Hệ lụy do khai thác đất, đá gây ô nhiễm ở Vĩnh Phúc

Các mỏ khai thác với quy mô lớn ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.
Các mỏ khai thác với quy mô lớn ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.
(PLVN) - Nhiều năm nay việc khai thác tại các mỏ đá, mỏ đất trên địa bàn xã Minh Quang (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân. Mặc dù việc nổ mìn khai thác đá đã dừng lại nhưng các công ty vẫn tiếp tục sản xuất đá, gạch bê tông, cộng thêm các mỏ đất mới được khai thác khiến môi trường sống cũng như sinh hoạt của người dân nơi đây đảo lộn.

Nhiều hệ lụy

Không thể phủ nhận việc khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản, có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Tam Đảo, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên quá trình khai thác đất, đá lại ảnh hưởng xấu tới người dân nơi đây.

Chị Hoa, người dân sống cạnh mỏ đá chia sẻ: “Đá sản xuất xong được chất đống ngay cạnh vườn nhà tôi. Tại mỏ này, họ không xây tường rào nên khi đá chất cao hoặc doanh nghiệp xả tràn nước, đá và nước trong mỏ chảy tràn hết cả vào trong đất vườn. Gia đình đang định trồng ít cây đinh lăng nhưng bề mặt vườn toàn đá và sỏi nên việc đào đất để trồng cây chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn".

Trước đây, ngoài nổ mìn khai thác, sản xuất đá, Công ty Đầu tư & Xây dựng Bảo Quân và Công ty Đầu tư Tân Phát còn làm cả trạm trộn bê tông asphal và xây dựng nhà xưởng sản xuất gạch bê tông trong khu vực mỏ đá. Hiện tại mặc dù đã hết thời hạn khai thác nhưng Công ty cổ phần Tân Phát vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất gạch bê tông và sản xuất đá, với lý do là đang trong quá trình tận thu và san lấp mặt bằng. 

Tuy nhiên, đằng sau những cái được thì hệ lụy và hậu quả từ ô nhiễm môi trường, an ninh và an toàn của người dân là rất lớn. Tại các mỏ đá mặc dù đã được hạn chế và có mỏ đã ngưng hoạt động tuy nhiên ảnh hưởng vẫn còn đó. Những con đường toàn những ổ gà, ổ voi, cây cối luôn được nhuộm trắng bụi đường khiến những đứa trẻ không dám bước chân ra chính sân nhà mình chơi vì quá bụi và nhiều container ồn ào.

Qua ghi nhận thực tế tại xóm Cóc xã Minh Quang cho thấy, cứ 15-20 phút lại có một xe container chở đá, sỏi chạy qua công khai, “băm nát” tuyến đường dân sinh vốn trước đây được đầu tư rất đẹp. Cả một sườn núi rộng lớn bị bào mòn, bên cạnh đó là các bãi đá, sỏi cùng với các loại máy xúc, máy nghiền máy ủi, máy sàng đá hoạt động hết công suất, tại khu nghiền đá bụi bay mù mịt trắng xóa cả một vùng và phủ kín những ngôi nhà dân nghèo nơi đây. Với những tiếng ồn đau đầu, cùng khói bụi trắng trời, bầu không khí tại đây không thể không gọi là ô nhiễm.

Người dân vẫn sống chung với khói bụi và tiếng ồn 

Ngoài ra, trước đây do khai thác đá phải dùng nhiều đến lượng thuốc nổ và không có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại nên các chất thải nguy hại: dầu, mỡ, hóa chất vứt lăn lóc ngoài môi trường dẫn đến nguồn nước tại đây bị ô nhiễm. Người dân đã lắp đường ống nước sạch tuy nhiên nguồn nước này cũng không đáp ứng đủ cho toàn bộ dân. Vì vậy họ bắt buộc phải sử dụng nguồn nước tại chỗ để sinh hoạt hàng ngày, một số người nơi đây bị ngứa.

Cách mỏ khai thác đá không xa là một mỏ khai thác đất thuộc xóm Cầu Vai, xã Minh Quang, Tam Đảo do Công ty một thành viên Nhật Thăng khai thác, cung cấp đất nền san lấp cho các địa phương lân cận.

Đoạn đường từ khu lấy đất ra đường cái lớn là đường đất nên  mỗi khi xe trở đất đi qua, tới đường DT 302 gặp trời mưa thì không sao, gặp trời nắng thì bụi bay mù trời, che mất tầm nhìn, ảnh hưởng lớn tới việc tham gia giao thông của người dân, một người dân khác phản ánh: “Những lúc trời nắng, bụi bặm kinh khủng, phải đóng cửa cả ngày, cây cối bụi phủ bạc trắng không lớn được”, “Họ khai thác là được sự đồng ý của chính quyền chúng tôi không phản đối, tuy nhiên cần phải làm đường bê tông dẫn vào khu lấy đất thì dân chúng tôi mới bớt hít bụi đường, tuy nhiên nhiều lần kiến nghị công ty vẫn không thực hiện, chúng tôi rất bức xúc”, vẫn lời người dân nói.

Khi được hỏi về các khu khai thác đất đá tại địa phương ông Trần Văn Tương - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết: “Trên địa bàn hiện tại có hai mỏ khai thác lấy đất san lấp và 1 mỏ khai thác đá đang trong quá trình tận thu hết năm 2019 trong đó chính quyền cũng chỉ đạo các công ty khai thác tiến hành tưới nước trên đường nhằm hạn chế bụi đường, tránh ảnh hưởng tới môi trường và đời sống của người dân”.

Tuy nhiên, khi được hỏi đến việc cho phép các công ty khai thác số lượng đất đá trong một ngày là bao nhiêu thì ông Tương cho rằng không có số lượng cụ thể nào cho việc khai thác này. Tuy nhiên người dân nơi đây xe tưới nước ngày chạy ngày không.

Đọc thêm

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.