Người phụ nữ lam lũ ngày ngày ra QL 1 ôm bảng kêu oan

Mảnh đất, nơi có căn nhà gỗ, đang xảy ra tranh chấp
Mảnh đất, nơi có căn nhà gỗ, đang xảy ra tranh chấp
(PLO) - Bây giờ, trên dọc tuyến quốc lộ 1 đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai, cứ vài ngày một lần, người đi đường vẫn thấy một người phụ nữ lam lũ, rách rưới, tuổi ngoài 60 chạy chiếc xe máy nát, lưng và ngực đeo tấm biển có những dòng chữ kêu oan, buộc đằng sau xe một giỏ đơn khiếu nại.

Xót thương những người em ngoài quê nghèo khó, vợ chồng người anh đưa vào Xuân Lộc sinh sống và cho ở nhờ trên đất của mình. Hơn 20 năm sau, những người em bị cho là trở mặt chiếm luôn đất, đẩy gia đình người anh vào một cuộc chiến tìm công lý.

Mất đất vì cho ở nhờ

Nhìn căn nhà sắp sập, chỗ chui ra, chui vào của hai vợ chồng già trông giống như kho chứa ve chai, đồng nát. Họ không còn nhà nên đến tá túc tại căn nhà nát của vợ chồng đứa đi làm ăn xa. 

Người chồng, ông Bùi Văn Tâm đang lúi húi nấu cơm cho vợ, trên cái chảo méo mó đen kịt là mấy miếng cà tím nửa kho, nửa xào. Ở một góc nhà, người vợ, bà Trần Thị Hồng Khánh lúi húi gom mớ rau củ xin được ở ngoài chợ, bỏ vào bịch để chở đến cho mấy người bệnh cùng xóm. 

Vợ chồng họ mới ngoài 60, nhưng vẻ lam lũ và tấm lưng còng của người vợ khiến họ già yếu hơn tuổi thật. Cả hai hiện đang ngụ tại ấp Chiến Thắng, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai.   

Bưng tô cơm chồng đưa, ngoài miếng cà tím nằm trên, không hề có cá thịt, canh xào, bà Khánh vừa nuốt vừa nghẹn ngào kể chuyện. Một câu chuyện đầy oan trái và bất công đã ụp xuống hai phận già hơn sáu năm qua mà sự việc bắt nguồn từ lòng thương ruột thịt…

Vào cuối năm 1992, vợ chồng ông mua một mảnh đất của người cùng xóm giá 15 chỉ vàng. Vợ chồng người bán đất (tên Phạm Văn Đông và Lương Thị Vân) hiện giờ vẫn còn sống ở đây. Hai bên giao – nhận đất và vàng xong xuôi. Một năm sau, người mua được UBND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cấp sổ đỏ, rộng hơn 1.500m2. 

Mọi việc sẽ không có gì nếu hai năm sau, người chú ruột của ông Tâm (tên là Bùi Văn Sáu, quê Quảng Nam) không gửi người con trai của mình nhờ vợ chồng ông Tâm, bà Khánh giúp tìm kế sinh nhai. Nhớ lại ngày đó, giọng ông Tâm đượm buồn: “Tôi thương người chú ruột và bầy em họ ngoài quê đói khát, thiếu ăn thiếu mặc nên bàn với vợ đưa tụi nó vô đây làm với vợ chồng tôi”. Thương nhà chồng, bà Khánh đồng ý. Năm 1994, con trai ông Sáu tên Bùi Văn Niên vào nhà ông Tâm, bà Khánh ở cùng. Sau đó, người em gái ông Niên tên Bùi Thị Hiền cũng vào theo anh trai.

