Xuân sớm ở ngôi làng quý tộc

Làng cổ Hahoe.
Làng cổ Hahoe.
(PLVN) - Sau 4 giờ đồng hồ “lướt mây” trên chuyến bay Hà Nội - Daegu của hãng Hàng không Tway (Hàn Quốc) tôi có mặt tại xứ sở Kim chi bình yên, tươi đẹp. Không phải ngẫu nhiên, làng cổ Hahoe gần 600 tuổi là điểm khám phá đầu tiên được Tổng Cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam lựa chọn giới thiệu với khách mời.

Ngôi làng của Gia tộc họ Ryu

Làng cổ Hahoe nằm ở thôn Hahoe, xã Pungsan, thành phố Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc; được bao trọn bởi con sông Nakdong uốn lượn quanh làng theo hình chữ S, phản chiếu những mái nhà cổ kính bình yên dưới  hàng thông xanh mướt. Xa xa là những khu rừng nằm trên vách đá hùng vĩ dựng đứng, nhìn xuống dòng sông thơ mộng.

Hai bên bờ sông là những bãi cát vàng trải dài của vùng đồng bằng trù phú tựa như một bức tranh thủy mặc đã trở thành nguồn thi hứng bất tận cho các nghệ sĩ. Hiện tại, làng Hahoe là bối cảnh thường xuyên của những bộ phim lịch sử ăn khách hay các thước phim tài liệu. 

Chớm xuân, thời tiết Hàn Quốc đẹp tuyệt vời với những sợi nắng vàng mơ khiến làng cổ Hahoe càng thêm phần diễm lệ. Vào tham quan làng cổ, tất cả du khách được khoác y phục Hanbok truyền thống của xứ sở “Kim Chi” để cùng trải nghiệm cuộc sống thời xa xưa của dòng tộc Ruy.

Làng Hahoe là ví dụ điển hình của các làng tộc truyền thống Hàn Quốc, cũng là một bằng chứng đặc biệt cho Nho giáo  của triều đại Joseon. Người trong làng vẫn có đến 67% là thuộc dòng họ Ryu ở Pungsan Hahoe tiếp nối nhau, nhờ đó mà cuộc sống trong làng cơ bản vẫn nguyên vẹn như xưa. Dọc những bức tường đất là tòa nhà của quý tộc xưa, có những ngôi nhà lớn tới 72 gian.

Hiện tại con cháu trưởng đời thứ 11 của họ Ryu vẫn đang sinh sống ở khu nhà chính để gìn giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà tổ tiên họ để lại. Hiện làng có 437 ngôi nhà hợp thành 127 cụm, trong đó có 12 ngôi nhà được coi là báu vật quốc gia Hàn Quốc. 

Sự sắp xếp vị trí ở làng Hahoe khá đặc biệt. Nhà của tầng lớp thượng lưu sống ở trung tâm khu làng, mái ngói và cổng khá lớn; còn nhà của tầng lớp dưới lợp mái rơm, sống bao quanh, hướng về khu trung tâm. 

Gia đình bà Han Ye Jun đã có nhiều đời sống ở đây. Ngôi nhà bà đang sinh sống được làm hoàn toàn bằng đất. Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm, nhưng theo bà ngôi nhà vẫn giữ được nét nguyên thủy. “Nhà nước hỗ trợ chúng tôi bảo tồn ngôi nhà này. Hiện cả làng được quy hoạch là điểm du lịch đón du khách khắp nơi trên thế giới về đây nhưng việc bảo tồn rất tốt. Chúng tôi hy vọng bảo tồn cho nhiều đời sau nữa”- bà Han Ye Jun chia sẻ.

Đặc biệt, chính giữa làng có cây cổ thụ Zelkowa 600 tuổi, gốc to, cành lá sum suê tỏa bóng mát được dân làng kính cẩn chăm sóc rất kỹ. Tương truyền rằng cây là nơi ngự của nữ thần Sam Sin phù trợ việc sinh con, nuôi dưỡng trẻ em trong làng.

