Bình Định: Tấm lòng sẻ chia cảm hóa tâm hồn trẻ khuyết tật

Niềm vui của trẻ em khuyết tật khi được các cô chú đến thăm.
Niềm vui của trẻ em khuyết tật khi được các cô chú đến thăm.
(PLO) -Với những đứa trẻ sinh ra đã phải mang trong mình nhiều thiệt thòi bất hạnh, điều bình thường là được đến trường, được có bạn bè, thầy cô cũng trở nên quá xa xôi. Thế nhưng, gần 4 năm qua, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực với những trẻ em khuyết tật nghi nhiễm chất độc da cam tại xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
 

“Lớp học ước mơ”

Sáng chủ nhật, chúng tôi theo một hội từ thiện đến trường Tiểu học số 2 Cát Trinh phát quà cho trẻ em khuyết tật nghi nhiễm chất độc da cam. Thấy có người vào lớp, các em liền vội vã chào hỏi. 24 đứa trẻ, mỗi em mang trong mình một khiếm khuyết riêng: câm điếc, khuyết tật vận động, thiểu năng trí tuệ… nên cách chào cũng thật đặc biệt.

Có cô bé giọng ngọng líu ngọng lô, bắt chuyện: “on ào ú!” (Con chào chú!). Một trẻ câm điếc khác thì nắm chặt lấy tay, tay còn lại khua loạn xạ, môi mấp máy ra vẻ rất hào hứng. Điểm chung của các em là nụ cười trong trẻo, hồn nhiên dễ khiến người khác xao lòng.

Chứng kiến điều này, cô Nguyễn Thị Hiền, phó hiệu trưởng nhà trường, người trực tiếp theo dõi và quản lý chương trình cho lớp mỉm cười hài lòng: “Không khí những ngày đầu tiên của “lớp học ước mơ” không được đầm ấm, dễ thương như vậy đâu. Có em hét la, chạy trốn, thậm chí cào cấu thầy cô. Em khác lại im thin thít, nhất quyết không nghe, không mở lời và hầu hết đều gặp vấn đề về nhận thức”.

Nói rồi, cô Hiền tâm sự: “Hoàn toàn không có chuyên môn, nghiệp vụ về giảng dạy cho trẻ khuyết tật đặc biệt nên tôi và đồng nghiệp vô cùng bối rối. Nhưng cứ lấy cái tâm, sự dịu dàng ra mà sẻ chia, thuyết phục các con theo kiểu mưa dầm thấm lâu”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, “lớp học ước mơ” mở cửa một lần mỗi tuần, từ 8 đến 10h sáng chủ nhật. Tới đây, chúng tôi như lọt thỏm giữa một thế giới xôn xao, náo hoạt, trong âm thanh của những bài hát thiếu nhi rộn ràng, trong trẻo.

Bé gái Nguyễn Thị Thu Hằng (11 tuổi, học sinh của lớp) đang bận bịu với mấy cuốn tập và mớ bút chì màu. Cô bé đang cố gắng hoàn thành những nét vẽ của mình. Thế nhưng, công việc xem ra chẳng dễ chút nào. Những chiếc bút nhỏ nhắn như cố tình trêu ngươi, thách thức. Bé Hằng bặm môi, trán lấm tấm mồ hôi.

Thấy vậy, cô giáo Nông Thị Thúy Nga bước lại, đặt bàn tay lên vai em, dỗ dành: “Khoan đã nào, con còn chưa ăn bánh, uống sữa kia mà”. Thế là cô bé đỡ căng thẳng và nghe theo lời cô giáo. Cô Nga nhìn chúng tôi cười bảo: “Phải nhẹ nhàng như thế mới dạy được học sinh của lớp học đặc biệt này”.

Theo cô Nga, chính sở thích, hứng thú, đôi khi chỉ bất chợt của các em là yếu tố gợi ý cho các cô cách dạy dỗ, bảo ban. Không nghiệp vụ đặc thù, không giáo án theo những quy tắc mô phạm, dạy học ở đây chủ yếu là nương theo điều kiện tâm thần, nhu cầu và dấu hiệu khả năng dù chỉ le lói của từng em để khẽ khàng gây dựng, gieo trồng, uốn nắn.

Như trường hợp cô học trò Phạm Thị Bình (18 tuổi), trước đây là người bị tổn thương não, khuyết tật vận động, năng lực tiếp nhận, thực hành ngôn ngữ hạn chế. Nhưng bây giờ Bình là “cánh chim đầu đàn” của lớp học.

Phạm Thị Bình (thứ 3 từ trái qua) giờ đã là “cánh chim đầu đàn” của lớp.
Phạm Thị Bình (thứ 3 từ trái qua) giờ đã là “cánh chim đầu đàn” của lớp.

Cô Nga tự hào khoe: “Mai giờ viết được chữ, nhớ bài, cộng trừ nhân chia 1 chữ số thông thạo. Hiện tại em đang làm quen các phép tính 2 con số; biết chải chuốt làm duyên, biết soi gương, cắt móng tay, kẹp tóc. Chẳng bì hồi mới vô, bữa nào cũng chù ụ, im re”.

Nhìn những học trò khuyết tật của mình, cô Hiền tâm sự: Không em nào giống em nào. Có em được dạy kiến thức, nhưng có em chỉ cần hướng dẫn, bồi đắp thói quen hành vi cơ bản. Điều quan trọng là thầy cô phải tận tụy, hết mình trong vai trò kết nối, hình thành bầu không khí thân thiện.

“Nói vậy chứ tụi nhỏ hay lắm, chúng biết sợ người thầy nghiêm nghị nhưng cũng rất ngoan, chịu nghe lời những nữ giáo viên dịu dàng, biết cách… ăn mặc đẹp”, cô Hiền chia sẻ.