Tuy chỉ là anh em chú bác nhưng vợ chồng ông Tâm đối đãi hai người em tên Niên và Hiền như người nhà. Hàng ngày, hai người em phụ vợ chồng người anh buôn bán, làm rẫy. Sẵn có mảnh đất mới mua như đã nêu ở trên, vợ chồng người anh cho hai đứa em mượn dựng nhà ở tạm, mong họ sớm ổn định đời sống. Tình thương và sự giúp đỡ ấy như cái “phao cứu sinh” cho cả gia đình người em họ. Lần lượt ông Sáu và những người con khác từ Quảng Nam vào Xuân Lộc, Đồng Nai sinh sống. Họ xin vợ chồng ông Tâm, bà Khánh cho ở nhờ trên mảnh đất cùng với ông Niên, bà Hiền. Phía ở nhờ luôn miệng cam kết, khi nào vợ chồng ông Tâm cần, họ sẽ trả lại đất. 

Vợ chồng ông Tâm, bà Khánh trong căn nhà ở nhờ
Vợ chồng ông Tâm, bà Khánh trong căn nhà ở nhờ

Xác nhận khống để chiếm đất? 

Bây giờ kể lại, trong ánh mắt ông Tâm vẫn ánh lên niềm vui trong quá khứ khi nhìn thấy người chú ruột với đàn con thiếu ăn, từng ngày dần thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ông Tâm không lo sợ gì, bởi ông tin một lẽ đơn giản, họ cũng là một phần máu thịt của ông, họ chẳng thể chiếm luôn mảnh đất, nơi đã cưu mang họ. Ngay cả khi thấy con của ông Sáu chở gạch về xây nhà trên mảnh đất mượn, bà Khánh thắc mắc với đám em họ, những người ở nhờ vẫn nhất mực “khi nào anh chị cần, tụi em sẽ trả lại đất”.   

Đến năm 2007, do cần thêm vốn buôn bán, ông Tâm, bà Khánh bán đi một phần đất trống (hơn 600m2). Hai bên mua bán được huyện cấp sổ mới, mảnh đất cho gia đình người chú ruột ở nhờ còn hơn 900m2. Bây giờ đã có thêm vài căn nhà tạm nữa của đám con ông chú dựng lên trên mảnh đất cho mượn diện tích hơn 900m2 nên vẫn thừa rộng rãi. Hai gia đình vẫn qua lại, đầy ắp tình cảm như ngày nào. 

Chỉ có điều, hai vợ chồng ông Tâm đã không lường được những toan tính từ nơi họ đã làm phúc: một ngày, mảnh đất của họ đã bị gia đình người chú ruột lạnh lùng chiếm đoạt.

Ngày đó xảy ra vào năm năm sau. 

Năm 2012, xã Bảo Hòa có chủ trương xây nhà tình thương cho ông Sáu vì thuộc hộ nghèo. Tuy nhiên vì là đất ở nhờ nên ông Sáu không đủ điều kiện xét duyệt (theo tiêu chí của xã, muốn được xã xây nhà tình thương, người trong diện xét duyệt phải có đất). Những người con của ông Sáu đến tìm vợ chồng người chủ đất cũ là ông Đông, bà Vân (người bán đất cho vợ chồng ông Tâm, bà Khánh năm 1992) nhờ viết một tờ giấy “khống” xác nhận: Ông Đông, bà Vân bán đất cho ông Niên nhưng nhờ vợ chồng ông Tâm đứng tên giúp. 

Ông Đông kể lại một phần vì sợ ông Sáu mất suất nhà tình thương, một phần vì nghĩ tất cả là người thân quen nên ông Đông đồng ý giúp. Tuy nhiên, chỉ sau ít ngày, khi hiểu ra tờ giấy xác nhận khống không chỉ dừng lại ở câu chuyện xây nhà tình thương mà còn là một âm mưu chiếm đoạt tài sản, vợ chồng ông Đông đã vội vã viết đơn trình báo gửi hàng loạt cơ quan chức năng xã, huyện. Trong đơn trình báo, ông Đông khẳng định nội dung tờ giấy xác nhận bán đất cho ông Niên là sai sự thật, không có giá trị pháp lý. Đồng thời ông đề nghị chính quyền hủy bỏ tờ xác nhận trên.  

