Chưa thấy “dòng chảy” rõ ràng cho tín dụng

Chính phủ và NHNN đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các NHTM đẩy mạnh cho vay từ nay đến cuối năm, đặc biệt là ở 4 lĩnh vực ưu tiên lãi suất thấp. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng đến nay đã có một số yếu tố vĩ mô thuận lợi để các NHTM có thể đẩy mạnh tín dụng từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, vấn đề là các NHTM có mạnh dạn bơm vốn ra cho nền kinh tế hay không.

Chính phủ và NHNN đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các NHTM đẩy mạnh cho vay từ nay đến cuối năm, đặc biệt là ở 4 lĩnh vực ưu tiên lãi suất thấp. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng đến nay đã có một số yếu tố vĩ mô thuận lợi để các NHTM có thể đẩy mạnh tín dụng từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, vấn đề là các NHTM có mạnh dạn bơm vốn ra cho nền kinh tế hay không.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cơ hội lãi suất rẻ …

NHNN vừa giảm đồng loạt lãi suất điều hành xuống 1% từ ngày 1/7/2012. Đây là đợt điều chỉnh lãi suất nhanh nhất và là lần thứ 5 trong năm của NHNN tính từ đầu năm đến nay khi các mức lãi suất cũ cũng chỉ mới có hiệu lực thi hành từ ngày 11/6.

Nếu nhìn vào chỉ số  lạm phát 6 tháng chỉ 6,79%, có thể kết luận đây là cơ sở để NHNN tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách hạ lãi suất điều hành. Thoạt nhìn sẽ thấy đây là giải pháp tiền tệ. Tuy nhiên, trên thực tế đó cũng chính là giải pháp thị trường thông qua công cụ thị trường mở, thay vì tiếp tục áp dụng giải pháp hành chính hạ trần lãi suất huy động. Phương án này mang tính tích cực và hỗ trợ các NHTM giảm nhanh lãi suất cho vay trong thời gian tới.

Hiện nay có thể nhìn thấy nhiều nguyên nhân khiến tín dụng không bơm ra nền kinh tế được bởi chỉ số hàng tồn kho trong nền kinh tế những tháng đầu năm vẫn rất lớn. Tính đến hết tháng 5/2012 hàng tồn kho tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp thủy sản, gạo, sắt, thép hàng tồn kho tăng 60%... nên vấn đề là phải kích cầu trong tiêu dùng và đầu tư.

Đặc biệt, các doanh nghiệp vẫn đang khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn lãi suất rẻ để triển khai dự án có tỷ suất lợi nhuận ở mức vừa phải. Hạ lãi suất điều hành sẽ hỗ trợ làm tăng nhu cầu vay vốn và tăng mức tín dụng của các NHTM.

Các chuyên gia đều có chung nhận định, nếu trần lãi suất tiếp tục giảm, việc người dân rút tiền đầu tư hoặc trú ẩn vào các kênh khác như vàng, usd… là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, với việc hạ lãi suất điều hành, NHNN đã mở ra cơ hội cho các NHTM tìm tới lãi suất thấp trên thị trường mở, giúp cân bằng trạng thái vốn vay giá cao trước đó. Từ đó sẽ khống chế được tình trạng các NHTM lách trần lãi suất huy động khi có nhu cầu thanh khoản.

Đây là giải pháp phù hợp với giai đoạn quá độ của việc gỡ trần lãi suất trong thời gian tới. Cụ thể, chỉ với lãi suất tái chiết khấu 8%/năm các NHTM có thể cho vay với lãi suất phổ biến ở 12-13%/năm. Với công cụ lãi suất trên thị trường mở, NHNN sẽ vận hành thị trường lãi suất cạnh tranh theo hướng lành mạnh. Khi đó, các NHTM trước sức ép của thị trường sẽ buộc vào khuôn khổ kéo giảm lãi suất xuống.

Vay để làm gì?

Hướng dòng vốn tín dụng vào đâu?. Chắc chắn phải là sản xuất kinh doanh. Nhưng hiện nay bên cạnh nguồn vốn và lãi suất, hàng tồn kho đang là nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được do mất thị trường, sức mua yếu làm cho doanh nghiệp đã khó lại càng khó hơn,  phải thuê kho, không thu hồi được vốn, không tái sản xuất, đình trệ, thiếu kế hoạch kinh doanh tốt… Ngoài ra, đa số các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng vì chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, hồ sơ, các DNNVV chưa  lập được dự án khả thi, báo cáo tài chính chưa minh bạch…

Đơn cử với khu vực TPHCM, dư nợ tín dụng đến cuối tháng 6 tăng hơn 1,9% so với cuối năm 2011, thay vì âm gần 2,4% trong 5 tháng trước đó. Việc lãi suất giảm rất cần thiết, nhưng không phải là tất cả đối với các doanh nghiệp khi quyết định vay lúc này vì những lý do như đã nêu trên. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, nợ xấu tháng 5 chiếm 6,03% trên tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, trong khi đó nợ xấu tăng từ 4,3% lên 5,3% vào tháng 4/2012. Nợ xấu gia tăng không chỉ khó khăn tài chính đối với các tổ chức tín dụng mà còn tác động trực  tiếp tới quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế.

