹ tròn con vuông, nhà chủ vì nghèo nên chẳng biết cảm tạ bằng gì. Sẵn có một cái hũ sành được vớt từ dưới sông lên, họ tặng luôn.

Về nhà, tui săm soi nhìn ngắm, rồi bị cuốn hút bởi những chi tiết của nó, liền nảy ra ý định đi tìm nguồn gốc của nó. Thế là việc sưu tầm được bắt đầu, và tui đã có được bấy nhiêu đó”. Ông Phan đã lân la đến những “nhà đò”, những người khai thác cát để xin những đồ mà họ vứt lung tung. Sau, ông bảo họ tìm được thì dồn lại để ông đến mua. Những người dân mưu sinh đã tìm được dưới sông không ít nồi, đèn, bình vôi, ống nhổ, chum, vại... dồn vào chờ ông Phan đến mua. Có người đem ra vỉa hè bán nhưng không ai mua, ngoài ông Phan.

Năm 1977, ông nghỉ dạy vì mất sức, từ đó có nhiều thời gian “săn” cổ vật hơn. Nhà và vườn của ông cứ thế được chất đầy những món đồ lớn nhỏ. Những năm 1980, khi các cỗ máy khai thác cát sạn trên sông vào cuộc cũng là lúc số lượng những món đồ trục vớt dưới nước tìm thấy nhiều hơn. Ông Phan chia sẻ: “Tui cố gắng gom cho bằng hết những món dù đã vỡ về để tìm tòi nghiên cứu, và đã có 10 ngàn món”

Sông Hương xứ Huế bảo lưu dưới lòng nó khối lượng đồ cổ tương đối lớn. Có hàng vạn món cổ xưa, mà niên đại của nó là 2 đến 3 nghìn năm trước và nó có tính liên tục. Dưới dòng sông Hương, có nhiều gốm Chăm và từ những đồ dùng bằng gốm, các nhà nghiên cứu (và cả ông Phan) có thể đọc được những nét sinh hoạt văn hóa... của người Chăm. Qua những hiện vật mình có, ông Phan hiểu thêm giá trị của Huế và càng yêu Huế hơn.

Đi săn cổ vật
Người đi săn cổ vật
Việc săn tìm cổ vật của ông Phan gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là người nhà không ủng hộ, thứ hai là tốn tiền mà lương của ông thì quá thấp, thứ ba người ta bảo ông lẩn lẩn, làm cái việc chỉ nhọc xác mà chẳng ra tiền. Sau rồi mọi chuyện cũng được ông thu xếp ổn thỏa. Gia đình và hàng xóm hiểu và thông cảm cho một người đã dành tình yêu cho cổ vật và văn hóa Huế. Hồ Tấn Phan dành nhiều thời gian cho những chuyến đi và “tuyên chiến” với gian nan thường nhật để được cưu mang đồ gốm cổ.

Tôi hiểu ý ông, ông muốn nói người ta vẫn chọn những việc nhẹ nhàng, an nhàn và thích tiêu xài hưởng thụ. Còn ông thì tự “triệt tiêu” những thứ như rượu, thuốc lá để có tiền dành cho... đồ cổ. Cũng theo ý ông thì, không phải ai muốn gìn giữ và sưu tầm, nhất là những đồ liên quan đến văn hóa của một vùng đất, triều đại. Người đó phải yêu, phải dấn thân, hiểu và có một sự dũng cảm nào đó. Tức là phải có tố chất từ bỏ những ao ước tầm thường để dành tâm huyết cho văn hóa. Và cuộc chơi của Hồ Tấn Phan cũng là cuộc chơi văn hóa.

Ngôi nhà cổ vật
Ngôi nhà cổ vật
Giờ ngôi nhà của ông hiện là nơi đến của những người con yêu Huế, những nhà nghiên cứu văn hóa Huế, những người sưu tầm đồ cổ... Để tiện cho việc giới thiệu và khách tham quan dễ hiểu, trong “bảo tàng” của mình, ông Phan cũng chia thành những chuyên đề: Dấu ấn của dòng sông, Mấy ngàn năm trước, Một thời Champa, Thấp thoáng Thăng Long Đông Đô Hà Nội, Văn hóa ẩm thực, Đời thường xưa nay, Thuần phong mỹ tục...

Những món đồ gốm cổ đã minh chứng cho một vùng văn hóa Champa đặc sắc. Cũng là cách để con người nơi đây ghi nhớ quê hương bản quán của mình. Bởi theo ông Phan, con người có nhiều thứ nên quên đi, nhưng gốc gác văn hóa quê hương bản quán thì phải nhớ. Tôi ước mình có thể giúp được gì đó cho ông già mê mẩn với đồ cổ, vì ông gìn giữ có phải chỉ cho riêng ông đâu mà cho cả một Huế thân yêu đấy chứ.

Diên Khánh



Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.