Thiếu phụ “độc thoại” trong phiên xử ly hôn vắng mặt người chồng

Phiên xử chỉ có mình nguyên đơn
Phiên xử chỉ có mình nguyên đơn
(PLO) - Đã đến giờ xét xử, nhưng ở hàng ghế bị đơn vẫn trống không. Cũng như lần mở phiên tòa trước đó, chồng chị lại lần nữa không đến. Do tòa án đã 2 lần tống đạt giấy triệu tập hợp lệ, nên lần này tòa quyết định xét xử vắng mặt bị đơn.

Bị chồng lẫn mẹ chồng đánh đập?

Phiên tòa ly hôn do TAND thành phố Huế xét xử diễn ra ở tầng 1 tòa án. Nguyên đơn là người phụ nữ 32 tuổi (ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Chị đến tòa trong chiếc váy màu xanh xinh xắn, bên ngoài khoác lên chiếc áo dạ màu đen sang trọng. Dáng người chị cao ráo, mảnh mai. Mái tóc xoăn màu đồng uốn thành từng lọn nhỏ cột cao phía sau đầu, lộ ra gương mặt xinh đẹp. Đến tòa cùng chị hôm nay còn có mẹ và mấy người thân.

Đã đến giờ xét xử, nhưng ở hàng ghế bị đơn vẫn trống không. Cũng như lần mở phiên tòa trước đó, chồng chị lại lần nữa không đến. Do tòa án đã 2 lần tống đạt giấy triệu tập hợp lệ, nên lần này tòa quyết định xét xử vắng mặt bị đơn.

Tòa yêu cầu nguyên đơn trình bày. Người phụ nữ cho biết, chị yêu cầu tòa được ly hôn, được nuôi con và chia một nửa tài sản chung của hai vợ chồng. “Vợ chồng chị sống với nhau bao nhiêu năm thì nảy sinh mâu thuẫn?”, tòa hỏi nguyên đơn. Người phụ nữ khai, chị và chồng kết hôn từ năm 2008. Cả hai sống tại TP HCM. Sau ngày kết hôn, vợ chồng lần lượt có với nhau 2 đứa con. Đứa lớn năm nay đã 9 tuổi, đứa nhỏ năm nay mới bước qua 4 tuổi. 

Người phụ nữ kể về cuộc hôn nhân của mình trong tiếng nấc nhè nhẹ do bị kìm nén nơi cổ họng. Sau khi kết hôn, cả hai sống với nhau chẳng được mấy ngày hạnh phúc thì vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Người chồng ham chơi hơn ham làm, lại thiếu trách nhiệm với gia đình, bỏ bê vợ con. Không những thế, anh còn ra ngoài bồ bịch. Những cô gái kia thỉnh thoảng lại nhắn tin, gọi điện cho chị, vừa khiêu khích, vừa nhục mạ, có khi còn hăm dọa chị. Bản thân làm vợ, có cưới hỏi đàng hoàng, nhưng lại bị những kẻ thứ 3 không rõ lai lịch ngày ngày tra tấn tinh thần. Chị vừa buồn, vừa khổ, lại nghẹn khuất không chịu nổi. Nhưng hễ chị nói vài câu, là bị chồng đánh đập. Không những thế, ngay cả mẹ chồng bị cho là cũng hùa vào với con trai, còn cùng con trai đánh đập con dâu. Chị thật sự chịu không nổi.

Vợ chồng sống với nhau được 2 năm tại Sài Gòn, cũng vì mâu thuẫn nên chị bế con về quê. Chồng chị sau đó cũng đi cùng người mẹ theo chị ra Huế sinh sống. Đến lúc chị sinh đứa con thứ 2 được 4 tháng tuổi, những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, chịu không nỗi được những đòn roi của chồng, những lời đe dọa của những cô bồ nhí của chồng, chị quyết định ôm con về nhà mẹ. Cả hai sống ly thân từ đó đến nay cũng đã 4 năm trời.

Như thể bao nhiêu đau đớn, chua xót bị chôn giấu lâu nay, giờ mới có dịp bộc phát, thoát khỏi sự kìm nén của người phụ nữ, chị òa khóc nức nở. Thẩm phán phiên tòa đành cho tạm dừng buổi xét xử, đề nghị chị ra bên ngoài nghỉ ngơi một lát để bình tâm lại.

Người phụ nữ cho biết, lúc đầu cả hai đứa con đều do chị chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhưng sau đó, người chồng đến nhà chị “bắt” mất đứa con gái lớn. Vì vậy, chị chỉ nuôi đứa nhỏ. Hai vợ chồng từ đó không gặp gỡ, qua lại với nhau nữa. Họ biến mất trong cuộc đời nhau, như chưa từng có một khoảng thời gian dài là vợ chồng. “Trong chừng đó năm, chị có đưa cháu về thăm nội không?”. Người phụ nữ bảo không. Chị nghẹn ngào: “Đứa con nhỏ cũng chưa từng một lần thấy mặt cha, không biết ông bà nội. Anh ta đã lấy vợ khác và đã có một đứa con gái”.  

Chị đâu thể ngờ, khi cha mẹ không thể sống chung, chuyện người lớn lại ảnh hưởng đến trẻ con nhiều đến thế. Những lúc nhớ con gái, chị lại tìm đến ngôi trường nơi con đang học để thăm nom. Những câu hỏi thăm vội vã, những cái ôm ngắn ngủi chưa kịp đủ ấm. Chị em chưa kịp quấn quýt nhau, ba mẹ con lại vội vã rời nhau, chia hai ngã.