Phó TGĐ một NHTM lớn trên địa bàn TP.HCM cho biết, DNNVV đi vay vốn ngân hàng buộc phải có tài sản thế chấp, vì không minh bạch tài chính và không có kỹ năng quản trị. Thực trạng hiện nay là khi ngân hàng muốn tái cấp lại tín dụng cho đối tượng DNNVV thì nhiều DNNVV đang bị lỗ và các ngân hàng đang yêu cầu doanh nghiệp đưa phương án khắc phục lỗ để cho vay.

Bên cạnh đó, hiện nhiều ngân hàng cũng đang vướng về việc món vay của dư nợ cũ được các ngân hàng thẩm định dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản (BĐS). Đến nay, giá trị của BĐS giảm, giá trị tài sản đảm bảo cũng giảm nên hạn mức tín dụng mới bị giảm so với món vay trước. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp do nguồn vốn vay bị suy giảm đáng kể dẫn đến thiếu vốn lưu động để sản xuất  kinh doanh.

Cách duy nhất để khơi thông dòng vốn là phải kích cầu giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, doanh nghiệp có tiền trả được nợ thì ngân hàng mới dám cho vay tiếp. Tín dụng mặc dù đã có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong những tháng gần đây nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn thấp, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng trong nền kinh tế khá cao nên tín dụng từ nay đến cuối năm để tăng mạnh là vấn đề nan giải.

Trong khi đó, tất cả những ách tắc trong nền kinh tế hiện nay vẫn đang là một nút thắt khi thị trường hàng hóa bị  ứ đọng, BĐS đóng băng… Năng lực quản trị của doanh nghiệp yếu cũng là một rào cản lớn cho nhà băng giải ngân vốn trong điều kiện tín dụng ngày càng khắt khe hơn, đáp ứng chuẩn quốc tế về hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, trước đây nợ xấu chỉ 3%/tổng dư nợ, nhưng hiện nay theo báo cáo của Thống đốc NHNN nợ xấu đã tăng đến 10%/tổng dư nợ. Và đây là điều cấp thiết cần phải xử lý Một trong những cách xử lý nợ xấu là phải có công ty mua bán nợ.

Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến cho rằng cho rằng, không ít NHTM đang lợi dụng độ trễ của chính sách để chậm giảm lãi suất, đặc biệt việc tự do hóa lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó NHTM nào đang thực thi việc này là đang rơi vào tình trạng khốn khó hoặc đang tự làm khó. Bởi NHTM phải cảm thông với doanh nghiệp, doanh nghiệp chết NH cũng điêu đứng. Với những NHTM lớn, việc chia sẻ với doanh nghiệp càng nhiều càng tốt.

Trong bối cảnh hiện tại, khách hàng tốt luôn được săn đón, thậm chí còn xảy ra tình trạng “giành khách” giữa các NHTM. Theo ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cho rằng định chế tài chính trung gian như các NHTM trong khi phải nhận tiền gửi vốn gần như vô điều kiện, với mức lãi suất cho sẵn thì không thể để đồng vốn bất động được. Nhưng nếu cho vay ra mà rủi ro thì tất yếu họ phải tính toán nên chuyển dòng tiền vào đâu để an toàn.

Cho vay trên thị trường liên ngân hàng bây giờ lãi suất bình quân 5-6%/năm cũng phải chấp nhận; mua trái phiếu Chính phủ với lãi suất thấp hơn nhiều lãi suất huy động lại cũng phải chấp nhận. Không phải doanh nghiệp khó tiếp cận vốn mà chúng các doanh nghiệp cũng hết sức thận trọng trong vay vốn, tình trạng các khoản phải thu và tồn kho hàng hóa tăng cao là lý do chính. Vì vậy, việc giảm lãi suất vẫn chưa thể giải quyết căn cơ được bài toán đầu ra của tín dụng, nếu không kích cầu thì không giải quyết được vấn đề. 

PLCN

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.