Những "người đẹp" khiến đàn ông mê man đến mất mạng

Lợi dụng danh nghĩa là Phó Giám đốc một công ty bảo vệ ở Cần Thơ, “phù thủy” Nguyễn Thị Bé (52 tuổi) “tung chiêu” lừa tình, chiếm đoạt tài sản của hàng chục quý ông ở các tỉnh miền Tây bằng các liều thuốc gây mê cực mạnh. Tương tự, tại TP.HCM, một nữ “phù thủy” khác lại dùng hỗn hợp chất độc nhằm hạ sát người để cướp tài sản...

[links()] Lợi dụng danh nghĩa là Phó Giám đốc một công ty bảo vệ ở Cần Thơ, “phù thủy” Nguyễn Thị Bé (52 tuổi) đã “tung chiêu” lừa tình, chiếm đoạt tài sản của hàng chục quý ông ở các tỉnh miền Tây bằng các liều thuốc gây mê cực mạnh. Tương tự, tại TP.HCM, một nữ “phù thủy” khác lại dùng hỗn hợp chất độc nhằm hạ sát người để cướp tài sản.

Nữ quái Nguyễn Thị Bé khi bị bắt.
"Nữ quái" Nguyễn Thị Bé khi bị bắt.

Gây mê, cướp tài sản

Trong khoảng thời gian cuối năm 2009 đến giữa năm 2011, trên địa bàn các tỉnh, thành như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long… liên tục xảy ra hàng chục vụ lừa tình, cướp tài sản. Nạn nhân đều bị  một phụ nữ trung niên lừa vào nhà nghỉ để quan hệ tình dục. Tại đây, "nữ quái" dụ các nạn nhân uống bia, uống được vài hớp, các quý ông đã lăn ra ngủ li bì.

Sau khi hạ con mồi bằng những liều thuốc ngủ cực mạnh, "nữ quái" bỏ mặc nạn nhân một mình trong nhà nghỉ rồi ung dung vơ vét tài sản rồi tẩu thoát. "Nữ quái" này ra tay không sót một ai, từ đại gia, đến cả người lao động nghèo, bán vé số…

Sau đó, vụ việc các quý ông bị "nữ quái" hạ bệ" bằng thuốc ngủ, cướp tài sản đã được trình báo với Cơ quan Điều tra, Công an TP. Cần Thơ. Theo miêu tả của các nạn nhân, hung thủ là một phụ nữ ngoài 50, dáng người mập mạp, sang trọng, trên người có đeo nhiều trang sức, tóc nhuộm màu hạt dẻ… Người phụ nữ này thường đi xe gắn máy lân la đến trước cổng bệnh viện, trường học… giả vờ hỏi thăm rồi buông lời ngon ngọt “dụ” các quý ông có mang theo nhiều trang sức đi nhà nghỉ “tâm sự”.

Đối với những người khó tính, "nữ quái" chỉ xin số điện thoại để liên lạc, sau đó người phụ nữ này liên tục gọi điện thoại mời đi uống cà phê và tâm sự chuyện gia đình. Khi thấy "con mồi" cắn câu", hung thủ liền lấy cớ tìm những nơi vắng vẻ để nói chuyện cho tiện… và địa điểm là nhà nghỉ. Tại đây, "nữ quái" dùng thuốc gây mê, hòa lẫn vào bia hoặc nước để cho “gã si tình” uống rồi ra tay cướp tài sản tẩu thoát.

Tỉnh dậy, các nạn nhân chẳng thấy “người tình” ở đâu, chỉ biết tài sản mang theo bên mình đã “không cánh mà bay”. Biết đã gặp phải kẻ lừa tình, lừa tài sản, nhưng không một ai dám đến cơ quan công an trình báo sự việc, vì ngại và sợ bị lộ thì rất “khó ăn, khó nói” với gia đình và người thân.

Chính vì vậy, họ đành “ngậm đắng nuốt cay”. Điều này đã tạo điều kiện cho hung thủ hoạt động trong một thời gian dài. Nguy hiểm hơn, trong số các nạn nhân bị lừa tình, cướp tài sản, có một trường hợp đã tử vong do liều thuốc gây mê mà "nữ quái" sử dụng quá liều.

Từ tin tố giác của quần chúng, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (PC45), Công an TP Cần Thơ đã xác lập Ban chuyên án để triệt phá nhóm đối tượng gây ra các vụ án gây mê cướp tài sản, trấn an dư luận. Qua công tác điều tra, cơ quan chức năng xác định, phương thức, thủ đoạn trong các vụ án “gây mê cướp tài sản” đều giống nhau, chỉ khác là nạn nhân mới.

Người phụ nữ mà các trinh sát đặt vào tầm ngắm được xác định là Nguyễn Thị Bé (52 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) – là Phó giám đốc một công ty bảo vệ, có chi nhánh tại Cần Thơ. Lợi dụng các mối quan hệ trong công việc, quen biết nhiều đối tác làm ăn, Nguyễn Thị Bé luôn tỏ ra ân cần, quan tâm trên mức bình thường với những người đàn ông thành đạt, giàu có để ra tay hãm hại, cướp tài sản. 