Tòa hỏi nguyên đơn: “Bây giờ chị yêu cầu tòa giải quyết như thế nào?”. Chị bảo vợ chồng từ lâu đã hết tình cảm. Chị yêu cầu tòa cho chị được ly hôn. Giao đứa con nhỏ cho chị nuôi dưỡng. Chị không yêu cầu chồng cấp dưỡng. Riêng tài sản là nhà đất của hai vợ chồng, chị yêu cầu chia đôi.

Rắc rối chia tài sản

Người phụ nữ khai, vào năm 2010, vợ chồng chị có tạo lập một tài sản là nhà đất tọa lạc ở phía bắc thành phố. Giá chuyển nhượng lúc bấy giờ là 1,08 tỷ đồng. Tiền mua nhà là của chung hai vợ chồng, gia đình có cho một ít và cả hai còn vay mượn thêm ở ngân hàng mới đủ. Sau khi mua nhà đất, vợ chồng phải bỏ ra 300 triệu đồng để xây dựng thành mấy phòng trọ để cho thuê. Người vợ cũng thừa nhận, trong số 1,08 tỷ tiền mua nhà ngày đó, có 400 triệu đồng là tiền riêng của người chồng. Đây là số tiền anh đã bán căn nhà ở TP HCM.

Tòa cho biết, giá chuyển nhượng nhà đất trên được ghi trong hợp đồng là 680 triệu đồng. Tòa yêu cầu nguyên đơn cung cấp các giấy tờ chứng minh giá chuyển nhượng lúc đó là 1,08 tỷ. Nguyên đơn cho hay, tất cả các giấy tờ liên quan đến việc mua bán, đều do chồng chị giữ hết. Hiện chị không đưa ra được bằng chứng. Theo người phụ nữ giải thích, việc ghi giá tiền thấp xuống so với giá trị thật lúc chuyển nhượng, là vì muốn “trốn” tiền nộp thuế. Người phụ nữ lí nhí giải thích.

Do bị đơn không tham gia phiên tòa, nên HĐXX trích đọc bản khai. Theo đó, người chồng thừa nhận vợ chồng có mâu thuẫn không thể dung hòa được. Người chồng đồng ý ly hôn và yêu cầu tòa giải quyết để anh nuôi cả hai đứa con, không yêu cầu người vợ cấp dưỡng. Theo bị đơn, vợ chồng anh không có tài sản chung. Nhà đất kia mặc dù do hai vợ chồng anh đứng tên, nhưng tiền mua nhà là do anh bán căn nhà của mình ở Sài Gòn rồi mang về Huế mua nhà. Nhà đất kia được mua với giá 680 triệu đồng, như đã ghi trong hợp đồng. Anh không đồng ý đưa ngôi nhà này vào tài sản chung của vợ chồng. Bị đơn không đồng ý chia một phần nhà đất cho vợ.

Người vợ phản đối, bảo lời khai kia hoàn toàn bịa đặt. Tòa: “Pháp luật chỉ trọng chứng cứ. Lời khai chỉ là cơ sở để tham khảo. Nếu chị không chứng minh được, tòa chỉ công nhận nhà đất kia mua với giá 680 triệu đồng như đã ghi trong hợp đồng”. Người phụ nữ bất lực lắc đầu. Chị cứ ngồi ngẩn ngơ như thế, chẳng biết đang nghĩ đi đâu. Ngồi phía sau, người thân liên tục ra dấu, bảo chị yêu cầu HĐXX ngừng phiên tòa để triệu tập người bán nhà năm đó đến tòa làm chứng. Trong khi người thân phía sau xôn xao như vỡ chợ, chị vẫn im lặng cúi đầu không lên tiếng. Tòa phải mấy lần yêu cầu người dự khán im lặng, trật tự phiên tòa mới được lập lại.

HĐXX cũng cho biết, tòa đã nhiều lần mời bị đơn đến làm việc, để làm rõ hơn các vấn đề mà bị đơn đã khai, tuy nhiên anh không hợp tác, không lần nào bị đơn đến tòa. Hôm hội đồng định giá đến làm việc, người thân trong gia đình của bị đơn cũng phản ứng mạnh mẽ, gây cản trở nên hội đồng định giá không hoàn tất được công việc. Căn cứ vào luật định, hội đồng đã yêu cầu nguyên đơn đưa ra mức giá. Nguyên đơn cho rằng nhà đất hiện có giá trị là 1,380 triệu đồng. Tòa thống nhất mức giá trên và có gửi thông báo đến bị đơn, tuy nhiên bị đơn không có ý kiến.

Sau khi nghị án, HĐXX nhận thấy vợ chồng nguyên đơn không còn tình cảm, mục đích hôn nhân không đạt được, nên tòa quyết định để cả hai ly hôn. Giao đứa con trai nhỏ cho nguyên đơn nuôi dưỡng. Đứa con gái lớn có nguyện vọng ở với bố, nên tòa giao đứa bé cho người chồng nuôi dưỡng. Cả hai được phép qua lại thăm nom, chăm sóc con, đối phương không được ngăn cản. Về phần tài sản, HĐXX công nhận lúc mua nhà, bị đơn đã bỏ ra số tiền riêng là 400 triệu, tương đương với 70% giá trị đất lúc đó. Sau khi trừ phần trăm khoản tiền riêng người chồng góp vào, giá trị tài sản còn lại được chia đôi, mỗi người giữ 50% giá trị tài sản. Do nguyên đơn có nguyện vọng không lấy ngôi nhà, do đó bị đơn phải có trách nhiệm thanh toán cho người vợ số tiền gần 400 triệu đồng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.