’Luyện gà nòi’ không còn hấp dẫn?

 Chúng ta có nhiều tài năng, nhưng những tài năng với những vòng nguyệt quế vinh quang một thời giờ đang ở đâu? Và từ khi bỏ chế độ tuyển thẳng đối với học sinh giỏi (HSG) quốc gia thì HS ít mặn mà với các kỳ thi HS giỏi, nhất là các môn khoa học cơ bản như toán, lý, hoá, sinh...mà thay vào đó là luyện ngoại ngữ để... du học.

Chúng ta có nhiều tài năng, nhưng những tài năng với những vòng nguyệt quế vinh quang một thời giờ đang ở đâu? Và từ khi bỏ chế độ tuyển thẳng đối với học sinh giỏi (HSG) quốc gia thì HS ít mặn mà với các kỳ thi HS giỏi, nhất là các môn khoa học cơ bản như toán, lý, hoá, sinh...mà thay vào đó là luyện ngoại ngữ để... du học!

Ngược dòng?

Học tập, tham gia giảng dạy ở nước ngoài; xây dựng gia đình; tiếp tục nghiên cứu lên cao hơn bậc tiến sĩ; làm việc một số năm tại nước ngoài để tích lũy tri thức và kinh nghiệm đang là mốt đối với nhiều sinh viên giỏi Việt Nam?

Hà Huy Tài, người dự thi IMO lần thứ 30 tại Trung Quốc (1990) và lần thứ 31 tại Thụy Điển (1991) cho biết: Đó là con đường mà những người theo đuổi khoa học cơ bản đang đi. Hà Huy Tài khẳng định chúng ta có nhiều tiềm năng Toán học, có thể nhìn thấy ở các kết quả đạt được của Việt Nam trong các cuộc đọ sức quốc tế. Các nước đánh giá rất cao việc dạy kiến thức Toán học cho học sinh phổ thông tại Việt Nam. Các nghiên cứu về Toán học của Việt Nam cũng được đánh giá cao trong các nước phát triển và được thế giới biết đến mà gần đây là sự kiện GS Ngô Bảo Châu.

Một buổi trao giải cho học sinh giỏi
Một buổi trao giải cho học sinh giỏi

Công tác thi chọn học sinh giỏi quốc gia có lịch sử từ năm 1962, bắt đầu từ kì thi HSG Toán và Văn lớp 10 toàn miền Bắc. Tuy nhiên, tại một cuộc hội thảo mới đây, ông Trần Văn Kiên, Cục phó Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) thẳng thắn nhìn nhận, các kỳ thi chọn HSG quốc gia những năm gần đây bộc lộ một số bất cập cần phải được khắc phục như có biểu hiện của việc chạy theo thành tích trong việc chọn học sinh vào đội tuyển và bồi dưỡng đội tuyển ở một số địa phương, công tác coi thi ở một số đơn vị chưa nghiêm túc làm cho kết quả thi chưa thật chính xác, khách quan, công bằng... Có một thực tế, HSG quốc gia ở hầu hết các địa phương vẫn chỉ chủ yếu là học sinh trường chuyên.

Ông Kiên cũng khẳng định, trong 5 bộ môn có học sinh dự thi Olympic quốc tế hằng năm, kết quả dự thi của Việt Nam trong 5 năm lại đây có phần chững lại hoặc đi xuống. Ngược lại, các nước trong khu vực lại tăng lên rõ rệt. Còn theo nhận định của GS.TSKH. Hà Huy Khoái - Viện Toán học - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam: Đội tuyển Olympic Toán học của Việt Nam đang lùi dần khỏi top 20 đội mạnh nhất.

Đích đến: Đại học, du học

Không như trước kia, được lựa chọn đi thi học sinh giỏi là niềm vinh dự, tự hào đối với mỗi HS và phụ huynh. TS.Nguyễn Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng trường phổ thông năng khiếu ĐHQGHCM cho biết, trong những năm qua, phụ huynh và học sinh không còn mặn mà với các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp thành phố đến cấp quốc gia, quốc tế. TS.Nguyễn Thanh Hùng lý giải, do đích đến của học sinh và phụ huynh khi học xong THPT là vào được một trường ĐH trong hoặc ngoài nước.

Hơn nữa, khi Bộ GD&ĐT bỏ chế độ tuyển thẳng vào ĐH cho các học sinh giỏi đạt giải quốc gia, học sinh và phụ huynh sẽ chọn con đường ít chông gai hơn để đi tới đích, đó là tập trung ôn thi ĐH và học tiếng Anh. Bởi thế, đã có HS đạt Huy chương bạc Tin học quốc tế khi đang học lớp 11, đến năm lớp 12 vẫn đi thi nhưng chỉ để thầy cô “vui lòng” mà thôi.

