Tan hoang rừng Ba Bể

Gỗ quý hiếm trong Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn đang hàng ngày bị chặt hạ có tọa độ không xa các Trạm kiểm lâm của Vườn. Hiện tượng lâm tặc phá rừng mang tính bản chất này liệu có sự tiếp tay của một số kiểm lâm viên “cắm bản” ? 

Gỗ quý hiếm trong Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn đang hàng ngày bị chặt hạ có tọa độ không xa các Trạm kiểm lâm của Vườn. Hiện tượng lâm tặc phá rừng mang tính bản chất này liệu có sự tiếp tay của một số kiểm lâm viên “cắm bản” ? 

Hầu hết gỗ nghiến hàng trăn năm tuối trong rừng Lủng Giuốc đã bị lâm tặc đốn hạ
Hầu hết gỗ nghiến hàng trăn năm tuối trong rừng Lủng Giuốc đã bị lâm tặc đốn hạ
Lời nguyền từ huyền thoại
Chiều rơi. Gió kéo ông mặt trời từ từ buông xuống núi Phia Boóc, hoàng hôn tím cả 10.048 ha rừng của Vườn quốc gia Ba Bể. Ở phía bản Pác Ngòi và Lủng Giuốc (khu vùng lõi trong Vườn thuộc xã Nam Mẫu) có hơn 234 loài chim đang tụ về hợp âm ca hót, như tìm nơi trú ngụ. Trong chốn rừng chiều, chúng tôi cũng tìm đến nhà một cụ ông ở bản Pác Ngòi để quá giang, xin cư ngụ… 
Cụ Dềnh - râu tóc bạc cước, họ Nông, người tộc Tày, thi thoảng lại “ục” một bi thuốc lào. Dựng cái “điếu ục” bên góc bếp, cụ Dềnh đưa chúng tôi vào câu chuyện huyền thoại về “lời nguyền của một con rắn khổng lồ” trên núi rừng Ba Bể…
Truyền rằng, ngày xưa dân làng Nam Mẫu hàng năm đều tổ chức lễ cúng Phật rất lớn, gọi là lễ Vô Giá. Chúng dân mạn ngược khắp nơi tề tựu lại rất đông. Hôm đó, có bà lão áo quần rách tả tơi đến dự lễ Vô Giá để xin ăn. Biết bà lão bị bệnh hủi bốc mùi hôi hám, mọi người xua đuổi, xa lánh và mắng nhiếc.
Duy chỉ có hai mẹ con người đàn bà goá động lòng thương hại lại gần bà lão hủi an ủi và mời về túp liều rồi cho ăn uống no đủ.
Đêm đến, hai mẹ con bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ ở góc vựa lúa, trong lều. Nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình, nghe tiếng động dữ dội từ phía vựa thóc. Lại gần, hai mẹ con không thấy bà lão đâu nữa, chỉ thấy con rắn khổng lồ uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Cả hai mẹ con lo sợ, không sao ngủ được nữa. 
Sáng sớm, bà lão hủi đi ra từ vựa thóc, nói: “Ta xuống hạ giới giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi ta. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt. Hai mẹ con ngươi biết thương kẻ khốn cùng, cho nên ta báo trước hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi...”.
Nói xong, bà lão hủi biến mất.
Hôm sau, trong lúc dân làng đang chen nhau đến dự lễ Phật, bỗng nhiên, nước ở đầu nguồn cuồn cuộn đổ về, tràn vào thung lũng. Mọi người trèo lên mái nhà và trèo lên cây, nhưng nước lũ cứ dâng tràn lên mãi, khiến cả rừng cây ngập lụt. Tất cả mọi người đều bị chết đuối, duy chỉ còn 2 mẹ con bà goá kia như có phép thần tiên trợ giúp, chạy thoát lên được trên đỉnh núi...
Trên núi, hai mẹ con bà góa dựng một căn nhà nhỏ xinh xắn làm nơi sinh sống. Về sau và cho đến tận ngày nay, nơi này trở thành làng Nam Mẫu có cư dân đông đúc. Tục truyền, hàng ngàn đời qua, dân làng Nam Mẫu rất siêng năng cày cấy, làm nương rẫy và thi nhau đi trồng cây, chăm sóc rừng đầu nguồn để bảo vệ mùa màng, ngăn nước lũ…   
 Một số cây nghiến cổ thụ còn bị lâm tặc “xẻo bìu”
Một số cây nghiến cổ thụ còn bị lâm tặc “xẻo bìu”
Ngừng một lát, cụ Dềnh lại “ục” thêm một bi thuốc lào, phì khói về phía núi Phia Boóc. Cụ nói, thung lũng bị bà lão hủi tức giận làm nước cuộn về tràn ngập từ bao đời nay đã hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là hồ Ba Bể.
Hồ Ba Bể hiện là bộ phận hợp thành Vườn Quốc Gia Ba Bể. Ngày 10/11/1992, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 83/QĐ – TTg thành lập Vườn Quốc gia Ba Bể, trong vườn có 3.266,2 ha rừng là phân khu cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Vườn này có độ cao từ 150 – 1.098 mét so với mặt nước biển, nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hiện tại, Vườn Quốc gia Ba Bể đang là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. 
