Người đi gõ cửa số phận


Tại sao con người lại có những niềm đam mê khó giải thích? Câu hỏi này khó trả lời, càng khó trả lời cho những đam mê văn chương đến mê mị của không ít nhà văn nhà thơ. Đam mê văn chương, ham đi để tìm hiểu, khám phá là tính cách và là cái tạng của nhà văn Võ Bá Cường.

Tại sao con người lại có những niềm đam mê khó giải thích? Câu hỏi này khó trả lời, càng khó trả lời cho những đam mê văn chương đến mê mị của không ít nhà văn nhà thơ. Đam mê văn chương, ham đi để tìm hiểu, khám phá là tính cách và là cái tạng của nhà văn Võ Bá Cường.

Chịu đi để thu lượm vốn sống
Chịu đi để thu lượm vốn sống

1.
Là người ham đi và thích đi, để khám phá và tìm kiếm, làm giàu thêm kho tư liệu của mình. Rồi một lúc nào đó, ông khép cửa phòng, trốn mọi sự đời, ngồi viết. Ông viết hai loại, một là tiểu thuyết tư liệu, hai là tiểu thuyết và truyện sáng tác. Võ Bá Cường tâm sự: “Tôi thích viết về những nhân vật từng bị oan khuất, những nhân vật lịch sử ít người đặt bút tới. Bài viết là một nén nhang kính cẩn dâng lên những người đã mất khiến tôi vị nể, kính trọng”.

Vâng, Võ Bá Cường là người quyết liệt, đã định viết về nhân vật nào là ông “đào bới” tư liệu rất kỹ. Ông dám đến gõ cửa, tìm tài liệu tại những nơi khó khăn nhất. Có những chuyến đi như mò kim đáy bể. Nếu là người dễ nản chí, có thể đã bỏ cuộc. Còn Võ Bá Cường, ông quan niệm: hãy tìm sẽ thấy, hãy gõ cửa, cửa sẽ mở.

Võ Bá Cường say và kính Tào Mạt - ông vua chèo xứ Bắc bởi tư tưởng và cá tính sáng tạo đầy bản lĩnh với bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước” nổi tiếng. Võ Bá Cường viết về tướng Độ với cuốn “Chuyện tướng Độ” vì lòng trọng một vị tướng cùng quê Thái Bình. Viết về Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Sáng, Trần Đức Thảo, Trần Dần... cũng vậy. Bao giờ ngòi bút ông cũng rung lên vì xúc động, vì thương, để có lúc, dòng lệ đã chảy trên khóe mắt văn nhân.

Họ là những nhân vật lớn, cuộc đời có nhiều vấn đề để nói, để bàn. Họ là những nhân cách có nhiều cống hiến cho dân tộc, nhưng tiếng nói về họ không phải bao giờ cũng đồng thuận. Người thường chọn viết về người bình thường, là một giải pháp an toàn, khỏi phải có vấn đề vướng mắc về pháp lý. Võ Bá Cường làm ngược lại, để sẵn sàng đối chất, khi có ai chất vấn.

Trót mang cái nghiệp vào thân! Đã là những văn nhân thực sự, ai mà không đau đáu cho những số kiếp, ai mà không nhăn trán vắt óc vì những dự định và trăn trở. Văn nhân không tìm lấy công việc an nhàn, vì như thế sẽ chẳng tìm thấy văn, sinh ra những tác phẩm lớn. Võ Bá Cường dù thấy “Mực đọng trong nghiên sầu” ở đời cầm bút của mình, như câu thơ Vũ Đình Liên đã nói, để làm một người cầm bút đúng nghĩa.

2.
Năm nay bước sang tuổi 70, cái tuổi mà theo ông, đã nếm đủ cay đắng ở đời. Ông bảo tôi - một người viết văn trẻ hãy cố sống nhiều, chứ không phải sống lâu. Và phải giữ ngòi bút luôn sắc, không ngừng bồi bổ cho ngòi bút ấy. Tôi xin vâng, bởi vì người viết văn, để trường sức, cần nhiều yếu tố. Tôi lại hỏi chuyện đời, con đường đến với văn chương của “cụ Võ”. Trước khi đến với nghề văn, Võ Bá Cường từng làm nhiều nghề. Ban đầu là một anh lơ xe, rồi làm cán bộ địa chất. Sau không trụ với nghề này, ông đi học sư phạm, ra đảo Cô Tô (Quảng Ninh) dạy học, viết báo.

Đến năm 1957, ông về công tác ở Ban tuyên giáo huyện ủy Cẩm Phả (nay là Vân Đồn). Thời gian ở Cẩm Phả, ông may mắn được tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Xuân Quỳnh, Ngô Quân Miện... Cho đến năm 1971 thì về Hội Văn học - Nghệ thuật Thái Bình. Giai đoạn này ông gọi là làm bếp núc cho văn nghệ địa phương. Năm 1997, nghỉ hưu, ông có nhiều thời gian đi hơn, tự do với những hành trình dài của mình, say với các đề tài, các nhân vật mà mình yêu thích.

Trên đường đi, ông viết báo để có tiền nuôi mình, bằng sự trong sạch của ngòi bút mình. Ngôi nhà của ông cũng mở cửa đón nhiều văn nghệ sĩ, mà theo vợ chồng ông tâm sự, là để được noi gương, học tập, để tránh xa cái xấu. Trong cuộc sống, ông thích sự bình lặng, giản dị và quảng giao, muốn giao lưu với lớp trẻ để được làm mới mình.

Bè bạn đã tặng cho Võ Bá Cường câu: “Người của chân trời mới”. Vì mỗi lần gọi điện cho ông, hỏi, lại thấy ông nói về một cái mới, một địa chỉ mới mà ông đến. Riêng ông quan niệm, đã là nhà văn thì phải viết, phải chứng tỏ bằng tác phẩm của mình. Cần mẫn sáng tạo, ông có hơn 20 tác phẩm, gồm cả thơ, trường ca, tiểu thuyết và gần chục tác phẩm chưa công bố. Dù là như vậy, tiếp xúc với ai, nhà văn nhà thơ nào, Võ Bá Cường chỉ nhận mình là đàn em, không khoe khoang, tự phụ.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.