Còn PGS. TS Nguyễn Thế Khôi, ĐH Sư phạm Hà Nội, khẳng định, chất lượng học tập môn Vật lý của học sinh nước ta trong những năm gần đây giảm sút, lỗi chính do hình thức thi trắc nghiệm 100% khi mà phương pháp dạy và học của chúng ta hiện nay là học gì, thi nấy. Kết quả là học sinh làm các bài thi vật lý trắc nghiệm nhanh, đúng, có thể đạt điểm cao, nhưng chất lượng nhận thức của học sinh về vật lý rất thấp, bởi với các câu hỏi trắc nghiệm, học sinh không thể nắm sâu sắc các định luật...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc học sinh không còn mặn mà với việc thi học sinh giỏi, đặc biệt là tình trạng học sinh lớp 12 bỏ thi học sinh giỏi kéo theo việc giảm tâm huyết của các thầy cô giáo và các trường chuyên. TS.Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, đây thực sự là một hiện tượng “đau lòng” đánh vào nhiệt huyết của các thầy cô giảng dạy chuyên và các đội tuyển. Để có được một giáo viên dạy học sinh giỏi phải cần ít nhất 3 năm (tương đương với 1 chu kỳ lo đội tuyển từ lớp 10 tới lớp 12), song chỉ không giảng dạy 1 năm có thể mất 1 giáo viên đã gắn bó với sự nghiệp này hàng chục năm.

Mặt khác, việc thay đổi đội tuyển Olympic hầu như hoàn toàn mới mỗi năm; việc bồi dưỡng học sinh giỏi làm theo kiểu “địa phương”, tỉnh nào lo đội tuyển tỉnh đó; khó khăn trong tài liệu bồi dưỡng; kinh phí đã ảnh hưởng rất nhiều tới sự giảm sút chất lượng đội tuyển...

TS.Phạm Văn Lập, trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội đưa vấn đề, liệu ta có nên xem xét lại các chính sách ưu đãi đối với học sinh giỏi quốc gia, quốc tế theo một cách nào đó để động việc khuyến khích HS và thầy cô. Bởi lẽ, hiện nay, thầy cô chỉ có trách nhiệm luyện thi cho HSG nhưng hoàn toàn không có một chế độ nào khác ngoài trách nhiệm mà không được nhìn nhận, đánh giá, điều đó làm nản lòng thầy cô... “Dù có nhiệt tình với học sinh và danh dự quốc gia đi mấy thì cũng không mấy người sẵn sàng dành thời gian công sức cho công việc khi không được Nhà nước đánh giá đúng công sức của họ” - TS. Phạm Văn Lập chia sẻ.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống trường chuyên, TS.Nguyễn Thanh Hùng cho rằng cần phục hồi lại chế độ tuyển thẳng học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia vào ĐH theo phương án, tuyển thẳng các em đạt giải chính thức vào học các ngành khoa học tương ứng với môn các em dự thi.

Không thể lãng phí hơn nữa

PGS. TS Nguyễn Thế Khôi cũng đưa ra một thực tế, không chỉ ở môn Vật lý, số học sinh đoạt giải trong các kì thi khu vực và quốc tế có tới hàng trăm em. Vậy nhưng, đến nay hầu như chưa có sự theo dõi về quá trình học tập sau phổ thông, sau ĐH và công việc của các em. Nhà nước cũng chưa có những chủ trương về việc định hướng học tập trình độ cao cho các em ở từng môn, càng chưa có những chính sách đào tạo các em thành nhân tài và sử dụng các em một cách xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước. Do đó, việc cần làm hiện nay theo TS Khôi là Bộ GD& ĐT cần phải tiến hành điều tra, thống kê và có chiến lược đào tạo và sử dụng các em HSG một cách... không lãng phí!

Có thể nói, chúng ta cần nhìn nhận một điều sâu xa hơn, đó là Việt Nam có rất nhiều tài năng trên nhiều lĩnh vực. Thực tế những cuộc thi quốc tế nhiều năm qua đã chứng minh điều đó. Nếu những nhân tài được ươm, trồng, phát triển trên những mảnh đất có đủ điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt được chăm chút bởi những con người có tri thức, có tâm huyết thì chắc chắn Việt Nam không chỉ có một Ngô Bảo Châu, một Đặng Thái Sơn... Và như vậy, nhân tài Việt Nam không chỉ phụng sự đất nước, mà còn cho cả sự phát triển của nhân loại, nhất là trong thời kỳ hội nhập và mở cửa.

Nguyệt Thương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.