Cảnh báo chiêu lừa ngoạn mục giăng bẫy nữ sinh

Nạn nhân Oanh thuật lại sự việc
Nạn nhân Oanh thuật lại sự việc
(PLO) -Lóa mắt thấy tên mình trên dòng thông báo trúng giải độc đắc là chiếc xe máy Leberty trị giá 68 triệu đồng cùng với 50 triệu đồng tiền mặt, nữ sinh không ngờ tự biến mình thành “miếng mồi thơm” cho tội phạm lừa đảo.
Muốn nhận thưởng, phải mất 10% thuế?
Trần Thị Kim Oanh(20 tuổi, ngụ Tổ dân phố 5, phường Đồng Sơn, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, sinh viên năm 2 khoa sư phạm tiểu học, Trường Đại học Quảng Bình) kể lại: Tối 4/9/2014, trong khi lướt Web, cô dừng lại ở địa chỉ Zalo.com.vn để tìm hiểu các đồ chơi trẻ em mà Công ty cổ phần Zalo (Đà Nẵng) thông tin cho khách hàng thì bỗng thấy mục “Rút thăm trúng thưởng”.
Có nhiều giải thưởng, riêng giải độc đắc là một xe máy Leberty trị giá 68 triệu đồng cùng 50 triệu tiền mặt. Oanh ấn phím enter đồng ý tham gia cuộc chơi, với ý nghĩ “có mất gì đâu, biết đâu vận may sẽ đến”. 
Sáng hôm sau, hồi hộp vào địa chỉ trang Web trên, Kim Oanh như hoa mắt khi đọc dòng chữ: “Bạn đã may mắn trúng giải độc đắc cuộc chơi “Rút thăm trúng thưởng” do Zalo tổ chức kết thúc vào tốt 5/9. Xin bạn vui lòng cho biết những thông tin sau đây để Ban tổ chức cuộc chơi tiến hành các thủ tục trao giải: “Họ tên, năm sinh, giới tính, số điện thoại, nghề nghiệp, chỗ ở”. 
Trống ngực đánh thình thình, Oanh sung sướng đến trào nước mắt vì nghĩ mình gặp vận may hiếm có. Cô điền đầy đủ những thông tin theo yêu cầu với niềm vui khấp khởi. 
Khoảng 10h sáng, điện thoại của Oanh réo vang, số máy người điện tới hiển thị là 096514356... Bấm nút, người ở đầu dây bên kia tự giới thiệu mình là Nguyễn Văn Thanh, trưởng ban tổ chức cuộc chơi “Rút thăm trúng thưởng” của Công ty Cổ phần Zalo Đà Nẵng. 
Sau những lời chúc mừng ngọt ngào, Thanh liền thông báo cho “người trúng thưởng độc đắc”: “Phải nộp gấp 1,2 triệu đồng để làm thủ tục hồ sơ trúng thưởng. Phương thức nộp tiền là card điện thoại di động, gửi về theo số máy hiển thị của người gửi này”. Kim Oanh phấn khởi làm theo không một chút đắn đo. 
Thấy con mồi đã “cắn câu” , khoảng 30 phút sau, “người đại diện Ban tổ cức cuộc chơi rút thăm trúng thưởng” lại thông báo tiếp cho Oanh: “Theo nguyên tắc tài chính, người trúng thưởng phải nộp 10% thuế cho Nhà nước là 6,8 triệu đồng để nhận xe máy. Vì vậy, trước 15h ngày 5/9 số tiền phải nộp đủ, nếu không thì Ban tổ chức sẽ chuyển cho người khác”. 
Gia cảnh vốn nghèo khó, mỗi ngày đạp xe từ nhà đến trường, từ trường về nhà hơn 8 km, nay “bỗng dưng” có xe máy loại xịn mà chỉ tốn khoản tiền nộp thuế thì còn gì bằng, Oanh vui mừng đến choáng ngợp.
