Lá thư hậu phương

 “Em biết khi anh xa em và con anh sẽ rất nhớ, em thấu hiểu được nỗi vất vả đang đè nặng trên vai anh và tình cảm anh dành cho em. Hãy cố gắng lên anh yêu nhé, hy vọng hai mẹ con em sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn lao nhất giúp anh vượt qua tất cả”. Đó là thư chị Lại Thị Thu Hà ở  quận 4, TP HCM gửi chồng  là bác sỹ Hoàng Văn Đông, trên đảo Tốc Tan A, Trường Sa, Khánh Hòa.

“ Em biết khi anh xa em và con anh sẽ rất nhớ, em thấu hiểu được nỗi vất vả đang đè nặng trên vai anh và tình cảm anh dành cho em. Hãy cố gắng lên anh yêu nhé, hy vọng hai mẹ con em sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn lao nhất giúp anh vượt qua tất cả”. Đó là một phần ngắn trong nội dung của chị Lại Thị Thu Hà ở  quận 4, TP HCM gửi chồng  là bác sỹ Hoàng Văn Đông, trên đảo Tốc Tan A, Trường Sa, Khánh Hòa.
Những lá thư từ hậu phương  gửi tới những người lính giữ đảo Trường Sa được ví như cánh hải âu vượt muôn trùng sóng gió, nhắn lời yêu thương, niềm tin của những con người yêu nhau nhưng phải xa nhau.

Lá thư tới Trường Sa và ngược lại là cầu nối của yêu thương, hy vọng. Những người lính đảo phải chờ vài tháng trời lá thư mới đến tay mình, chứ không phải nhanh chóng như thời đại của Internet với những bức thư email vô cảm của người thành thị. Lá thư của lính gửi người yêu dấu được viết vội trong những lúc buồn vui, khi cảm xúc dâng trào… còn lá thư từ hậu phương luôn là cảm xúc nhẹ nhàng, ân cần, dặn dò, đôi khi hờn dỗi… Lá thư được gấp theo hình cánh chim hay trái tim, cho thêm hương nước hoa mà người yêu hay dùng, để người lính cảm nhận được hương thơm từ người mình yêu dấu.

Lá thư hậu phương ảnh 1
 

Tôi may mắn được  người lính Vũ Thanh Kiên, ở đảo Tốc Tan cho đọc lá thư của chị Thùy Dung, vợ anh gửi từ Hưng Yên. Lá thư hậu phương  này đầy trách móc, hờn dỗi, nhưng vẫn sãn sang tha thứ và cho nhau niềm tin.

“Anh yêu ơi, anh cũng nên nhớ là ngày nào anh còn yêu em, tốt với em thì không có một lý do nào khiến anh phải lo lắng, nghĩ ngợi lung tung sợ em không chung thủy với anh. Anh có biết mỗi lần phải nghe những lời nói, những ý nghĩ không tốt về em, em buồn và cảm thấy như mình bị xúc phạm hay không anh yêu?. Em rất bực và gin anh ghê gớm, ấm ức mà không biết phải làm sao đây để cho anh hiểu và tin rằng em yêu anh hơn cả bản thân mình. Anh là lẽ sống, là tất cả đối với em. Nếu phải lấy cái chết ra để anh tin thì em sẵn sàng không tiếc gì…”. 

Những lời tự tình đầy trách móc, ẩn ý như vậy, khiến cho lá thư hậu phương với những người lính đảo luôn là báu vật bên người. Họ đọc đi, đọc lại nhiều lần trong tháng chỉ để cảm thấy được gần gũi, để cảm giác người thân yêu thương của mình vẫn quanh đây: “Ở đây, sau những giờ trực, lá thư là thứ tâm giao của chúng tôi với quê nhà”. Người lính trẻ Vũ Thanh Kiên, ở đảo Tốc Tan tâm sự

“Mỗi lần có tàu ra đảo, điều đầu tiên chúng em chờ đợi là lá thư từ quê nhà. Hầu như ai cũng có thư, không có thư người yêu, vợ hiền thi có thư gia đình, bạn bè, kết bạn…Nằm ở đảo cứ mở lá thư ra đọc đi đọc lại… Nó như một thứ linh hồn để động viên chúng tôi vượt qua nỗi nhớ để vững vàng bảo vệ Tổ quốc”, bác sỹ Hoàng Văn Đông bộc bạch.

“Bố em là bộ đội

ở tận vùng đảo xa

chưa lần nào về phép

mà luôn luôn có quà

bố gửi nghìn cái nhớ

gửi cả nghìn cái thương

bố gửi nghìn lời chúc

gửi cả nghìn cái hôn

bố cho quà nhiều thế

vì biết em rất ngoan

vì em luôn giúp bố

tay súng luôn vững vàng”

Đây là lá thư của người con gửi tới bố mình  đang chắc tay súng nơi biển đảo đến từ Sài Gòn. Lời lẽ thật ngây thơ và tràn đầy yêu thương, hy vọng.

Lá thư hậu phương ảnh 2
 

Đọc những lá thư từ đất liền gửi ra Trường Sa, tôi thấy hình ảnh của những người yêu nhau  nhưng xa nhau vẫn như đang sống gần nhau ở đâu đó trong  giảng đường đại học hay góc nhỏ công viên, quán cà fe ven đường ngắm mưa Sài Gòn đến và đi rất nhanh… hay một địa danh nào đó quen thuộc của họ.  Tất cả không hề có sự xa cách, chia ly.

Và trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo quê hương, nhiều người lính không may ngã xuống, lá thư hậu phương sẽ được đồng đội cẩn thận gói lại bên di hài họ. Lá thư vẫn được  họ vẫn mang theo bên mình như hơi âm của người thân trong thế giới bên kia.

Câu chuyện từ những lá thư hậu phương gửi cho người lính nơi biên thùy mang đến cho chúng ta sự đồng cảm của người lính phải chấp nhận xa nhà, gia đình, vợ con…nhưng họ vẫn tràn đầy niềm tin, lạc quan về cuộc sống nơi biển Đông sóng vỗ. Lá thư hậu phương chính là sức sống, nguồn lực mạnh mẽ để người lính tiếp bước bảo vệ vùng trời bình yên.

P.V.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.