“Đậu” những ước mơ

“Đậu” những ước mơ
(PLO) -Trong khuôn viên hội chợ xuân rộng lớn, có một gian hàng nhỏ nhưng tấp nập người mua. Không cưỡng nổi tò mò, tôi “bon chen” cho bằng được vào đám đông đó và cũng rôm rả, í ới không kém trước những món đồ trang sức vô cùng tinh tế và sáng tạo của làng nghề đậu bạc Định Công. 
Ướm thử vào tay chiếc nhẫn được tạo hình y hệt… chiếc đinh đóng guốc, tôi tò mò hỏi Ngọc Quang – ông chủ trẻ của gian hàng: “Những mẫu trang sức này em sưu tầm từ catolog nào mà độc đáo vậy?”. Ai ngờ, Ngọc Quang cười lớn: “Không sưu tầm đâu chị ơi, mẫu thiết kế chính hiệu đấy, em là dân làng đậu bạc Định Công mà”.
À ra thế, đã là người Hà Nội gốc hoặc sống lâu ở đất Hà Nội thì không ai không biết đến danh tiếng của làng nghề đậu bạc Định Công - một trong số ít nghề cổ của đất Thăng Long còn tồn tại cho đến ngày nay. 
Theo sử sách ghi chép lại, vào thời Vua Lý Nam Đế, có ba anh em họ Trần: Trần Hoà, Trần Điện và Trần Điển sinh sống tại làng. Trong thời gian chạy loạn, ba anh em tình cờ học được nghề làm đồ vàng, bạc. Từ đó, ba người truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng, làm nên tiếng tăm cho sản phẩm vàng, bạc Định Công. 
So với các làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), Châu Khê (Hải Dương), những sản phẩm ở Định Công có nét đặc trưng riêng. Trong đó, kĩ thuật đậu bạc đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, tỉ mỉ. Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật khắt khe về kỹ thuật nhưng lại tinh tuý ở giá trị thẩm mỹ và sử dụng. 
Nói đến nghệ nhân có tâm huyết gìn giữ nghề đậu bạc truyền thống đất Thăng Long, ai cũng biết ông Quách Văn Trường. Trở về từ chiến trường với thương tật hạng 4/4, ông Trường xót xa chứng kiến nghề đậu bạc truyền thống của làng bị mai một. 
Hết thảy thanh niên trong làng không còn mặn mà với nghề, đi tìm con đường lập nghiệp mới. Trong hoàn cảnh ấy, người thương binh hỏng một bên mắt và sống chung với nỗi đau của hơn chục mảnh đạn găm trong người vẫn can đảm bước trên con đường khôi phục làng nghề. 
Những năm 80 - 90, cái tên Quách Văn Trường đã nổi danh khắp cả nước với những mẫu trang sức, trang trí, trưng bày bằng bạc độc đáo, mới lạ, có một không ai. Không chỉ giữ lại được nghề quý, nghệ nhân già còn có công đào tạo những thanh niên có tài năng và tâm huyết với nghề truyền thống của làng…
Sản phẩm của làng nghề đậu bạc Định Công
Sản phẩm của làng nghề đậu bạc Định Công 
Quay lại với câu chuyện của Ngọc Quang, em cho biết em được học nghề đậu bạc từ nhỏ và đã làm nghề thông thạo. “Nhưng sản phẩm đậu bạc thường có giá rất cao và kén khách nên cũng phải tìm hướng đi mới để mưu sinh và giữ nghề”. 
“Hướng đi mới” của Ngọc Quang và không ít những người trẻ của làng nghề là làm trang sức như nhẫn, vòng, mặt dây chuyền… trẻ trung, cá tính phục vụ tuổi teen. Tưởng đơn giản nhưng cũng vất vả không kém từ khâu sáng tạo, thiết kế, thăm dò thị hiếu của khách hàng, quảng cáo bán hàng thông qua các trang mạng xã hội…
Trả lời câu hỏi của tôi rằng thích việc nào hơn giữa đậu bạc cầu kỳ và làm trang sức giản đơn, Ngọc Quang cho biết, đã là người con của làng nghề, ai cũng muốn giữ nghề cha ông để lại, nên “điều mong muốn nhất là được gắn bó với nghề, dù bất cứ hình thức nào”. 
Nghe tâm sự của lớp trẻ làng nghề đậu bạc Định Công, PV bỗng dưng nhớ đến nguyện vọng mà nghệ nhân Quách Văn Trường đã bày tỏ vào dịp Hà Nội kỷ niệm 1000 năm: “Mong muốn lớn nhất của tôi là quê hương được Nhà nước quan tâm phát triển thành du lịch làng nghề”.
Yêu nghề, luôn mong muốn giữ nghề, sống được với nghề là điều có thể thấy ở các thế hệ làng nghề đậu bạc Định Công. Đó cũng là điều mà không phải làng nghề cổ nào cũng có được, cho dù đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Vì thế, mong rằng mơ ước của người dân làng nghề đậu bạc Định Công sẽ sớm “đậu” thành hiện thực./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.