 “Em nói với mẹ. Mẹ mừng lắm nên đưa cho em hết tiền lương tháng ba đưa cho mẹ dùng để chi tiêu cho cả nhà. Nhưng vẫn không đủ. Mẹ em phải tất tả sang mấy nhà hàng xóm vay mượn thêm để em gửi đi ngay, kẻo dịp may hiếm có mất đi”, Kim Oanh buồn bã trần tình. 
Sau khi nhân được tin nhắn, “Bạn chuyển tiền ngay vào tài khoản số 04003201188… của chủ tài khoản là Võ Đại…, Chi nhánh ngân hàng Sacombank Đà Nẵng”. Oanh lập tức gửi tiền với hy vọng “lên đời”. 
Hồi hộp chờ đợi. Khoảng 9h hôm sau, tức ngày 6/9, Kim Oanh lại nhận được tin nhắn thông báo tiếp: “Thủ tục lấy xe để giao cho người trúng thưởng đã hoàn tất. Người nhận xe trong ngày mai có mặt tại 77 Võ Văn Tần, trụ sở của Công ty cổ Phần Zalo Đà Nẵng để nhận gấp. Nhưng, vì có khoản nhận thêm 50 triệu tiền mặt nữa nên người trúng giải phải chuyển gấp 5 triệu đồng theo tỉ lệ 10% để nộp thuế cho Nhà nước và 2,5 triệu tiền chiết khấu (chi phí cho những người trong Ban Tổ chức lo việc cho người trúng giải). Số tiền đó phải chuyển vào tài khoản gấp trong sáng nay để mọi việc thuận lợi, trôi chảy”. 
Oanh trả lời:  “Em sẽ nạp đủ 5 triệu, còn số tiền chiết khấu ấy khi đến nhận xe và tiền trúng thưởng em sẽ đưa luôn”. 
Ngã ngửa vì mắc lừa
Đâm lao thì phải theo lao. Lần này Kim Oanh đến lớp mượn tiền của bạn bè rồi đến ngân hàng Sacombank Đồng Hới gửi thêm 5 triệu và xin phép lớp nghỉ học 2 ngày. 
Sáng 7/9, Kim Oanh đón xe tốc hành vào Đà Nẵng. “Lúc đi, mẹ em còn dặn: “Nhận được xe, trở ra lại Quảng Bình, đi phải từ tốn, cẩn thận nghe con. Em “dạ” với mẹ mà lòng lâng lâng vui”, nữ sinh nói trong ngấn lệ. 
Đến Đà Nẵng, tìm đến 77 Võ Văn Tần thì chẳng thấy nhà nào ở đây và chung quanh chẳng thấy treo biển “Công ty CP Zalo”. Cảm giác bị mắc lừa ập đến. Hai tay cô thiếu nữ run run bấm máy gọi Nguyễn Văn Thanh và nói rõ mình đang đứng trước 77 Võ Văn Tần, cần gặp anh. 
Từ trong máy, giọng gã thanh niên đểu giả vang lên: “Anh đang ở Hà Nội. Chúc em may mắn nhé”. Và hắn tắt máy. Trời đất như đổ sụp. Đến giờ phút đó, Oanh mới tá hỏa là mình đã bị mắc lừa. Ê chề, cô gái nhẹ dạ cả tin bưng mặt khóc nức nở. 
Vì sự nhẹ dạ cả tin mà bản thân Oanh nợ tiền bạn bè, mẹ nợ hàng xóm. Cô đã đến trình báo Công an Quảng Bình. Cảnh sát đang vào cuộc xác minh, điều tra để tìm ra thủ phạm. Có lẽ không chỉ mình cô gái này đã sập bẫy bọn lừa đảo. 
Xa lộ Pháp luật đã truy cập vào trang Zalo.com.vn như nạn nhân cung cấp, tuy nhiên website cô gái tố cáo hiện đã không tồn tại. Câu chuyện buồn của Oanh cũng là bài học cảnh tỉnh để người khác tránh trở thành “con mồi” của bọn tội phạm công nghệ cao./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.