Dự án truyền dạy cải lương cho lớp trẻ: Giữ “mạch hồn” nghệ thuật trăm năm

Ngoài việc đào tạo nghệ sĩ thì việc đào tạo khán giả cũng là điều kiện cần thiết để giữ gìn và phát huy giá trị của nghệ thuật cải lương. (Một cảnh trong vở cải lương Tiểu anh hùng Nam Quốc). Ảnh: Richard Mazano
Ngoài việc đào tạo nghệ sĩ thì việc đào tạo khán giả cũng là điều kiện cần thiết để giữ gìn và phát huy giá trị của nghệ thuật cải lương. (Một cảnh trong vở cải lương Tiểu anh hùng Nam Quốc). Ảnh: Richard Mazano
(PLVN) - Một thế kỷ đi qua, sân khấu cải lương đã “nếm” đủ dư vị cay, đắng ngọt bùi của thời đại. Có lúc hoàng kim rực rỡ, đôi khi lại trầm lắng nép mình lại phía sau.

Năm 2018 là “mốc son” đáng nhớ đánh dấu 100 năm nghệ thuật cải lương. Đó cũng là dịp cho hậu thế nhìn lại một diện mạo chỉn chu nhất của nghệ thuật cải lương để thêm yêu, thêm trân trọng và phát huy giá trị văn hóa truyền thống này.

Đã từng đi vào quên lãng

Nghệ thuật cải lương là nét văn hóa truyền thống độc đáo được ra đời trong hành trình mở cõi phương Nam. Cải lương được hình thành tự những nét giản đơn, bình dị nhất của đời sống hàng ngày. Nên một ai đó đã từng nói “Cải lương còn, hồn Việt còn”. Từ đó có thể phần nào thấy được giá trị cải lương trong tâm thức của người Việt.

Để có được nghệ thuật cải lương như chúng ta biết hôm nay là cả một hành trình dài và đầy gian nan. Lúc đầu, chỉ “chập chững” hình thành, “bập bẹ” những câu hát đầu tiên. Rồi dần dần tiếp nhận, thích nghi đầy phóng khoáng những mô thức sân khấu, âm nhạc mới lạ trên nền của những bài bản, điệu thức chuẩn mực từ nhạc lễ, đờn ca tài tử và kho tàng dân ca trù phú.

Cải lương đã tự khẳng định mình với nhiều thành tựu rực rỡ và có vị thế trong “cái nôi” sân khấu truyền thống Việt Nam.

Thế nhưng, trong thời hiện đại cải lương đang dần bị lãng quên trước những dòng nhạc mới, trước thời đại công nghệ kỹ thuật số. Như thế, chúng ta sẽ gửi gì vào “trăm năm”? Để hậu thế hiểu, gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống này, chúng ta cần nhiều hơn là một nhà hát. Nhà hát không có thì xây, chưa đúng chuẩn thì sửa nhưng đó chỉ là những vật “bất tri vô hồn”.

Nó không quyết định sự tồn vong của một loại hình nghệ thuật. Thứ quan trọng nhất cần hướng tới đó là gầy dựng, nuôi dưỡng đam mê cho một thế hệ trẻ có tư tưởng, có tri thức, có trách nhiệm xã hội và có khát vọng khôi phục lại nghệ thuật này. Đây là điều cải lương đang khao khát.

Để các bạn trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá dân tộc, để cải lương thích nghi được trong thời đại mới và tiếp tục lan tỏa, YUME Art Project đã thực hiện Dự án “Tiếp bước trăm”.

Đây là dự án nằm trong khuôn khổ dự án “Di sản Văn hóa cho sự phát triển đồng đều” của Hội đồng Anh nhằm truyền dạy cải lương miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên, tạo ra một bộ phận nghệ sĩ mới và khán giả mới cho cải lương trên địa bàn TP HCM.

Dự án do TS.Đào Lê Na, Trưởng Bộ môn Sáng tác và Phê bình Sân khấu - Điện ảnh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) TP HCM cùng một người bạn đồng thực hiện vừa ra mắt tại Trường ĐH KHXH&NV TP HCM.

Đào tạo cả khán giả cải lương

Dự án hướng đến những bạn trẻ yêu cải lương và những bạn trẻ có khả năng ca hát, diễn xuất về cải lương nhằm đào tạo họ thành những người nghệ sĩ cải lương theo con đường chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, dự án còn tạo ra một bộ phận khán giả trẻ biết thưởng thức cải lương, có khả năng lan toả tình yêu cải lương đến cộng đồng.

TS.Đào Lê Na cho biết: “Tiếp bước trăm năm” sẽ đào tạo lớp thưởng thức cải lương và lớp trải nghiệm cải lương. Lớp thứ nhất sẽ có 8 buổi học (một buổi/tuần) về ngôn ngữ cải lương và lịch sử cải lương dành cho bạn trẻ yêu thích cải lương nhưng không có giọng hát phù hợp.

Lớp trải nghiệm cải lương cho khoảng 20 học viên có giọng hát phù hợp để đi theo con đường ca hát chuyên nghiệp. Các em sẽ được học về những kỹ thuật âm nhạc cải lương và diễn xuất, phát huy hết khả năng của học viên.

Theo cô Na: “Lớp thưởng thức cải lương càng đông học viên càng tốt, nhưng chỉ giới hạn từ 9 đến 19 tuổi. Tôi nghĩ lứa tuổi này phù hợp để chúng ta có lớp khán giả trẻ, mới và phù hợp với đề án đưa ra”.

“Tôi muốn mọi người hiểu rằng, mỗi người đều có thể góp một phần sức lực của mình để phát huy nghệ thuật truyền thống đến cộng đồng”, cô Na nói. Sau Tết Nguyên đán, Dự án sẽ được bắt đầu thực hiện. “Nếu hiệu quả tốt sẽ duy trì, phát triển, nếu không sẽ thay đổi hình thức hoặc tìm đến chất liệu văn hoá khác phù hợp” – TS.Đào Lê Na chia sẻ.

Khoá học Trải nghiệm cải lương sẽ casting để tuyển học viên. Dự kiến tổ chức vào ngày 20/1 tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh TP HCM. Ứng viên sẽ hát thử một câu vọng cổ hoặc một bài đờn ca tài tử. Những ứng viên không được chọn vào lớp Trải nghiệm cải lương có thể tham gia học lớp Thưởng thức cải lương.
Để đăng ký tham gia khóa học, các ứng viên đăng ký theo mẫu tại https://goo.gl/forms/uwGBUYa9f6JOJMI03 hoặc gửi email về cho Ban tổ chức theo địa chỉ duanyume@gmail.com với nội dung: Đăng ký học cải lương miễn phí. Trong email, người học ghi rõ thông tin họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, lớp đăng ký tham gia.  H.T

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.