Du khách mặc y phục Hanbok khám phá làng cổ 600 tuổi.
 Du khách mặc y phục Hanbok khám phá làng cổ 600 tuổi.

Vì vậy, nhiều gia đình Hàn Quốc tìm tới đây để cầu nguyện. Các du khách trong và ngoài nước tới đây cũng viết lời cầu nguyện vào mảnh giấy, buộc vào dây chằng dưới gốc cây như vậy lời cầu nguyện ấy sẽ linh ứng giúp gia đình phúc lộc, sức khỏe dồi dào. 

Làng mặt nạ - bảo vật Hàn Quốc

Không chỉ được biết đến là địa danh với thiên nhiên thơ mộng hay kiến trúc cổ kính, làng Hahoe còn được tôn vinh là nơi có những giá trị văn hóa độc đáo, nghệ thuật cổ hàng trăm tuổi xứ Hàn. Trong đó, “mặt nạ Hahoe” đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Ngay cổng làng là quần thể Jangseung - tượng gỗ tượng trưng cho vị thần bảo vệ làng, được tạc theo mặt nạ truyền thống Gaksi. Bức tượng mặt nạ bên trái là biểu tượng của bầu trời, bên phải là biểu tượng của mặt đất. Xưa, người dân làm mặt nạ để trừ đuổi tà ma, quỷ dữ và mang lại sự bình an. Nay, những chiếc mặt nạ được coi là sứ giả văn hóa để họ làm du lịch.

Hahoe cũng nổi tiếng với lễ hội truyền thống có sự kết hợp giữa mặt nạ, múa, kịch, nghi thức tế lễ. Từ giữa thế kỷ thứ 12, múa mặt nạ dân gian được kết hợp từ các động tác, lời thoại do người dân sáng tác và biểu diễn trước dân chúng. Nghi thức này mang ý nghĩa cầu nguyện cho sức khỏe của người dân và vụ mùa bội thu cho ngôi làng.

Nơi đây có 11 loại mặt nạ truyền thống: Yangban (quý tộc); Sonbi (học giả); Chung (nhà sư); Paekchong (người bán thịt), Kakshi (cô dâu); Pune (thiếu nữ thích tán tỉnh); Halmi (bà lão); Choreangi (người láu táu) và Imae (kẻ ngốc và hai mặt nạ sư tử). Những chiếc mặt nạ có thể cử động được khớp hàm, để thể hiện cảm xúc.

Tại làng Hahoe, còn có Bảo tàng Mặt Nạ trưng bày các loại mặt nạ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Các chương trình biểu diễn múa mặt nạ truyền thống cũng được tổ chức thường xuyên; lễ hội múa mặt nạ quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của nhiều quốc gia. 

“Mặt nạ Hahoe đại diện cho Andong là di sản văn hóa quý báu, được coi là quốc bảo của đất nước Hàn Quốc”, ông Choi Hyung - Seok, Giám đốc Marketing của Cục Du lịch Gyeongsangbuk-do tự hào cho biết.

Làng Hahoe (Hàn Quốc) đã được vinh danh là Di sản văn hóa thế giới UNESCO từ năm 2010. Làng cổ Hahoe - di sản UNESCO đã được nhiều chính khách thế giới đến thăm như Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, Tổng thống Bush cha và con…
Đặc biệt, Nữ hoàng Anh Elizabeth đã trồng một cây linh sam Hàn Quốc tại làng cổ Hahoe khi đến thăm nơi này vào ngày 21/4/1999. Hạt của cây này hướng lên trời và tan ra khi rơi xuống đất, tỏa ra mùi hương ngọt ngào. Cây linh sam Hàn Quốc biểu tượng cho tinh thần bàn tay sắt trong găng tay nhung - một trong những đặc tính của người dân Hàn Quốc là bền chí trong thời tiết khắc nghiệt.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.