Đến lúc ấy, vợ chồng ông Tâm, bà Khánh mới rõ những người mượn đất không bao giờ trả lại như cam kết ban đầu. Họ nộp đơn khởi kiện ra TAND huyện Xuân Lộc đòi lại đất, một việc mà gần hai mươi năm trước, họ không bao giờ nghĩ đến khi chìa tay cứu đàn em họ và ông chú ruột.

Mịt mù công lý

Ruột thịt phải đưa nhau ra tòa, cái tình coi như đã cạn. Căn nhà nơi dung thân vợ chồng già ngày trước đã chia làm ba cho ba đứa con làm chỗ ở. Họ tính khi đòi đất xong, cả hai sẽ vào đấy ở để chăm nhau. Những tưởng tất cả sẽ qua nhanh chóng nhưng ai ngờ, người đòi đất lại vướng vào một tai họa khác: Tai họa chốn công đường. Sáu năm trường kiện tụng với bốn bản án các cấp nhưng đến nay hành trình đòi đất vẫn mịt mù công lý.

Trở lại vụ kiện, giữa năm 2015, tức là sau gần ba năm kể từ ngày nộp đơn khởi kiện, TAND huyện Xuân Lộc mới đưa vụ án ra xét xử. Lúc này, ông Sáu là bị đơn, do đã qua đời, nên tám người con ông Sáu ra tòa thay cha. Phía bị đơn cũng có yêu cầu phản tố đề nghị tòa công nhận đất này của mình. Người bán đất cho vợ chồng ông Tâm cũng có mặt. Cuối cùng, bản án tuyên “bác yêu cầu khởi kiện của ông Tâm, bà Khánh” và “chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Sáu, công nhận diện tích 900m2 đất thuộc quyền sử dụng của ông Niên, bà Hiền...”.

Ông Tâm, bà Khánh kháng cáo. Tháng 9/2015 TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xử phúc thẩm, tuyên “hủy toàn bộ án sơ thẩm” vì cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập không đầy đủ chứng cứ. Phía nguyên đơn như trút bỏ gánh nặng, chờ đợi phán quyết mới.

Thêm gần hai năm nữa kể từ thời điểm tuyên hủy án sơ thẩm, vụ kiện mới được đưa ra xét xử sơ thẩm lần thứ hai vào giữa năm 2017. Bản án sơ thẩm lần hai của TAND huyện Xuân Lộc vẫn tuyên “bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Tâm, bà Khánh” và “chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Sáu, công nhận diện tích 900m2 đất thuộc quyền sử dụng chung của gia đình ông Sáu…”. Điều thấy được là sau mấy năm quay vòng, án lần hai là bản sao của án lần đầu. 

Vợ chồng người đòi đất tiếp tục kháng cáo. Lúc này, Viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai ra Quyết định kháng nghị bản án sơ thẩm lần hai. Trong kháng nghị, đại diện Viện kiểm sát nhận định “đủ căn cứ đất trên của vợ chồng ông Tâm nhận chuyển nhượng từ vợ chồng ông Đông…”. Do đó, đề nghị TAND tỉnh xử phúc thẩm theo hướng sửa án sơ thẩm như nhận định của Viện đã nêu trong kháng nghị.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực lại tan thành mây khói khi bản án phúc thẩm lần hai vào đầu năm 2018 đã tuyên gần như y án sơ thẩm. Nói cách khác, người cho mượn đất đã mất đất, người ở nhờ thành chủ đất sau sáu năm kiện tụng. 

Bây giờ, trên dọc tuyến quốc lộ 1 đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai, cứ vài ngày một lần, người đi đường vẫn thấy một người phụ nữ lam lũ, rách rưới, tuổi ngoài 60 chạy chiếc xe máy nát, lưng và ngực đeo tấm biển có những dòng chữ kêu oan, buộc đằng sau xe một giỏ đơn khiếu nại. Đó là người vợ của ông Tâm – bà Trần Thị Hồng Khánh. Bà vẫn đang bước tiếp trên con đường tìm kiếm công lý… 

PLVN sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

Đọc thêm

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.

