Nhà báo xanh - học hỏi để yêu thương môi trường

Các em nhỏ tại Hà Giang hào hứng tham gia lớp học phóng viên nhí
Các em nhỏ tại Hà Giang hào hứng tham gia lớp học phóng viên nhí
(PLVN) - Chuyến xe chở kiến thức môi trường và kỹ năng báo chí đã lăn bánh được khắp các tỉnh thành Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hải Phòng… Mỗi chuyến đi là câu chuyện của những người trẻ làm báo, truyền đi những thông điệp bảo vệ môi trường, yêu thương cuộc sống xanh đầy ý nghĩa và nhân văn.

Những chuyến xe màu xanh

Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo xanh là nơi hội tụ của các bạn trẻ đam mê báo chí, hiện là phóng viên và sinh viên tại Hà Nội. Họ là những người yêu thích viết về môi trường, cùng nhau đi đến khắp mọi miền đất nước để truyền đi những thông điệp về phát triển cuộc sống xanh bền vững. Được thành lập từ năm 2010, CLB Nhà báo xanh đã đồng hành cùng hàng trăm bạn trẻ đam mê báo chí để viết về môi trường. Không chỉ dừng lại là sân chơi để học hỏi giao lưu giữa các bạn trẻ làm báo, Nhà báo xanh còn tổ chức những chuyến xe về các tỉnh thành của đất nước mà họ gọi là “chuyến xe xanh”.

Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, dù gặp nhiều khó khăn để duy trì dự án vì đa số các bạn tham gia là những phóng viên, sinh viên trẻ nên việc có khả năng tài chính là điều khá khó khăn. Nhưng, khi chia sẻ về dự án, Lê Phương Thảo (Điều phối viên của Câu lạc bộ) rất hiếm hoi kể về những khó khăn mà họ phải trải qua. Ở Thảo hay bất kỳ thành viên khác của dự án, họ đều kể về lòng nhiệt huyết, những trải nghiệm đáng nhớ từ những hành trình của mình.

“Em muốn xây dựng cuộc sống xanh” câu nói quen thuộc mà bất cứ thành viên nào nói về mục đích của mình khi đến với CLB Nhà báo xanh. Lê Phương Thảo chia sẻ: “Thông qua dự án, chúng em muốn xây dựng, kết nối các bạn thành một mạng lưới, để cùng nhau xây dựng một thế hệ xanh cho tương lai”.

Các phóng viên nhí trục tiếp đi phỏng vấn người dân để viết bài
Các phóng viên nhí trục tiếp đi phỏng vấn người dân để viết bài

Trong quá trình đi đến rất nhiều các tỉnh thành, không phải nơi nào dự án cũng được thành công suôn sẻ như ý muốn. Các thành viên chia sẻ rằng, khó khăn tài chính để thực hiện dự án là một phần, nhưng thuyết phục phụ huynh hay người dân tham gia lại càng gian nan. Có một lần dự án thực hiện tại biển Cửa Việt (Hà Tĩnh), các bạn đến từng nhà thuyết phục phụ huynh cho các em nhỏ tham gia hoạt động 7 ngày học hỏi về môi trường. Nhưng có một phụ huynh nhất quyết không đồng ý cho con tham gia, khi có mặt tại gia đình để thuyết phục cô ấy chỉ tay lên bàn thờ và gay gắt vì cậu con trai 11 tuổi đã mất vì đuối nước. Nhưng, các bạn CLB không nản chí, mưa dầm thấm lâu thuyết phục và đã được cô đồng ý và còn tham gia đồng hành cùng dự án trong suốt một tuần. 

Đặc biệt, Dự án Bút Xanh Hà Giang 2018 bắt đầu diễn ra với sự tham gia của sáu cô gái tình nguyện viên (TNV) “báo xanh”. Cùng với đó là thách thức lớn với “tin đồn” về mối liên kết giữa CLB và Hội Thánh Đức chúa trời ở huyện Quang Bình, Hà Giang. Sự hiểu nhầm khiến dự án gặp khó khăn vô cùng và có nguy vơ bị hủy hoàn toàn. Sáu cô gái của dự án năm đó đã đến từng nhà thuyết phục, giải thích và kêu gọi các hộ gia đình ủng hộ dự án. Nhiều phụ huynh còn đến gặp trực tiếp TNV để tìm hiểu thông tin kĩ hơn. Học viên Đào Ngọc Long chia sẻ: “Em thấy các chị là người tốt. Em không tin vào tin đồn. Ngày mai em vẫn tiếp tục theo học lớp Bút Xanh.”. Thế là, Bút xanh Hà Giang kết thúc trong nước mắt của kỷ niệm, sự gắn bó và tình cảm người dân dành cho CLB.

