Giả điên không thoát tội

Khi bác sĩ Trịnh Tất Thắng vờ ra ngoài nghe điện thoại, rồi bí mật nhìn vào thì thấy tên tội phạm lấy khăn giấy ra lau sạch dãi, rớt ở miệng và cổ... Bác sĩ Thắng bảo hắn: “Ở bệnh viện chán lắm, ra… tòa đi cho vui. Anh bạn điên kiểu gì mà… sạch thế?”.

Khi bác sĩ Trịnh Tất Thắng vờ ra ngoài nghe điện thoại, rồi bí mật nhìn vào thì thấy tên tội phạm lấy khăn giấy ra lau sạch dãi, rớt ở miệng và cổ... Bác sĩ Thắng bảo hắn: “Ở bệnh viện chán lắm, ra… tòa đi cho vui. Anh bạn điên kiểu gì mà… sạch thế?”.

Không ít kẻ gây ra những tội ác kinh hoàng rồi vờ bị tâm thần hòng trốn tội. Nhưng “lưới trời lồng lộng, thưa nhưng khó lọt”, những hành vị man trá của kẻ gây tội ác không thể che giấu được sự thật. Chúng sẽ phải bị nghiêm trị vì những hành vi của mình.

Gây án xong là... điên?

Khi thông tin về những kẻ giả điên để trốn tội ngày nhiều, trên nhiều blog, diễn đàn, dư luận lên tiếng thắc mắc, tại sao lại có nhiều kẻ gây án xong là điên đến thế? Có người còn chỉ ra, phải chăng, mức độ tinh vi của tội phạm ngày càng tăng, và chúng đã nghĩ ra được một chiêu thức hòng đánh lừa dư luận cùng các cơ quan chức năng.

Năm 1996, Phạm Huy Cường cấu kết với Trần Công Sang, Nguyễn Quốc Khánh, Lê Đăng Thọ và Nguyễn Ngọc Vương gây ra 3 vụ giết người và cướp tài sản trên địa bàn TP. HCM. Sau khi gây án, đồng bọn của Cường đã bị bắt và đưa ra xét xử. Cường đã lẩn trốn suốt 7 năm trời và đến tháng 4/2002 hắn bị bắt. Trong quá trình điều tra, đấu tranh Cường đã khai nhận tất cả hành vi phạm tội.

Nhưng khi xét xử, bị cáo bỗng nhiên bị bệnh “ngây ngô” khiến cơ quan tố tụng phải trưng cầu giám định tâm thần đối với Cường. Tổ chức Giám định pháp y tâm thần Bệnh viện Trung ương 2 kết luận Cường không hề bị bệnh tâm thần. Hôm xử sau, tại Tòa, Cường vẫn không hợp tác. Suốt phiên xử, hắn không trả lời câu hỏi nào của Hội đồng xét xử, mà đứng ngẩn ngơ nhìn trần nhà, bẻ tay,  tủm tỉm cười... 

Phạm Huy Cường giả điên tại phiên phúc thẩm. Ảnh CAND
Phạm Huy Cường giả điên tại phiên phúc thẩm. Ảnh CAND

Tuy nhiên, với các tài liệu chứng cứ do bị cáo tự khai nhận hành vi phạm tội trong quá trình điều tra nên Tòa án vẫn xét xử. Ngày 23/9/2007, TAND TP. HCM xử và tuyên phạt Phạm Huy Cường (ngụ phường 11, quận Bình Thạnh) mức án chung thân về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Được biết, sau khi kết thúc phiên tòa, Cường đã trở nên “minh mẫn” hơn.

Cũng trong năm 2007, Nguyễn Thị Oanh ở Lục Nam (Bắc Giang) đã giết con rồi vờ bị bệnh tâm thần hòng thoát tội. Sau khi bị bắt, tại cơ quan điều tra, Oanh khai, khi sinh con, cô ta không có sữa nên hoàn toàn phải dùng sữa ngoài. Một lần cho con ăn, do sơ ý, Oanh đã làm con bị sặc sữa và phải đưa đi Hà Nội cấp cứu.

Bị gia đình chồng mắng, vì thế mỗi lần cho con ăn là Oanh lại sợ. Sáng hôm gây án, Oanh dậy pha sữa cho con ăn rồi lại đi ngủ bình thường. Đến 7h tỉnh dậy, lay gọi con một hồi mà cháu bé vẫn không cựa mình, Oanh cuống cuồng nghĩ là con bị sặc sữa và đã chết. Nghĩ quẩn, Oanh ôm con lên bể nước trên trần nhà, vứt xuống đó. Khi mẹ chồng của Oanh phát hiện cháu bé chết trong bể nước trên trần nhà, Oanh tự nhận mình là thủ phạm giết con.

Tuy nhiên, sau đó, gia đình bố mẹ đẻ của Oanh đã loan tin cô bị bệnh tâm thần và lập tức đưa cô ta đi “điều trị” ở Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang. Tại đây, các bác sĩ xác định cô không có tiểu sử bệnh tâm thần. Không thể chối cãi được tội lỗi, Oanh bị bắt và phải trả giá cho hành vi của mình.

Cũng lấy lý do mắc bệnh tâm thần trong khi gây án, năm 2008, Nguyễn Văn Ý, 23 tuổi ở Đông Hòa (Phú Yên), kẻ cùng Nguyễn Văn Đà (35 tuổi) gây ra nhiều vụ hiếp dâm, cướp của và đã bị bắt. Theo tài liệu điều tra, tối 18/4/2008, Đà rủ Ý đi cướp. Nhìn thấy một đôi trai gái ngồi tâm sự, hai tên xông tới, khống chế, dùng mã tấu rạch áo họ làm dây trói và mảnh vải bịt miệng, sau đó lục soát lấy tài sản.

