Người nông dân nghèo một mình lang thang nước ngoài tìm con gái

Làm thế nào để một ông già đã hơn 60 tuổi dám một thân một mình sang Trung Quốc để tìm con với ít tiền đi vay mà lại không biết đường, biết tiếng?. Câu hỏi ấy cứ bám lấy tôi mãi, và cuối cùng, nó chỉ có thể được giải thích được bằng chính tình phụ tử vô bờ bến mà người đàn ông này dành cho con gái của mình.

Làm thế nào để một ông già đã hơn 60 tuổi dám một thân một mình sang Trung Quốc để tìm con với ít tiền đi vay mà lại không biết đường, biết tiếng?. Câu hỏi ấy cứ bám lấy tôi mãi, và cuối cùng, nó chỉ có thể được giải thích được bằng chính tình phụ tử vô bờ bến mà người đàn ông này dành cho con gái của mình.

Người cha đó là ông Hồ Xuân Nhâm (61 tuổi, trú tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Chỉ vì tiền, bán cả em

Trong căn nhà đơn sơ ông Nhâm bắt đầu trầm ngâm kể chúng tôi nghe về quãng đời buồn bã của cô con gái mình khởi nguồn từ đứa cháu họ bất nhân.

Ông kể: “Hường sống nghèo khó ở xã Kim Hoa (Mê Linh, Hà Nội). Học hết cấp 3, Hường phiêu bạt lên tận Lào Cai kiếm cửa buôn bán, ôm mộng đổi đời. Sau một thời gian, lưng vốn cạn kiệt, năm 2005 Hường vượt biên sang Trung Quốc và xin "đầu quân" cho một nhà chứa. Tuy nhiên do ngoại hình không ưa nhìn nên Hường  tiền chẳng kiếm được bao nhiêu mà bị chà đạp, đánh đập rất khổ sở.

Nhưng với bản tính ranh ma, chỉ sau hơn 1 năm phiêu bạt xứ người, Hường đã nhanh chóng nhận ra một "mánh" khác có thể kiếm được bộn tiền là "nghề" buôn người. Tháng 8/2006 mẹ Hường nhớ con đã gọi điện và nói cô em họ Hồ Thị Hằng (lúc đó đã 32 tuổi và chưa có chồng) đang không có việc, rất muốn "người chị tháo vát" xin cho việc gì đó để làm. Thấy thế, Hường lập tức trở về nhà và rủ rê đưa chị Hằng sang Trung Quốc với lời hứa sang làm ở vườn chuối, lương cao, việc nhàn hạ”.

Bị cáo Hường tại tòa
Bị cáo Hường tại tòa

Vốn tin tưởng tuyệt đối vào người chị họ, cô gái mới chỉ học hết lớp 2 dễ dàng bị Hường đưa sang bên kia biên giới bán cho một người đàn ông Trung Quốc.  Cuộc sống nơi đất khách thực sự là những ngày tù đày. Trước đó, chị Hằng đã có thai 2 tháng với một người đàn ông khác nên khi bị chồng phát hiện cô đã  bị những trận đòn kinh hoàng. Do không biết tiếng, cộng với việc nhà chồng ở biệt lập trong rừng sâu nên Hằng đã mất hoàn toàn phương hướng, đành chấp nhận sống trong cảnh tủi nhục, khốn khó.

Hằng xót xa nhớ lại: “Sau khi đưa tôi đến một gia đình người Trung Quốc thì chị Hường nói là ở tạm đây vài hôm rồi chị sẽ tìm việc cho.  Tuy nhiên sau khi  chị đi có một người phụ nữ Việt Nam cũng lấy chồng bên đó nói cho tôi biết là chị Hường đã bán tôi cho một người đàn ông bên này lấy 3.000 đồng nhân dân tệ rồi và bảo tôi chịu khó ở lại làm vợ người đàn ông kia. Lúc này tôi vẫn không tin là chị Hường lại nhẫn tâm bán tôi.

Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng đã nhận ra một sự thật phũ phàng đó. Giữa núi rừng hoang vu, không người thân thích, không tiền bạc thì tôi biết đi đâu nên đành cắn răng ở lại chịu làm vợ người ta. Cuộc sống bên này vô cùng khó khăn, tôi và người chồng không hiểu tiếng của nhau nên thời gian đầu chỉ giao tiếp bằng kí hiệu.

Chồng tôi không có nhà cửa nên hàng ngày hai vợ chồng phải vào rừng trồng chuối thuê cho người ta. Vừa làm tôi vừa tìm cách gặp gỡ liên lạc với một số chị em Việt Nam lấy chồng bên này để tìm cơ hội liên lạc về nhà. Tuy nhiên phải đến mãi năm 2009, tôi mới mượn được điện thoại của một người Việt Nam để liên lạc với gia đình”.

Cuộc kiếm tìm ngoạn mục

Ông Nhâm với đôi mắt đẫm lệ cho biết: “Hôm con Hằng bị chị nó đưa đi mất tôi đã linh tính có chuyện chẳng lành nên hỏi mấy đứa con của tôi thì nó cho biết con Hường đã xuống đây chở Hằng đi đâu không rõ. Không thấy con gái về tôi đã đến nhà hỏi mẹ con Hường đồng thời cũng là em gái của vợ tôi nhưng bà ấy vẫn không cho tôi biết là con Hằng đang ở đâu.