Mỗi dự án, câu lạc bộ đều cùng nhau lên giáo án chương trình thật chi tiết để đảm bảo tốt nhất những hoạt động 7 ngày. Ngoài ra, các thành viên tổ chức đi thực địa, thuyết phục chính quyền và người dân cùng tham gia. Mỗi mảnh đất đặt chân đến, CLB Nhà báo xanh lại đón nhận sự ủng hộ nồng hậu của mọi người. Họ cùng nhau nói về cuộc sống, văn hóa, môi trường và phát triển bền vững. Từ những nơi địa đầu Tổ quốc như Hà Giang hay những vùng biển ô nhiễm như Hà Tĩnh đều được CLB đến và gửi gắm những nhiệt thuyết tuổi trẻ và một thông điệp sống tốt đẹp. 

Một số tin môi trường do chính các phóng viên nhí thực hiện
Một số tin môi trường do chính các phóng viên nhí thực hiện

Lan tỏa sống xanh

Không chỉ là nơi để các bạn trẻ chia sẻ kinh nghiệm làm báo về môi trường với nhau, CLB Nhà báo xanh còn mang trong mình một mục tiêu là lan tỏa lối sống xanh đến xã hội. Tất cả các hoạt động của CLB tại các địa phương đều liên quan đến môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, phát triển bền vững. 

Các buổi học của dự án diễn ra sôi nổi, với các kiến thức về bảo vệ môi trường như: biến đổi khí hậu, hạn chế rác thải nhựa và túi ni – lông, tác hại của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống hay phát triển bền vững... cho chính các em nhỏ và người dân tại địa phương. 

Đến với mỗi địa phương, CLB nhà báo xanh đều mang đến những hoạt động môi trường bổ ích. Các em nhỏ sẽ được học làm đồ tái chế, hay cách viết được một tin trong báo chí, đặc biệt là kỹ năng phỏng vấn và chụp ảnh. Dưới sự hướng dẫn của các tình nguyện viên, các em nhỏ tự tay viết lên một tác phẩm báo chí về môi trường ở chính quê hương mình.

“Em rất vui vì các anh chị đem dự án Bút xanh về quê em. Em ước được tham gia những hoạt động như thế này từ lâu rồi. Em cảm thấy mình được trưởng thành và năng động hơn khi tham gia dự án. Em chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ tự tin phỏng vấn người dân xung quanh và viết về môi trường sống tại quê em. Em mong sau khi dự án kết thúc, tụi em vẫn duy trì được các hoạt động của dự án tại địa phương để góp phần bảo vệ môi trường và phát triển Bút xanh. Em ước sau này mình trở thành nhà báo về môi trường” - Nguyễn Ánh Ngọc (học viên dự án tại Hà Tĩnh) chia sẻ.

Nhìn những bức tranh về môi trường, những ánh mắt háo hức khi lần đầu tiên được học về môi trường đầy hứng khởi. Dự án của CLB không chỉ là chương trình thiện nguyện mà còn là hành trình đi gieo mầm “xanh” đến với mọi người. Rất nhiều em nhỏ sau khi tham gia Bút xanh đã tự tin nuôi dưỡng ước mơ về một nhà báo môi trường tương lai của mình. Đặc biệt chúng có ý thức hơn với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. 

 

“Tôi mong muốn Câu lạc bộ Nhà báo xanh tiếp tục hỗ trợ con em trong thôn trong các kĩ năng viết báo về môi trường, tạo điều kiện cho các “phóng viên nhí” tác nghiệp” - bà Hồ Thị Thủy Tiên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Triệu Tài chia sẻ sau 7 ngày đồng hành cùng CLB tại Hà Tĩnh.

͞Đặc biệt, sự lan tỏa của Nhà báo xanh không chỉ dừng lại ở việc truyền ngọn lửa đam mê cho các bạn nhỏ, mà còn thay đổi nhận thức về môi trường cho người dân địa phương. Theo chia sẻ, một bác nông dân đã tâm sự với các phóng viên nhí về nỗi khổ sống cạnh chuồng lợn. Chính cuộc phỏng vấn đã khiến hộ gia đình gây ô nhiễm tự nguyện lấp đất giảm mùi hôi. Nhiều người đã mua thùng phân loại rác đặt tại nhà, hạn chế dùng túi ni lông và xả rác bừa bãi.

Chuyến xe mang kiến thức và kỹ năng báo chí và tình yêu môi trường vẫn sẽ tiếp tục lăn bánh đến mọi nẻo đường của Tổ quốc. Để những người trẻ viết lên những bài ca về sống đẹp, về sự tử tế từ chính những điều ý nghĩa đó là bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.

Bài 4: Lâm Đồng chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.