Về thực vật, trong Vườn Quốc gia Ba Bể hiện có 1.268 loài thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Các loài cây gỗ quý, hiếm như Trúc dây, Đinh, Lim,… và Nghiến có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. Thế nhưng, diện tích có các loại gỗ quý hiếm này đang ngày càng teo dần bởi những lưỡi cưa, nhát búa, nhát rìu của thổ dân và bọn lâm tặc.
Máu rừng vẫn chảy
Gà rừng còn chưa kịp cất tiếng gọi ông mặt trời, cụ Dềnh đã vội đánh thức chúng tôi dậy lắng nghe những âm thanh lạ của núi rừng Ba Bể. Không phải tiếng của các loài muông  và cũng chẳng phải tiếng rú của 48 loài bò tót lững cư trong rừng Ba Bể mà là tiếng rít hỗn âm xoèn xoẹt phát ra từ các dàn cưa máy của bọn lâm tặc vọng về từ phía Lủng Giuốc, tiếng xe máy rồ ga chở gỗ xẻ đang leo đèo, xuôi dốc, chỉ cách nhà sàn của gia đình cụ Dềnh vài chục mét. 
Thấy chúng tôi đã chuẩn bị xong “đồ nghề”, cụ Dềnh chỉ về phía rừng Lủng Giuốc, bảo: “Già cùng dân bản Pác Ngòi mấy đêm qua không ngủ được vì phải căng tai nghe tiếng cưa máy bọn lâm tặc xẻ trộm gỗ quý trong rừng”. 
Phải mất vài giờ đồng hồ leo trèo theo đường mòn vắt qua vách núi, chúng tôi tận mắt chứng kiến hàng chục cây gỗ nghiến cổ thụ có tuổi vài trăm năm đã bị lâm tặc dùng cưa lốc, đốn hạ. Tại bản Lủng Giuốc, một cảnh tượng hoang tàn đến đau lòng, gần như cả khu rừng nghiến nơi đây đều đã bị chặt hạ chỉ còn sót lại vài cây gỗ tạp, giá trị kinh tế không cao. 
Các cây gỗ nghiến đã bị lâm tặc đốn hạ tại hiện trường có đường kính từ 1,5 đến 2 mét nằm ngổn ngang trong rừng. Bọn lâm tặc đã dùng cưa máy cắt bìu nghiến và xẻ thân cây ra thành nhiều khúc theo từng kích cỡ khác nhau. Một khối lượng lớn gỗ quý đã bị lâm tặc chở đi trong đêm; số lượng gỗ còn sót lại bên những đống mùn cưa còn mới và đỏ au, bọn chúng thuê ô tô “đầu dọc, đầu ngang” của thổ dân vào bìa rừng chờ thời điểm thích hợp sẽ chở gỗ nghiến ra khỏi rừng. 
Đến bản Pác Ngòi, nhiều vạt rừng già nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý hiếm có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi cũng đang lâm vào tình cảnh hoang tàn, do lâm tặc tàn phá. Thổ dân ở bản Pác Ngòi cho biết, hiện nay không riêng rừng Lủng Giuốc, Pác Ngòi bị tàn phá mà tại một số khu rừng khác thuộc các xã như Quảng Khê, Hoàng Trĩ,… và Khang Ninh của huyện Ba Bể cũng diễn ra tình trạng phá rừng, khai thác gỗ nghiến trái phép đã và đang diễn ra mang tính phổ biến. 
Điều đáng ngạc nhiên là những khu rừng nghiến hàng trăm tuổi, tài nguyên rừng vô giá của Vườn Quốc gia Ba Bể đang hàng ngày bị chặt hạ có tọa độ không xa các Trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia Ba Bể. Như vậy, hiện tượng lâm tặc phá rừng mang tính bản chất trong Vườn Quốc Gia Ba Bể liệu có sự tiếp tay của một số kiểm lâm viên “cắm bản” ? 
Ông Nông Đình Khuê (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Ba Bể) cho biết: “Vườn Quốc gia Ba Bể đã xây dựng quy chế phối hợp và thực hiện quy chế này đối với các 7 xã trong vùng lõi và 2 xã vùng đệm. Các xã này cũng đã ký kết với nhau, tôi nghĩ rằng, trách nhiệm đó (tức việc để lâm tặc chặt phá rừng) của địa phương và của cơ quan quản lý nhà nước, chứ không phải riêng của cơ quan nào…”.
Trong lúc ông Khuê đổ trách nhiện cho cơ sở, thì ông Triệu Văn Khuyến (Cán bộ địa chính xã Nam Mẫu) khẳng định: “Địa bàn rừng Nam Mẫu rộng, thiếu thông tin liên lạc vì điện thoại di động chưa được phủ sóng, nên công tác đi tuần và phối hợp trong đấu tranh phòng chống lâm tặc là khó đạt hiệu quả”.
Kết ngắn 
Xuống núi, tôi về Hà Nội và lại tiếp tục hành trình của mình đến với chợ gỗ Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) mới thấy gỗ nghiến và các loại gỗ quý hiếm được bày bán bạt ngàn. Trước hiện tượng này, tôi chợt nhớ đến câu chuyện huyền thoại mà cụ Dềnh kể cho chúng tôi trên núi rừng Ba Bể. Cụ Dềnh nguyền rằng: “Bọn phá rừng làm điều ác khiến lũ lụt tràn về tàn phá làng mạc. Họ sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt của… rừng”!.
Lê Trọng Hùng

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?