Sau gần 60 ngày phá án, các trinh sát Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội, Công an TP Cần Thơ đã bắt quả tang Nguyễn Thị Bé (tên thường gọi Mai, Phương, Loan, SN 1960, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đang lục soát, lấy tài sản trên người ông N.V.N (ngụ Hậu Giang) tại nhà trọ Phú Thành, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Do quen biết với Nguyễn Thị Bé trước đó, nên người đàn ông này khi đến Cần Thơ liền gọi điện rủ Bé uống cà phê tâm sự. Đến 13h cùng ngày, Bé rủ ông N.V.N đi tìm nhà nghỉ để “vui vẻ”. Trước khi gặp ông N., Bé đã mua 4 lon bia, 2 viên thuốc mê cực mạnh cho vào lon bia của ông N. Sau khi uống được vài hớp bia, ông N. mê man, may mà ông được người dân cùng cơ quan chức năng đưa đi cấp cứu.

Theo lời khai của Bé, hai lọ thuốc bị thu giữ là loại thuốc gây ngủ cực mạnh dùng để “chuốc” cho người khác ngủ say chỉ trong tích tắc. Với thủ đoạn này, từ năm 2009 đến lúc bị công an bắt giữ, Nguyễn Thị Bé đã gây ra hơn 20 vụ cướp tài sản.

Theo kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự tại TP.HCM (Bộ Công an), loại thuốc mà Nguyễn Thị Bé sử dụng để gây mê cướp tài sản có thành phần hoạt chất Bromazepam có tác dụng an thần, nếu uống liều cao sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bé đã bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Thuốc mê Bé sử dụng để cho vào bia.
Thuốc mê Bé sử dụng để cho vào bia.

“Phù thủy” chuyên hạ độc người nghèo

Mới đây, cũng bằng thủ đoạn dùng thuốc, nhưng các “phù thủy” này ác độc hơn khi sử dụng thuốc trừ sâu pha trộn với thuốc ngủ “chuốc” cho người khác uống. Bằng thủ đoạn này, Phạm Thị Trung và Nguyễn Thị Gái đã hạ độc chiếm đoạt tài sản của hàng chục người nghèo khổ, người khuyết tật, người mua phế liệu, chạy xe ôm, và cả người bán vé số…

Tại tòa phúc thẩm, Trung khai xuất phát từ chuyện buồn gia đình, đã ba lần Trung uống thuốc rầy, thuốc ngủ để tự tử nhưng không chết nên nghĩ ra cách pha chế ra hỗn hợp độc dược này. Để thuận tiện trong việc đầu độc nạn nhân, Trung phân độc dược này bỏ vào từng bao nilon nhỏ và luôn mang theo người. Trung thực hiện phi vụ đầu tiên là đối với ông Lý vào khoảng cuối năm 2010.

Trước đó, ông Lý từng nhờ Trung mang sổ đỏ của một người quen đi cầm cố giúp. Thế nên, khi nghe Trung gọi điện thoại, yêu cầu ông Lý đến nhà để chở Trung ra bến xe Củ Chi, TP.HCM lấy lại sổ đỏ đã cầm thì ông nhanh chóng có mặt. Trên đường đi, Trung rủ ông Lý ghé vào quán cà phê sân vườn uống nước.

Tại đây, Trung gọi cho ông Lý lon bia Sài Gòn ướp lạnh. Lợi dụng lúc ông Lý đi vệ sinh, Trung đổ thuốc độc mang theo người vào lon bia. Sau khi quay trở lại, chưa kịp uống hết lon bia, ông Lý đã cảm thấy khó thở, tê đầu lưỡi, tay chân run rẩy…

Thấy ông Lý trúng thuốc, Trung lấy xe gắn máy của ông Lý, chở ông đến Bệnh viện Củ Chi cấp cứu. Đồng thời lén lấy ví, lục lọi lấy đi toàn bộ tài sản, giấy tờ rồi ra bãi xe của bệnh viện lấy xe đi. Sau đó, Trung đến tiệm cầm đồ chuộc giấy tờ xe và điện thoại di động của mình với giá 500 ngàn đồng rồi tiếp tục mang đến tiệm cầm đồ khác cầm lấy số tiền 2,5 triệu đồng.

Sau đó, Trung mang toàn bộ biên nhận của việc cầm đồ này đến bệnh viện, nhét lại vào túi quần của ông Lý kèm theo số tiền 200 nghìn đồng, như là "món quà “khuyến mãi” cho ông Lý. Sau phi vụ này, như thấy “ngon ăn”, Trung tiếp tục thực hiện thêm 10 phi vụ đầu độc khác chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy hai tháng, làm chết hai người và chiếm đoạt được tổng cộng 60 triệu đồng.

Cũng tại phiên tòa, Gái khai với Hội đồng xét xử rằng: Bị cáo chỉ làm xe ôm chở Trung đi, ngoài ra không biết gì thêm. Tuy nhiên bị cáo Gái đã bị Hội đồng xét xử “truy”, lúc này Gái mới “hiện nguyên hình” và khai: Bị cáo bắt đầu tham gia từ tháng 5, và đã thực hiện được ba vụ. Tổng cộng, Trung chia cho Gái hơn 2,8 triệu đồng. Trong phần tuyên án, Hội đồng xét xử nhận định: Xét hành vi của các bị cáo trong vụ án này là quá tàn độc, man rợ, không còn tính người…

Chỉ vì hám lợi mà các bị cáo đã “ra tay” cả với những người có quan hệ, quen biết nên Hội đồng xét xử tuyên tử hình đối với kẻ chủ mưu và tù chung thân cho kẻ đồng phạm.

Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm, phạt bị cáo Phạm Thị Trung (40 tuổi, ngụ Tây Ninh) mức án tử hình và Nguyễn Thị Gái (41 tuổi, ngụ Củ Chi) tù chung thân về hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.

Minh Quân – Thanh Quang

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?