Niềm vui của bậc sinh thành

Những nỗ lực của cô Nga và 6 giáo viên khác đã được đền đáp. Tất cả các em dần dần đều đã thích đến lớp, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, thể hiện tình cảm, nhiều em đã thuộc mặt chữ, viết được tên của mình, biết hát, biết phân biệt màu sắc và vẽ theo mẫu.

Cô Nga phấn khởi khi kể về sự tiến bộ của từng học trò trong quá trình hòa nhập cộng đồng: “Em Dương Văn Thương, ngày trước thường la hét, quậy phá nay đã biết vâng lời. Em Nguyễn Thị Hồng Liêm, đã tự sinh hoạt cá nhân, đến lớp còn chủ động kêu gọi các em khác cùng nhặt rác, quét lớp”.

Trong lớp học ấy, chúng tôi còn bắt gặp nụ cười của những người làm cha làm mẹ. Nhìn ánh mắt họ dõi theo con, cách họ nâng niu, trìu mến với con khi đón con về mới hiểu những mòn mỏi vì phải chứng kiến những đau đớn, quằn quại trước đây của con. Nhờ đó, mặc cảm sinh ra những đứa con không lành lặn đã vơi đi phần nào.

Những nụ cười rạng rỡ của những đứa trẻ không được lành lặn.
Những nụ cười rạng rỡ của những đứa trẻ không được lành lặn.

Bà Nguyễn Thị Hòa (62 tuổi, ở thôn Phú Nhơn, xã Cát Trinh) chia sẻ: “Con gái tôi là Phạm Thị Bình, bị tổn thương não, hạn chế về ngôn ngữ. Từ nhỏ đến lớn, nó chưa một ngày dám ra khỏi nhà, ngại giao tiếp, luôn luôn sống trong cảm giác sợ hãi. Lúc được vận động đưa con đến lớp, tôi cũng từng ngần ngại. Vậy mà sau vài tháng, Bình đã thay đổi hẳn. Bây giờ con gái tôi có thể tự đi học với bạn và rất vui vẻ”.

Cũng có mặt ở lớp học này, chị Đặng Thị Tuyết (42 tuổi), chốc chốc lại đưa tay dụi mắt vì vui mừng. “Sau vài tháng nhập học, cháu nhà tôi đã khác hẳn. Trông nó hào hứng hẳn ra nên tôi mừng lắm”, chị Tuyết phân trần về cảm xúc của mình.

Bệnh của cháu Nguyễn Công Minh (15 tuổi, con trai chị Tuyết) là tăng động, giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ. Trớ trêu là thằng bé có vẻ ngoài ngời ngời, đẹp đẽ, sáng trưng tựa tên của nó.

Hàng chục năm gia đình chồng bộ đội, vợ giáo viên của chị Tuyết không biết phải bao phen tất tả, mòn mỏi theo con vào Nam ra Bắc. Hết Bệnh viện Nhi Trung ương tới Bệnh viện Nhi đồng II, bệnh trạng Minh vẫn không thuyên giảm.

Sau đó, chị Tuyết gửi con vào lớp hòa nhập ở trường Tiểu học số 1 Cát Tân. Tháng 11/2014, khi đang ngồi lớp 4, Minh phải thôi học. “May mắn sao, lớp học này không chối bỏ con tôi”, chị Tuyết sụt sùi. Với chị Tuyết, nỗi khó nhọc tay xách nách mang, đi về đưa đón mỗi tuần hai lượt không là gì hết so với niềm vui nhen nhóm trước những dấu hiệu đổi thay của con mình.

Khi được hỏi, lúc bắt đầu nhận triển khai dự án tại trường, liệu các thầy cô có sợ sẽ là công “dã tràng xe cát”? Cô Hiền cho biết: “Biết là sẽ vất vả hơn nhiều so với dạy dỗ các học sinh bình thường nhưng được giúp những mảnh đời bất hạnh, chúng tôi thấy hạnh phúc. Số học sinh giờ đã lên đến 24 em. Chúng tôi mong sao có thêm sự hỗ trợ để trang bị cơ sở vật chất phù hợp hơn cho các em, đồng thời các giáo viên được học tập phương pháp giáo dục học sinh đặc biệt để hoàn thành tốt hơn mục tiêu đã đặt ra”.

Ông Ngô Vĩnh Khương, Phó Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Bình Định, cho biết: “Những tiến bộ về giao tiếp, ứng xử của trẻ khuyết tật trong quá trình tham gia lớp đã cho thấy hiệu quả tích cực của lớp học. Tỉnh hội cũng đang cố gắng vận động các nhà hảo tâm để có được những hỗ trợ thường xuyên về vật chất và tinh thần cho lớp, để nhiều trẻ khuyết tật được hỗ trợ hòa nhập hơn nữa”.

Đến thăm lớp, chứng kiến những tiến bộ của học sinh, cảm nhận được niềm hy vọng đang lớn lên từng ngày của các phụ huynh, chúng tôi trân trọng những nỗ lực của thầy cô giáo đang dạy dỗ, quản lý lớp. Mong sao những lớp học như thế này được nhân rộng.

Ngày 4/9/2012, lớp học dành cho trẻ khuyết tật thuộc Dự án phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội và ý thức tự chủ của trẻ khuyết tật nhiễm và nghi nhiễm chất độc da cam tại trường Tiểu học số 2 Cát Trinh bắt đầu đi vào hoạt động. Dự án do Giáo sư Michio Umegaki (Trường đại học Keio, Nhật Bản) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định và Hội Chữ thập đỏ huyện Phù Cát tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.