Sau đó tôi phải nhờ gia đình bên ngoại can thiệp thì bà ấy mới cho biết là Hường đã dẫn Hằng sang bên kia Trung Quốc để làm ăn tuy nhiên tôi không tin vì nếu đi làm ăn thì Hằng phải nói với gia đình tôi”.

Những ngày tháng sau đó ông liên tục tới nhà mẹ của Hường để thuyết phục bà đưa ông qua bên kia biên giới gặp lại con. Cuối cùng những nỗ lực của ông cũng được đền đáp khi một lần mẹ của Hường đồng ý dẫn vợ ông sang bên kia biên giới. Sau quãng đường dài từ Lào Cai vượt qua nhiều núi rừng hiểm trở vợ ông cũng đã có mặt bên kia biên.

Tuy nhiên, sau khi sang tới nơi mẹ của Hường đã nói với em gái chui vào một bụi rậm để chờ bà đi tìm lại con gái cho. Rất lâu sau người đàn bà kia quay trở lại với một câu nói khiến vợ ông Nhâm đứt từng khúc ruột: “Con Hằng nó chuyển đi chỗ khác rồi không tìm thấy nữa”.

 Quá đau đớn,  người mẹ tội nghiệp đi tìm con lại quay về với những đêm nằm khóc thương đứa con gái tội nghiệp: “Khi vợ tôi trở về bao nhiêu tiền bạc đã vay mượn để tìm con cũng đã tiêu hết. Đêm đêm nghe bà ấy khóc mà tôi không sao cầm lòng được. Tôi tự nhủ với lòng mình là bằng mọi giá phải tìm lại được con”,

Kể từ đó ông Nhâm bắt đầu những cuộc tìm kiếm trong vô vọng.  Một ngày cuối năm 2009, chuông điện thoại nhà ông Nhâm reo vang và khi nhấc ống nghe, ông rụng rời chân tay nhận ra đó là giọng nói của cô con gái mà ông đã mong đợi suốt 4 năm qua.

Trong cuộc điện thoại ngắn ngủi đó, chị Hằng chỉ kịp thông báo với bố mình là đang bị bắt làm vợ ở Trung Quốc và không cung cấp thêm được bất cứ thông tin gì về địa điểm hay tình hình sức khỏe. Sau đó ông Nhâm hỏi bưu điện được biết đó là số điện thoại xuất phát từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Ông quyết định lên đường tìm con: "Lúc đó cả nhà tôi chỉ còn chưa đến một triệu đồng, tôi chạy đôn chạy đáo vay nóng được 3 triệu đồng nữa và ngay trong đêm đó bắt tàu đi luôn Lào Cai. Sang đến nơi tôi gọi điện cho số điện thoại thì được biết số điện thoại đó cũng là của một người phụ nữ Việt Nam. Tôi hỏi địa chỉ rồi cứ thế tự mình tìm địa chỉ mặc dù không biết nói một câu tiếng Trung Quốc nào", ông nhớ lại.

Sau nhiều ngày kiếm tìm ông cũng tìm được nơi con gái sinh sống. Ông thấy gia cảnh của cô con gái mình quá khốn khổ: Vợ chồng không hôn thú ngày ngày làm thuê làm mướn và đã có 2 đứa con trai (cũng không có giấy khai sinh, trong đó đứa con đầu là con riêng của Hằng), đứa sau thường xuyên đau ốm nên miếng ăn cũng không đủ. Đau lòng trước tình cảnh đó nhưng hiểu không thể đưa con gái về ngay, ông chỉ ở lại 4 ngày rồi quyết định về Việt Nam chuẩn bị kế hoạch cứu con.

Giải cứu

Về đến Việt Nam, ông Nhâm ngay lập tức gọi người bán rẻ mấy mảnh đất lấy 100 triệu rồi đưa vợ cầm tiền sang chu cấp cho vợ chồng con gái. Sang đến nơi, mẹ Hằng cho người đàn ông Trung Quốc kia tiền mua xe máy và tình nguyện ở lại đó một tháng trông cháu và cơm nước cho hai vợ chồng: "Tôi làm thế cốt lấy lòng thằng con rể, khi nào nó phải tin thì tôi mới tính tiếp được", ông Nhâm "bật mí'.

Sau khi đã chiếm được lòng tin của người con rể, ông Nhâm tiếp tục đi bước tiếp theo là đề nghị cả nhà Hằng về Việt Nam chơi sẽ cho tiền mua ti vi. Cứ như thế mỗi khi gom góp được chút tiền ông lại sang bên kia biên giới thăm con gái và cho tiền “chàng rể” rồi chờ cơ hội thuận lợi đưa con về. Ngay sau khi Hằng về đến Việt Nam, ông Nhâm ngay lập tức dẫn con xuống công an trình báo vụ việc. Ngày 22/9/2010, biết không thể lẩn trốn được mãi, Trần Thị Hường đã ra đầu thú.

TAND TP. Hà Nội vừa tuyên án Trần Thị Hường 6 năm tù giam vì hành vi Mua bán người trái phép và buộc phải bồi thường cho chị Hồ Thị H 10 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần. Thế nhưng hành trình của người cha nghèo này vẫn chưa chấm dứt, ông bùi ngùi nói: “Tôi bây giờ nghĩ đến hai đứa cháu mà vẫn xót xa. Chúng nó bên đó cuộc sống khốn khó lắm!”.

 Trường Lưu - Đ.Mạnh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.