Được - mất khi thu thuế du lịch

Quá tải du khách là một vấn đề khó giải đối với du lịch Việt Nam. Nguồn dulich.laodong.vn
Quá tải du khách là một vấn đề khó giải đối với du lịch Việt Nam. Nguồn dulich.laodong.vn
(PLVN) - Trước xu hướng thu thuế du lịch của nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Campuchia..., một câu hỏi lớn đặt ra là: các nhà chức trách có thể “học hỏi” giải pháp trên như thế nào để áp dụng cho phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội đặc thù ở Việt Nam, nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối tại các “điểm nóng” du lịch hiện nay?

Thuế du lịch đã giải quyết được vấn đề gì?

Áp thuế đối với du khách là xu hướng nổi bật trong nhiều năm gần đây, bởi một thực trạng đáng lo ngại ở các “điểm nóng” du lịch trên toàn thế giới là sự quá tải du khách và nguy cơ phá vỡ cảnh quan, hư hại di tích lâu đời, xáo trộn cuộc sống người bản địa, dẫn tới du lịch phát triển thiếu bền vững.

Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng thuế du lịch với du khách nhằm góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng – dịch vụ du lịch, khắc phục tình trạng quá tải, mất kiểm soát, cũng là để cảnh báo khách du lịch về những hậu quả nghiêm trọng mà du lịch đã để lại cho đất nước sở tại.

Bắt đầu từ tháng 1/2019, Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách thu thuế xuất cảnh với mức 1.000 yen Nhật (khoảng 215.000 đồng/người) khi rời khỏi Nhật Bản bằng máy bay hay tàu biển. Thuế xuất cảnh được áp dụng với tất cả mọi hành khách, kể cả người Nhật trừ trẻ em dưới 2 tuổi và hành khách quá cảnh trong vòng 24h.

Theo thống kê, đất nước này đón hơn 30 triệu lượt khách năm 2018, gây sức ép tiêu cực tới các điểm tham quan như vẽ bậy, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử. 

Theo Japan Times, nhà chức trách Nhật ước tính nguồn thu từ thuế xuất cảnh sẽ đạt 50 tỉ yen (khoảng 10 nghìn tỷ đồng) trong năm tài khóa 2019. Chính phủ Nhật dự kiến sử dụng nguồn thu trên để phục vụ cho những giải pháp trong ba lĩnh vực sau: tạo một môi trường du lịch trong sạch, chất lượng, tiện ích hơn; cải thiện khả năng truy cập thông tin về các điểm tham quan của Nhật Bản; bảo tồn, cải tạo các tài sản văn hóa, tự nhiên độc đáo tại các khu vực du lịch cao điểm; nhằm mở rộng năng lực tiếp nhận thêm du khách nước ngoài tới Nhật, phát triển các cơ sở du lịch cũng như giải quyết nhanh hơn các thủ tục nhập cư. 

Theo hãng thông tấn Pháp AFP, thành phố Venice (Ý) áp dụng “thuế vào cửa” đối với du khách với mức từ 2,9 – 11,5 euro (khoảng từ 70 –  300 nghìn đồng) tùy theo mùa. Đây là luật thuế mới đã được phê chuẩn tại Ý, sẽ bắt đầu áp dụng từ tháng 7/2019, với bất cứ ai tới thành phố, dù họ có ở lại đó qua đêm hay không.

Các quan chức thành phố ước tính thuế mới sẽ giúp mang lại nguồn thu khoảng 50 triệu euro (hơn 1.000 tỷ đồng) mỗi năm, nhằm phục vụ các giải pháp về vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh cho thành phố này. Trước đó, cũng đã có nhiều nước áp dụng khoản “thuế rời đi” đối với du khách quốc tế như Campuchia (25 USD/người), Trung Quốc (16 USD/người), New Zealand (35 USD/người),… 

Việt Nam có nên áp dụng thuế du lịch?

Trong những năm qua, ngành du lịch tại Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những điểm đến hàng đầu châu Á và trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, tính chung cả năm 2018 đạt hơn 15 triệu lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2017.

Hoạt động du lịch đã để lại nhiều bài toán khó cho các cơ quan chức năng về việc trùng tu, bảo dưỡng di tích lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn truyền thống, văn hóa, kèm theo những vấn nạn về an ninh an toàn, giao thông ùn tắc, ô nhiễm môi trường,…

Quả thực, đối với du khách tới Nhật Bản, “thuế rời đi” có thể được coi như một dạng “tiền típ” ở Mỹ, dành cho những dịch vụ khách hàng cảm thấy hài lòng, độ hài lòng càng cao, tiền “tip” càng nhiều. Song, ngược lại, tại Việt Nam, nhiều địa điểm du lịch còn nhiều bất cập, công ty du lịch hoạt động kém hiệu quả; thì khoản thuế áp dụng lên du khách có thể gây phản tác dụng.

Khách du lịch vừa không có trải nghiệm thỏa mãn, lại phải nộp thêm khoản phụ phí, trong khi họ đã phải chi trả cho toàn bộ chuyến đi bao gồm dịch vụ lưu trú, tham quan, ăn uống. Khách trả nhiều tiền nhưng không nhận được kết quả như ý, dịch vụ không cải thiện, lần sau họ sẽ không quay lại nữa và chắc chắn cũng không giới thiệu bạn bè, người thân của mình tới địa điểm đó. 

Theo phân tích của PGS.TS Lê Vương Long - giảng viên cấp cao Trường Đại học Luật Hà Nội: “Từ góc độ quản lý nhà nước, trong điều kiện du lịch hiện nay của đất nước ta, việc áp thuế du lịch là chưa cần thiết, bởi ưu tiên trước mắt là phải cải thiện khâu tổ chức, quản trị du lịch.

Nếu cân nhắc giải pháp thu thuế về sau, có thể thực hiện tăng thuế đối với chủ thể là các công ty du lịch sẽ hợp lý hơn thu thuế ra, vào của du khách. Như vậy, vừa không ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch nước nhà trước bạn bè quốc tế, bởi tạo ra một khoản thu khó được chấp nhận; vừa tạo động lực bắt buộc cho các công ty lữ hành có trách nhiệm hơn với việc tổ chức tour và chăm sóc khách du lịch, lại tạo nguồn thu cho Nhà nước để trùng tu, cải tạo các địa điểm, di tích du lịch, danh lam thắng cảnh, tăng thêm chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của du khách”.

Nói tóm lại, phát triển du lịch bền vững trong thời đại hội nhập toàn cầu là một nhiệm vụ lớn của ngành du lịch Việt Nam.  Theo tờ báo Telegraph (Anh), các chuyên gia du lịch cho rằng, thuế du lịch có thể làm hạn chế nhu cầu du lịch, nhưng cũng là một giải pháp cho tình trạng quá tải, đồng thời tăng thêm doanh thu cho đất nước, phục vụ trực tiếp cho lợi ích cộng đồng địa phương.

Tuy vậy, cần nhấn mạnh, giải pháp thu thuế du lịch cần được xây dựng hợp lý, phù hợp với bối cảnh đất nước hiện tại; bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng nguồn tiền cũng cần xây dựng rõ ràng, minh bạch, kèm theo giám sát thực hiện sát sao, chặt chẽ để tránh những bất cập, tiêu cực, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng tới uy tín của nước nhà.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.