Kho "đồng nát" triệu USD giữa Hà Nội

Đã có lúc những chiếc quạt tây của các hãng“danh giá” như Marelli, Emi, Calor... bị coi là thứ đồng nát, đồ bỏ đi. Nhưng đến bây giờ, những chiếc quạt cổ lại được nhiều đại gia lùng sục và nhiều chiếc có giá đến cả nghìn đô.

Đã có lúc những chiếc quạt tây của các hãng“danh giá” như Marelli, Emi, Calor... bị coi là thứ đồng nát, đồ bỏ đi. Nhưng đến bây giờ, những chiếc quạt cổ lại được nhiều đại gia lùng sục và nhiều chiếc có giá đến cả nghìn đô.

“Kho đồng nát” vô giá

Lọt thỏm giữa phố xá tấp nập, ông Trần Công Phúc vẫn cần mẫn mài mài giũa giũa những chi tiết gì đó giữa cơ man nào là bầu quạt, cánh quạt điện.Trong cái “kho đồng nát” chỉ khoảng hai mươi mét vuông của ông quạt nhiều đến nỗi tất cả quạt trần đều phải tháo cánh cất riêng. Nhiều nhất là quạt Marelli (Ý), thứ đến là quạt Emi (Hà Lan), Éon, Calor (Pháp), quạt tai voi (Nga), quạt National dùng điện 110 volt của Nhật nhập vào miền Nam trước năm 1975...

"Kho đồng nát" vô giá
"Kho đồng nát" vô giá

Hướng tay chỉ vào một bầu quạt treo lủng lẳng ở góc nhà, ông Phúc bảo: “Đây là chiếc Marelli kiểu nòng pháo, dùng chổi than, sản xuất từ năm 1892. Hay chiếc Calor trông như chiếc trống đồng nhưng chất lượng gió thì tuyệt hảo. Còn cái National này, dù không cổ nhưng ghi dấu một giai đoạn trong lịch sử, sau ngày giải phóng miền Nam, một số người đem nó ra Bắc và bán lại cho những người giàu có”.

Theo ông Phúc, những chiếc quạt cổ, đều được làm rất kỹ bằng những chất liệu tốt. Đặc biệt là dòng Marelli vốn được coi là vua các loại quạt, các chi tiết đều đạt đến độ tinh xảo. Quạt được làm chính xác, công phu đến từng con ốc, bánh răng, chân đế... Chính vì thế, chúng có khả năng hoạt động bền bỉ hàng trăm năm. Thậm chí có trường hợp chiếc quạt bị bỏ quên không tắt điện cả tháng, khi gia đình đi về thấy vẫn quay vù vù.

Ông đưa tôi xem chiếc quạt trần Marelli cỡ trung. Chúng gồm ba cánh bằng gỗ tùng của Ý. Đây là loại gỗ cực quí có vân đẹp, hàng trăm năm không cong vênh, mối mọt. Mũi quạt trang trí một bông huệ tây pha lê. Nhưng chiếc quạt vào hàng “bảo bối” của ông Phúc là chiếc quạt chạy bằng hơi nước của Đức vốn được xem là độc nhất ở Việt Nam.

Chiếc quạt không chạy điện mà lại xơi… dầu hỏa. Trên ba chiếc chân thép, nhà sản xuất Hetmin Fan đã lần lượt thiết kế một bầu dầu, một buồng đốt và nồi hơi rồi đến hệ thống xi-lanh, pít-tông rồi trên cùng mới là bộ cánh bốn lá bằng đồng. Trên quạt vẫn còn đúc nổi dòng chữ Germany 1873. Hỏi ông chiếc quạt còn chạy được không, ông Phúc cười, tại sao không, đoạn, ông bảo người giúp việc đổ ít dầu hỏa đốt quạt cho khách được mở rộng tầm mắt.

Việc ông sở hữu được chiếc quạt cũng là một cái duyên, kiểu như “quý vật tầm quý nhân”. Đó là năm 2006, có một bài báo viết về ông được ông phó chủ tịch Hội cổ vật Tây Đô đọc được. Qua trao đổi, ông Phúc đã vượt hai nghìn cây số vào Cần Thơ và được người bạn nhường lại. “Bây giờ có người trả giá đến 60, 70 triệu, tương đương với ba ngàn đô nhưng tôi không bán vì bán đi là mất. Mình phải giữ lại những cái mà người khác dù có nhiều tiền đến đâu cũng không có được”, ông Phúc tâm sự.

