Nhãn hiệu Petrovietnam bị xài "chùa"

Mặc dù Petrovietnam đã ban hành Quy chế sử dụng (SD) nhãn hiệu (NH) Tập đoàn (TĐ) cách đây gần 2 năm, thế nhưng đến nay mới có khoảng 50% các công ty, đơn vị SD NH TĐ ký Hợp đồng chuyển quyền SD NH TĐ…

Với hình ngọn lửa đỏ cháy lên từ lòng chữ V của dòng chữ PETROVIETNAM trên nền xanh, nhãn hiệu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã trở thành quen thuộc không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Mặc dù Petrovietnam đã ban hành Quy chế sử dụng (SD) nhãn hiệu (NH) Tập đoàn (TĐ) cách đây gần 2 năm, thế nhưng đến nay mới có khoảng 50% các công ty, đơn vị SD NH TĐ ký Hợp đồng chuyển quyền SD NH TĐ…

"Mẹ" đăng ký, "Con" cũng đăng ký

NH TĐ Dầu khí Quốc gia Việt Nam (gồm chữ PETROVIETNAM và hình) đã được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp từ tháng 9/2002; Tổ chức Sở hữu trí tệ (WIPO) cũng cấp Giấy chứng nhận (GCN) vào tháng 3/2003.  Petrovietnam khẳng định đây là tài sản của TĐ được pháp luật bảo hộ và thực tế, khi TĐ cho phép các công ty/đơn vị SD toàn bộ hay một phần NH TĐ để đăng ký cũng với tên thương mại của công ty/ đơn vị đó tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì “NHÃN HIỆU MỚI” (gồm chữ PETROVIETNAM, hình, tên thương mại của công ty SD NH) sẽ hình thành tài sản (sở hữu) riêng của công ty đó và công ty này có toàn quyền định đoạt đối với khối tài sản  riêng này như bất kỳ tài sản nào khác thuộc sử hữu của công ty. Trong trường hợp này, Petrovietnam sẽ tự đánh mất tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Luật pháp (đặc biệt là Bộ luật dân sự) không cho phép TĐ can thiệp, chi phối, kiểm soát hay định đoạt dưới bất kỳ hình thức nào đối với tài sản riêng của pháp nhân khác, vì “NHÃN HIỆU MỚI” (gồm chữ PETROVIETNAM, hình, tên thương mại của công ty SD NH) được đăng ký và được pháp luật bảo hộ với tư cách là tài sản của một chủ sở hữu khác.  Hệ quả pháp lý cũng sẽ gia tăng khi công ty (SD NH TĐ  gồm chữ PETROVIETNAM, hình, cùng với tên của công ty/đơn vị đó tại Cục SHTT) tiến hành cổ phần hóa, chuyển đổi, giải thể hay sát nhập… Do vậy, Quy chế SD NH do HĐQT ban hành ngày 30/6/2009 quy định rõ “không được SD một phần hoặc toàn bộ NH TĐ (bao gồm chữ PETROVIETNAM và hình) để đăng ký NH hàng hóa của công ty mình, cũng như không được chuyển nhượng quyền SD NH TĐ dưới bất kỳ hình thức nào…”

Bất chấp quy chế, kết quả tra cứu ngày 15/7/2010 của Petrovietnam cho thấy có tới 22 công ty của TĐ SD NH TĐ đăng ký tại Cục SHTT, gồm những công ty/ đơn vị đã nhận GCN đăng ký NH hàng hóa và công ty/ đơn vị đang nộp đơn đang chờ cấp GCN đăng ký NH hàng hóa…

Chuyển quyền thì miễn, sử dụng thì không

Theo Quy chế, các đơn vị trực thuộc TĐ, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo 100% vốn của TĐ, các công ty con của TĐ; và các đơn vị trực thuộc các công ty con của TĐ được miễn phí chuyển quyền SD NH TĐ. Nhưng để được SD NH TĐ, các công ty/ đơn vị SD NH TĐ phải nộp mức phí tối thiểu không thấp hơn 1 tỷ VND/năm. Các công ty/ đơn vị được lựa chọn một trong các phương thức tình phí sau: 1% trên tổng doanh thu hàng năm của công ty/ đơn vị SD NH TĐ; Hoặc tính theo tổng lợi nhuận trước thuế của công ty/ đơn vị SD NH TĐ (3% trên tổng lợi nhuận trước thuế đối với các công ty/ đơn vị SD NH TĐ mà TĐ nắm giữ cổ phần, vốn góp trong vốn điều lệ từ 50% đến trên 30%; 6% trên tổng lợi nhuận trước thuế đối với các công ty/ đơn vị SD NH TĐ mà TĐ nắm giữ cổ phần, vốn góp trong vốn điều lệ từ 30% trở xuống; 6% trên tổng lợi nhuận trước thuế đối với các công ty/ đơn vị khác SD NH TĐ)

