Bất ngờ xuất hiện động vật vô cùng quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng

Tem bưu chính giới thiệu về loài Sao la của Việt Nam.
Tem bưu chính giới thiệu về loài Sao la của Việt Nam.
(PLVN) - Hình ảnh một cá thể động vật hoang dã được khẳng định 90% là Sao la – loài động vật vô cùng quý hiếm đứng trên bờ vực tuyệt chủng đã bất ngờ lọt vào bẫy ảnh của giới nghiên cứu khoa học trong Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.

Ngày 2/3, ông Lê Thanh Tịnh – Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình thông tin với PLVN, quá trình bẫy ảnh trong rừng nguyên sinh của VQG này của lực lượng nghiên cứu khoa học đã bất ngờ thu được hình ảnh nghi là của cá thể Sao la – loài động vật cực kỳ quý hiếm, được xem là đại diện tiêu biểu nhất cho đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Khu vực rừng bẫy ảnh phát hiện cá thể này được khẳng định nằm trong vùng lõi, khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của Di sản Thiên nhiên thế giới – VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Còn địa điểm cụ thể, ông Tịnh từ chối cung cấp thông tin để đảm bảo cho sự an toàn của loài này trước mối đe dọa của nạn săn bắt động vật hoang dã quý hiếm.

Hình ảnh cá thể nghi là Sao la trong rừng di sản Phong Nha. Ảnh: VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
Hình ảnh cá thể nghi là Sao la trong rừng di sản Phong Nha. Ảnh: VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
Cụ thể hơn, “hình ảnh thu được của cá thể nghi là Sao la này chụp được bằng bẫy ảnh vào ngày 9/2/2019. Qua quan sát các đặc điểm trên ảnh và so sánh với đặc điểm nhận dạng của loài này, PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng – Ủy viên Hội đồng Khoa học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - một trong những chuyên gia hàng đầu về động vật rừng của Việt Nam và riêng về Sao la, đã khẳng định rằng, 90% các dấu hiệu từ hình ảnh thu được là loài Sao la. Lực lượng chuyên trách tại VQG chúng tôi cũng đồng quan điểm như thế” – ông Lê Thanh Tịnh khẳng định.

Sao la có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, là loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, sống ở vùng rừng núi Trường Sơn. Vào tháng 5/1992, Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). Đây được xem là phát hiện ấn tượng nhất của khoa học giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu XX, gây chấn động mạnh đối với khoa học thế giới và sách Đỏ thế giới (IUCN) xếp Sao la vào bậc Cực kỳ nguy cấp (CR).

Sao la trong rừng Trường Sơn qua bẫy ảnh. Ảnh: WWF
Sao la trong rừng Trường Sơn qua bẫy ảnh. Ảnh: WWF

Tháng 4/2012, Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức tại Quảng Trị. Vấn đề bảo tồn Sao la - loài thú lớn đặc hữu hẹp của hệ sinh thái rừng Trường Sơn - được lấy làm chủ đề chính.

Thời điểm ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng thông tin rằng, tập quán sống của Sao la trong môi trường tự nhiên là hình thành các nhóm nhỏ dưới 10 cá thể, sống rải rác và cách xa nhau. Ghi nhận được Sao la có dấu vết cư trú tại 6 tỉnh trên dãy Trường Sơn (từ Nghệ An – Quảng Nam). “Dẫu vậy, sau 20 năm (1992 – 2012) nghiên cứu và bảo tồn, tình trạng các quần thể Sao la có xu hướng ngày một rất xấu đi. Khảo sát khắp Trường Sơn ban đầu có khoảng 500 cá thể, nhưng 20 năm sau, số lượng Sao la ở Việt Nam chỉ còn hơn 160 cá thể. Tại Vũ Quang (Hà Tĩnh) từ  Tình trạng này, 10 năm nữa (2022) loài Sao la bị tuyệt chủng là điều được dự báo” – ông Đặng lo ngại.

Bộ tem bưu chính giới thiệu về loài Sao la của Việt Nam.
Bộ tem bưu chính giới thiệu về loài Sao la của Việt Nam.

Một trong những người đầu tiên nghiên cứu và công bố loài Sao la vào năm 1992 – ông Vũ Văn Dũng (nguyên cán bộ của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, Bộ NN-PTNT), nhận định rằng: “Bây giờ rừng Trường Sơn ở khu vực Nghệ - Tĩnh đã chẳng còn một con Sao la nào nữa. Theo tôi là thế, bởi hơn 10 năm rồi chưa phát hiện thêm được dấu vết nào”.

Trở lại với việc phát hiện cá thể động vật hoang dã nghi là Sao la trong vùng lõi rừng di sản Phong Nha – Kẻ Bàng, ông Lê Thanh Tịnh khẳng định: “Chúng tôi đang tích cực triển khai thu thập thêm các bằng chứng cụ thể, rõ ràng hơn nữa để khẳng định sự hiện diện của loài Sao la ở Phong Nha – Kẻ Bàng. Công tác triển khai các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt cũng được tăng cường đồng thời ở khu vực phát hiện nhằm tránh các hoạt động gây hại”.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.