Phận quạt đời người

Những chiếc quạt trong “kho đồng nát” nhà ông Phúc vốn được sản xuất ở trời Tây, được người Pháp chở sang trang hoàng cho các dinh sở, biệt thự để làm dịu đi cái nóng miền nhiệt đới. Thời gian trôi đi, lịch sử sang trang nhưng những chiếc quạt còn để lại vẫn lặng lẽ quay theo dòng thời gian.

Ông Trần Công Phúc đang làm “sống lại” những chiếc quạt cổ.
Ông Trần Công Phúc đang làm “sống lại” những chiếc quạt cổ.

Đã có thời, những chiếc quạt điện chỉ dành cho những gia đình “quí tộc”. Chúng được treo trong nhà không chỉ tạo mát mà còn là vật trang hoàng thể hiện sự giàu có. Trong tâm thức của nhiều người, những chiếc quạt cổ không chỉ là một vật dụng, một đồ dùng mà còn gắn liền với những kỷ niệm, những bước thăng trầm. Có khi đó là của hồi môn cho con gái đi lấy chồng, có khi là vị trí trí thân thuộc đằng sau xe đạp mỗi lần đi sơ tán.

Ít người biết rằng, ông Trần Công Phúc, người vẫn được xem là “vua quạt cổ Hà thành” vốn là một hậu duệ của anh hùng Hoàng Hoa Thám. Lại nữa ông từng là một sinh viên văn khoa nhưng vì chiến tranh mà học hành dang dở. Thế rồi con tạo xoay vần, cái nghề sửa chữa điện được ông gọi đùa “cơm áo không đùa với khách thơ” đã là cơ duyên để ông có được kho quạt cổ vào hàng độc nhất vô nhị.

Thời điểm những chiếc quạt cổ bị “vứt đi” nhiều nhất là lúc bao cấp chấm dứt. Điện 220V thay thế cho điện 110V, những chiếc quạt cổ dùng điện 110 bị "tẩy chay", người ta bán đổ bán tháo những chiếc quạt Marelli, các cơ quan Nhà nước thì đổ xô đi lắp điều hòa nhiệt độ. Năm 1992, một người bà con thông báo khách sạn Metropole đang thanh lý một loạt quạt trần cũ. Đến mua, ông Phúc mới ngã người khi biết đó là nhãn hiệu quạt trần Marelli nổi tiếng.

Chẳng biết có phải ông có tài nhìn xa trông rộng hay chỉ vì luyến tiếc một kỷ vật của quá khứ, ông khuâN về nhà đủ thứ quạt mà lúc đó người ta gọi là đồng nát. “Cứ có cơ quan nào thanh lý quạt, tôi đều đến mua về. Lần lượt tôi mua được quạt cổ của Thư viện quốc gia, Nhà hát Lớn, Bách hóa Tổng hợp... Quạt mua về nhiều tới mức chất đầy hai, ba tầng nhà. Những chiếc quạt đã rơi lồng, rã cánh, gãy tụ, mất vòng bi...lúc đó bị coi như cục sắt bỏ đi”, ông Phúc nhớ lại.

Nhưng mua về mà chất đống vào đấy thì có lẽ chúng cũng vô giá trị thật, điểm khác người của ông là ở chỗ ngoài sưu tầm, ông còn làm cho chúng tiếp tục hoạt động trở lại cùng thời gian. Có những loại quạt ông Phúc phải lang thang khắp ngõ ngách phố phường để tìm cho được một chiếc bulông, ốc vít phù hợp nên có cái quạt ông mất cả năm trời mới phục chế xong.

“Không chỉ làm cho quạt hoạt động lại được mà mình phải phục chế làm sao để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng và trả lại nét thẩm mỹ vốn có của những chiếc quạt cổ. Như vậy mới là làm quạt “sống” lại thực sự”, ông Phúc tâm sự. Niềm vui nho nhỏ của ông vua quạt cổ không phải là ở lúc bán được chiếc quạt đắt tiền mà đơn giản là “nhờ cái nghề này được quen với nhiều người có học thức, có văn hóa” hay được khách biếu bao thuốc tây hay điếu sì gà là “sướng rồi!”.

Hoàng Giang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.