Đơn cử như TCty CP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVD), công ty có 10 đơn vị đang SD NH TĐ nhưng chưa đơn vị nào ký hợp đồng chuyển quyền SD NH TĐ, năm 2010, PVD đạt 61,66 triệu USD doanh thu , nếu tính phí sử dụng 1% trên tổng doanh thu thì mỗi năm PVD cũng mất đứt trên 0,6 triệu USD để được SD NH của TĐ, nói một cách nôm na là “treo” lên chứ không được chuyển nhượng, mua bán quyền SD NH.

Chuyển ngượng để... chuyển quyền?

Ngày 22/3/2011, Hội đồng thành viên Petrovietnam đã ra Quyết định số 2348/NQ-DKVN thông qua phương án chuyển nhượng GCN đăng ký NH TĐ hoặc Đơn đăng ký NH có chứa yếu tố “Petrovietnam và hình ngọn lửa”. Cụ thể, các đơn vị/ công ty đã SD NH TĐ để đăng ký NH riêng của các đơn vị/ công ty tại Cục SHTT làm thủ tục “chuyển nhượng” cho TĐ NH đã đăng ký, bao gồm: GCN đăng ký NH TĐ hoặc Đơn đăng ký NH có chứa yếu tố “Petrovietnam và hình ngọn lửa”. Sau khi hoàn tất chuyển nhượng, các đơn vị/ công ty sẽ ký “Hợp đồng chuyển quyền SD NH TĐ” với PetroVietnam và đăng ký Hợp đồng này với Cục SHTT.

Đang hoặc sẽ sở hữu GCN đăng ký NH TĐ do Cục SHTT, nay phải “nhượng” lại để chuyển sang ký hợp đồng chuyển quyền SD NH với TĐ, dẫu đó là “mẹ” mình thì dù là phận “con” thì chắc chẳng đứa con nào muốn, chưa kể đằng sau đó là quyền lợi kinh tế. Đây cũng là một trong nhiều cái khó hiện nay của mô hình TĐ kinh tế…

LS Lê Hữu Trí, Trưởng VPLS Trí & Cộng sự:

Mọi việc sử dụng không được sự đồng ý của Petrovietnam được coi là trái pháp luật

Theo quy định của Luật SHTT năm 2005, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt nhãn hiệu của mình. Quyền này của Petrovietnam chỉ có giới hạn trong 10 năm kể từ ngày được cấp GCN, nếu không được gia hạn thêm.

Vì thế, Petrovietnam có quyền yêu cầu các công ty/ đơn vị muốn sử dụng nhãn hiệu tập đoàn thì phải ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu với Petrovietnam. Mọi việc sử dụng không được sự đồng ý của Petrovietnam được coi là trái pháp luật. Petrovietnam cũng có quyền yêu cầu các công ty/ đơn vị sử dụng trái phép nhãn hiệu đã đăng ký của Petrovietnam phải chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc bồi thường những thiệt hại và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đó.

Bên cạnh đó, Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập đoàn có quy định “không được SD một phần hoặc toàn bộ NH TĐ (bao gồm chữ PETROVIETNAM và hình) để đăng ký NH hàng hóa của công ty mình, cũng như không được chuyển nhượng quyền SD NH TĐ dưới bất kỳ hình thức nào…” là phù hợp với pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, nếu đã có nhiều công ty/ đơn vị đã nhận GCN đăng ký NH hàng hóa và nhiều công ty/ đơn vị nộp đơn đang chờ cấp GCN đăng ký NH hàng hóa thì vấn đề là cần phải xem xét là Petrovietnam có đồng ý việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tạo thành “NHÃN HIỆU MỚI” (gồm chữ PETROVIETNAM, hình, tên thương mại của công ty SD NH) của từng công ty/ đơn vị con đó hay không.

Theo Luật SHTT, đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ, thời hạn thẩm định nội dung đơn là sáu tháng kể từ ngày công bố đơn.

Điều 112  có quy định: kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Cục SHTT sẽ từ chối cấp GCN nếu có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ.

Nếu Petrovietnam đã đồng ý thì việc cấp GCN đăng ký nhãn hiệu cho các công ty/đơn vị là phù hợp với quy định của pháp luật. Còn nếu không, Petrovietnam có quyền khiếu nại về việc cấp GCN theo quy định của pháp luật.

Thanh Lan 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.