Thâm nhập "hầm vàng tặc“ tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh bên ngoài lán "nguỵ trang"hầm "vàng tặc". Nguồn ảnh MC

(PLVN) - Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ đây là lán đựng đồ của người dân địa phương. Tuy nhiên núp bóng dưới danh nghĩa trồng rừng sản xuất, một số đối tượng đã tập kết máy móc, huy động nhiều nhân lực tại vị trí bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu để khai thác vàng trái phép. 

Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: "Ai sai người đó chịu trách nhiệm"

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng.
(PLVN) - Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng được UBND xã Đình Cao phê duyệt từ năm 2022. Mặc dù dự án đã được thi công đến nay khoảng 2 tháng nhưng có nhiều điểm khó hiểu…Trong khi đó, khi được hỏi về quá trình triển khai cũng như các đơn vị thực hiện dự án, lãnh đạo xã cho biết: “Do xã không có trình độ chuyên môn nên phải đi thuê và cũng không nắm rõ đơn vị thực hiện, còn ai sai thì người đó chịu trách nhiệm…”

Vì sao gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng tại Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đấu thầu gần 4 tháng vẫn chưa có kết quả?

Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng có địa chỉ tại huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng.
(PLVN) -  Được thông báo mời thầu vào ngày 08/6/2023 và đóng, mở thầu vào ngày 28/6/2023. Tuy nhiên, đến nay đã gần 4 tháng nhưng gói thầu cung cấp than cám 6a. 14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng do Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu vẫn chưa có kết quả. Bên cạnh đó, trong quá trình đấu thầu, một nhà thầu có kiến nghị về những “bất thường” của một số nhà thầu cùng tham dự đấu thầu gói thầu trên.

Ninh Thuận: Sông Dinh tan hoang vì “ma trên đất”: Bài 2: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý kịp thời sai phạm

Đại công trường khai thác, chế biến khoáng sản trái phép trên sông Dinh được người dân xác định là của ông H.X.T
(PLVN) - “Trường hợp địa phương nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông, suối trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu”, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh thuận chỉ đạo quyết liệt.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.
(PLVN) - Trả lời báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt hành chính về hành vi thực hiện quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm trên trang website: http://myphamnusee.com nhưng không xuất trình được giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
(PLVN) - Thông tin đến Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết Cục mới có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội đề nghị kiểm tra hoạt động tuân thủ, chấp hành các quy định về quản lý mỹ phẩm đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Nusee và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu có vi phạm.

Cựu Bí thư Bến Cát kêu oan, vụ án bị tạm đình chỉ

Sau 7 năm, 7 lần trả hồ sơ, vụ án mà ông Nguyễn Hồng Khanh - cựu Bí thư TX. Bến Cát kêu oan tiếp tục bị tạm đình chỉ điều tra
(PLVN) - Ngày 4/10, Thượng tá Bùi Phạm Hải – Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 42/QĐ-CSKT tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” mà ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX. Bến Cát) bị cáo buộc đồng phạm giúp sức cho ông Nguyễn Huy Hùng và ông Nguyễn Quang Lộc (2 cán bộ Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn) đã kêu oan từ ngày khởi tố đến nay .

Kết luận điều tra vụ 'lướt cọc' tại Đà Nẵng: Luật sư đánh giá cần làm rõ thêm một số vấn đề

Căn nhà 27 Lê Vĩnh Huy, Hải Châu, Đà Nẵng.
(PLVN) - Sau hơn 3 năm khởi tố, Công an Đà Nẵng vừa ra Kết luận điều tra số 99 (KLĐT) với bà Huỳnh Thị Châu (SN 1975, ngụ quận Cẩm Lệ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. CQĐT cho rằng bà Châu “lừa đảo chiếm đoạt” 2,5 tỷ đồng liên quan căn nhà số 27 Lê Vĩnh Huy, Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.