Tưng bừng Tết sớm của người Mông

Tưng bừng Tết sớm của người Mông
(PLO) - Trong khi Tết Nguyên đán của người Kinh còn hơn một tháng nữa mới tới thì tại các bản Mông, Tết cổ truyền của bà con dân tộc đã đến từ tháng Chạp, và tưng bừng rộn rã kéo dài đến hơn một tháng cho đến Tết Nguyên đán cổ truyền.

Không giống như các dân tộc khác trên đất nước Việt, người Mông đón Tết cổ truyền sớm vì có cách tính thời gian khác. Người Mông quan niệm, mỗi tháng có 30 ngày, không có tháng thiếu, tháng thừa hay năm nhuận nên họ luôn luôn đón Tết vào ngày thứ 361. Ngày thứ 361 là mùng 1 Tết của người Mông. Theo cách tính này, Tết của đồng bào đến vào khoảng đầu tháng Chạp âm lịch, trước tết cổ truyền gần một tháng. 

Đồng bào dân tộc Mông thường sinh sống tại các rẻo cao, triền núi, nơi mùa hè nắng cháy da, mùa đông khô khát và quanh năm mây phủ, cái rét tàn nhẫn như dao đâm vào thịt. Phải chăng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ấy đã tôi luyện lên những con người vừa cần cù, chịu khó, vừa lãng mạn, phóng khoáng như chính thiên nhiên hoang dã của họ. Đồng bào làm việc hết mình và đón Tết, chơi Tết cũng tưng bừng, rực rỡ hết mình.

Những ngày Tết của đồng bào đến vào thời điểm khi lúa đã gặt xong, ngô, khoai đầy bồ, lợn, gà, trâu, bò đầy sân, nhà cửa đã được sửa sang và dọn dẹp sạch sẽ. Những người phụ nữ tranh thủ hoàn thiện những đường thêu cuối cùng trên bộ váy áo mới để cả nhà kịp diện chơi Tết, đàn ông thì tất bật mổ gà lợn chuẩn bị đầy đủ thực phẩm cho gia đình ăn uống linh đình cũng như thết đãi họ hàng, bè bạn. Cái tết của người Mông tươm tất, đủ đầy không chỉ trong từng căn bếp nhỏ mà rộn rã lan tỏa khắp triền núi, thung lũng bởi các trò chơi dân gian với sự tham dự hết mình của các thế hệ từ người già đến trẻ nhỏ.

Đồng bào Mông có ít lễ hội nên người Mông rất mong chờ Tết. Chỉ đến Tết họ mới có dịp để thỏa sức đi chơi, giao lưu, kết bạn. Trong hơi thở xuân tràn ngập đất trời, những khuôn mặt càng thêm rạng rỡ, háo hức và hân hoan. Tiếng cười đùa của lũ trẻ càng khiến hương vị Tết thêm ấm áp. Tết cũng là ngày người Mông đoàn viên, sum họp, tham gia hội hè, nghỉ ngơi và tận hưởng niềm vui bất tận sau những ngày lao động vất vả.

Tết cổ truyền của người Mông thường kéo dài trong 3 ngày. Tiếp đó là đến mùa hội với nhiều trò chơi dân gian độc đáo và vui nhộn đến hết rằm tháng Giêng. Bởi vậy, so với các dân tộc khác thì người Mông ăn Tết dài hơn cả. Người Mông không đón giao thừa như người Kinh vẫn làm trong đêm 30 Tết. Thay vào đó, họ chỉ cúng ma nhà bằng một con lợn sống, một con gà trống sống (thường là gà trống tơ). Người Mông thờ một con gà trống còn sống với ngụ ý tiếng gà gáy sẽ gọi thần mặt trời dậy, để trời đất thoát khỏi cảnh tối tăm.  

Sau khi làm lễ cúng bái tươm tất, gà và lợn được mang đi giết thịt. Lúc này, gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm, uống rượu thịt và chia sẻ với nhau những câu chuyện về dòng họ, làng bản và chờ đến khi con gà đầu tiên cất lên tiếng gáy thì khi ấy năm mới chính thức bắt đầu.

Trong ba ngày Tết người Mông hầu như chỉ ở nhà, làm cỗ cúng bái, ăn uống linh đình. Ngày Tết đối với họ thực sự là “ăn Tết” khi các gia đình chuẩn bị thực phẩm rất nhiều gồm gà, lợn, dê, ngỗng, làm nhiều loại bánh như bánh dày, bánh tét để ăn dần. 

Từ mùng 4 trở đi, mọi người bắt đầu diện quần áo mới ra khỏi nhà đi chơi Tết. Những ngày Tết, mọi hoạt động nương rẫy, trồng cấy đều tạm gác lại. Tết là dịp để lũ trẻ tạm gác việc học hành, bài vở, chỉ chuyên tâm với việc ăn cỗ và đi chơi, người lớn tạm quên đi những lo toan, bận rộn để dành cho nhau những bát rượu đầy, những lời chúc đầy yêu thương, may mắn. Tết cũng là dịp các đôi trai gái người Mông gặp gỡ, hẹn hò.

Suốt hơn một tháng trời, người Mông chỉ vui chơi, tổ chức ăn uống, hát ca, sang chơi nhà nhau và cùng thưởng thức miếng bánh dày dẻo thơm, cạn chén rượu ngô nồng nàn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp với những chiếc váy xòe hoa sặc sỡ dập dìu và tiếng khèn réo rắt. 

Điều đặc biệt là theo truyền thống, trong 3 ngày Tết, đàn ông Mông sẽ thay phụ nữ làm hết mọi việc trong gia đình như: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, cho gia cầm gia súc ăn uống… Vì họ quan niệm đàn ông là trụ cột, cáng đáng mọi việc trong gia đình nên phải “làm gương” để giữ gia phong cho năm mới. Tục lệ này tồn tại từ rất lâu, kể cả trước kia người phụ nữ Mông chỉ được xem như con trâu, con ngựa trong nhà chồng, quanh năm vất vả làm lụng nhưng riêng 3 ngày Tết họ chỉ việc thong dong vui vẻ ăn cỗ rồi đi chơi.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.