Thấy cô gái khá xinh xắn, hai tên ép cô lên xe máy, chở ra nghĩa địa, giở trò đồi bại. Gây án xong, hai tên chuồn khỏi địa phương và đã bị bắt. Gia đình Ý làm đơn, xin giảm án cho con với lý do con bị tâm thần. Thực tế, Ý chỉ bị khuyết tật bẩm sinh ở vành tai, đầu bị lép một bên, khả năng nghe, nói, sinh hoạt vẫn bình thường nhưng được gia đình vin thành cớ để xin xác nhận không bình thường hòng trốn tội. Tuy nhiên những điều này không được các cơ quan chức năng chấp nhận. Nguyễn Văn Ý phải nhận tội và phải đền tội.

Bi hài chuyện giả điên

Đã không ít người bị điên thật, nhưng lại nói mình bình thường để không chấp nhận chữa trị. Cũng có quá nhiều kẻ bình thường phạm tội, đã gian manh giả vờ tâm thần để trốn tội. Chẳng ít kẻ đã dùng “khổ nhục kế” như xé quần áo, bôi phân lên người, bò lên dưới đất, cười sằng sặc như điên như dại...

Trong quá trình điều tra, giám định tâm thần, đã có những cuộc đấu trí quyết liệt của kẻ phạm tội với các giám định viên tâm thần. Với những mánh khóe thông minh, táo tợn mà kẻ gây án “tung” ra, khiến nhiều bác sĩ gặp khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ, bằng sự nhẫn nại và khéo léo của mình, đã tìm ra sơ hở để vạch trần bộ mặt thật của chúng.

Bác sỹ lật tẩy kẻ giả điên
Bác sỹ lật tẩy kẻ giả điên

Tiêu biểu cho sự đấu tranh giữa bác sĩ giám định và tội phạm giả tâm thần là vụ của một Việt kiều Úc và bác sĩ Trịnh Tất Thắng - Giám đốc Trung tâm Giám định Tâm thần TP.HCM. Ngô Văn Đ. bị bắt do liên quan đến một đường dây buôn bán ma túy lớn. Khi được đưa đi giám định, Đ. ở trong tình trạng sùi bọt mép, miệng méo, cơ thể liên tục lên cơn co giật.

Trước những câu hỏi của bác sĩ Thắng, Đ. luôn trả lời... luyên thuyên. Khi ông Thắng vờ ra ngoài nghe điện thoại, rồi bí mật nhìn vào thì thấy Đ. lấy khăn giấy trong người ra lau sạch dãi, rớt ở miệng và cổ. Quay lại, bác sĩ Thắng bảo kẻ giả điên: “Ở bệnh viện chán lắm, ra… Tòa đi cho vui. Anh bạn điên kiểu gì mà… sạch thế?”.

Kẻ giả điên ném vội tờ giấy, bực dọc vì “bài” của mình nhọc sức nghĩ ra nay đã bị lật tẩy. Đây không chỉ là lần đầu bác sĩ Thắng dùng kế “dụ hổ” để kẻ giả điên ở một mình trong phòng, và chứng kiến những giây phút chúng sơ hở để vạch trần bộ mặt của chúng.

Bác sĩ giám định tâm thần Nguyễn Ngọc Quang (Bệnh viện Tâm thần, cơ sở Chợ Quán - TP. HCM) cũng gặp nhiều chuyện bi hài trong những lần giám định. Một lần giám định cho người đàn bà bị bắt về tội buôn bán ma túy. Người đàn bà này đã nghĩ ra các thủ thuật như:

Giả bộ lo lắng, hoảng hốt, không ăn, ngủ, sợ hãi khi tiếp xúc... để mong người khác nghĩ mình điên thật. Nhưng cách mà người này “diễn” vẫn lộ ra những sơ hở, vì một bộ phận của cơ thể đã vạch mặt chủ nhân của nó. Bác sĩ Quang bảo rằng, người bị bệnh tâm thần thì đôi mắt luôn thất thần, không có hồn. Nhưng trong đôi mắt của người đàn bà này vẫn rất bình thường. Cuối cùng, chỉ bằng vài câu “bắt lọn”, bác sĩ Quang đã để người đàn bà tự... khai ra sự thật.

Nói về việc giả tâm thần của một số tên tội phạm, Thượng tá Phạm Văn Chình - Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Bộ Công an cho rằng đây chỉ là một thủ đoạn nhằm gây khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan chức năng. Chúng giả mắc bệnh tâm thần để được đi viện sau đó nhờ gia đình “chạy” giấy chứng nhận hòng trốn tội. Song, việc làm của chúng không qua mặt được cơ quan chức năng, mà chỉ gây thêm tốn kém cho cơ quan chức năng mà thôi.

Sau “vai diễn”

Những kẻ ngoan cố, giả điên sau khi bị vạch trần đều khóc lóc van xin giảm tội. Sau “vai diễn” đó, họ đều có kết cục là phải vào nhà giam. Tội ngoan cố của họ đã làm họ phải chịu mức án phạt cao hơn. Sự gian dối của những người phạm pháp đã không qua được lưới pháp luật nghiêm minh và chắc chắn, họ sẽ bị nghiêm trị. Đó là bài học cho những kẻ giả vờ điên dại, không hợp tác.

Vì dù có nghĩ ra trăm phương nghìn kế, quanh co, giả điên giả dại thì sớm muộn, cũng đều phải lãnh nhận kết cục cho hành vi của mình. Cái kim có bọc trong ngàn lớp vải rồi ũng có ngày phải lòi ra ngoài là vậy.

Diên Khánh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.