Dự án Tây Nam Kim Giang, Hà Nội: Cần sự công bằng trong bồi thường

(PLO) - Trong Dự án Tây Nam Kim Giang, người dân luôn ủng hộ chủ trương của thành phố nhưng điều cần thiết hơn cả là một sự công bằng trong việc bồi thường GPMB.
Việc thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng không đồng bộ ảnh hưởng đến nhiều hộ dân
Việc thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng không đồng bộ ảnh hưởng đến nhiều hộ dân

Chính sách thiếu đồng bộ, gây bức xúc

Như PLVN đã phản ánh, nhiều hộ dân không đồng ý với chính sách đền bù, hỗ trợ của Nhà nước tại Dự án Tây Nam Kim Giang. Ngày 26/10/2007, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 4272/QĐ-UBND thu hồi 357.910m2 đất tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Dự án Tây Nam Kim Giang I. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thu hồi đất cũng như đền bù, hỗ trợ tái định cư đối với bà con có đất bị thu hồi đã không đồng bộ, thống nhất, thiếu khách quan công bằng khiến các hộ dân bức xúc.

Cụ thể, quá trình triển khai thu hồi đất do UBND huyện Thanh Trì thực hiện, Quyết định thu hồi đất UBND huyện Thanh Trì ban hành đối với từng hộ dân vào ngày 12/11/2013, có rất nhiều hộ dân được đền bù hỗ trợ bằng một suất đất tái định cư 60m2 nhưng một số hộ dân lại không được xem xét bố trí tái định cư.

Ngày 30/09/2015, UBND huyện Thanh Trì ra Quyết định số 5741/QĐ-UBND phê duyệt kết quả bốc thăm vị trí thửa đất đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao trên địa bàn xã Tân Triều, trong khi những hộ dân kiến nghị, có những hộ bị thu hồi 100%, có những hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang canh tác sử dụng thì lại không được bố trí bằng việc giao đất tái định cư như các hô dân theo quyết định này.

Về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Quyền – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều cho biết: “Việc có những hộ được bồi thường bằng đất tái định cư, có những hộ chỉ được bồi thường bằng tiền là có. 60m2 đất hỗ trợ tái định cư do cơ chế của từng giai đoạn và áp dụng vào từng thời điểm…”.

Cần sự công bằng 

Báo PLVN đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Hữu Tín – Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì và được ông này  cho biết: “Mục tiêu của người dân là muốn được bồi thường bằng đất dịch vụ, nhưng dở ở chỗ là sau khi áp dụng Luật Đất đai 2013, khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân thì không được đền bù bằng đất nữa. Huyện cũng tuyên truyền, rồi phổ biến đến dân nhưng dân không đồng tình phương án đó. Sau đó, huyện vẫn tiếp thu ý kiến của người dân để báo cáo lên thành phố, đến nay đã có 3 văn bản xin ý kiến và đang chờ TP Hà Nội xem xét”.

Ngày 20/1/2016, Ban Tiếp công dân Trung ương đã có Văn bản số 145/BTCDTW-TH nêu rõ, UBND TP Hà Nội cho phép UBND huyện Thanh Trì được phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho các hộ dân bằng hình thức giao đất ở cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình GPMB và san nền sơ bộ khu đô thị Tây Nam Kim Giang I, theo địa giới hành chính huyện Thanh Trì để đảm bảo chính sách chung trong cùng dự án.

Ngày 12/7/2016, UBND huyện Thanh Trì tiếp tục có Văn bản số 875/UBND-GPMB gửi UBND TP Hà Nội về việc “phê duyệt hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng giao đất ở, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Tây Nam Kim Giang I, theo địa giới hành chính huyện Thanh Trì”.

Theo đó “… nhằm động viên các hộ dân nhận tiền và sớm bàn giao mặt bằng, tránh gây bức xúc, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương và để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB của dự án, UBND huyện Thanh Trì kính đề nghị UBND TP cho phép huyện phê duyệt điều chỉnh phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng hình thức giao đất ở cho các hộ đã có phương án đã được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thẩm định.”.

Luật sư Nguyễn Hương Giang (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: “Việc thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ kéo dài quá lâu dẫn đến những thay đổi, bổ sung các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần xem xét thời điểm ban hành quyết định thu hồi đất để làm căn cứ bồi thường hỗ trợ cho người dân theo những văn bản có hiệu lực tại thời điểm đó tránh việc áp dụng không đồng bộ thống nhất giữa các hộ dân bị thu hồi đất cùng thời điểm dẫn đến khiếu kiện kéo dài gây khó khăn cản trở cho việc triển khai dự án”.

Để đảm bảo tính minh bạch và khách quan cho dự án Tây Nam Kim Giang, thiết nghĩ UBND TP Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì phối hợp giải quyết những vướng mắc của người dân xã Tân Triều được thấu tình, đạt lý. 

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ: “Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ: “Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

(PLVN) - Nhận định về thị trường bất động sản (BĐS) năm 2024, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là năm bản lề trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BĐS Việt Nam. Trong đó, với những lợi thế cũng những tiềm năng vốn có, thị trường BĐS khu vực Tây Nam Bộ được đánh giá là điểm sáng về biên độ lợi nhuận trong năm 2024, sẽ là “miền đất hứa” chờ các “đại bàng” về làm tổ.
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Toàn cảnh Tọa đàm. (ảnh: UNDP)

Việc công khai thông tin đất đai được cải thiện

(PLVN) - Việc công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên cổng thông tin điện tử (TTĐT) của chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện trong năm 2023 đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2021 và 2022.
Hình ảnh minh họa từ Internet.

Sắp thêm khu công nghiệp tại Thái Nguyên

(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mới ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2, tỉnh Thái Nguyên.
Sắp diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV

Sắp diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV

(PLVN) - Dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, kế thừa những kết quả tốt đẹp đã đạt được từ chương trình các năm trước, sáng 15/3 tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Sự kiện thường niên: Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023-2024.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Việt Trì Spring City đón sóng đầu tư khi Phú Thọ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Việt Trì Spring City đón sóng đầu tư khi Phú Thọ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

(PLVN) - Làn sóng đầu tư công nghiệp chảy mạnh vào Phú Thọ chính là động lực thúc đẩy nhu cầu nhà ở cho đội ngũ chuyên gia và hạ tầng thương mại, dịch vụ cho các khu công nghiệp (KCN). Thị trường bất động sản (BĐS) Phú Thọ đầu năm 2024 được kích hoạt với nhiều dự án BĐS xuất hiện, trong đó, Việt Trì Spring City là khu đô thị phía Tây Nam trở thành điểm sáng đón sóng đầu tư.