Bố mẹ, bác sĩ cùng “khóc” vì... con nghiện game

Bố mẹ, bác sĩ cùng “khóc” vì... con nghiện game
(PLO) - Đến khi tận mắt chứng kiến cơn điên loạn bất ngờ của hai đứa con trai sinh đôi, anh Nguyễn Văn Đ. (Nhân Chính, Hà Nội) mới hiểu những lời cảnh báo của giáo viên chủ nhiệm mà trước đó anh đã bỏ ngoài tai.
Bố mẹ chiều, con suýt chết vì game
Vợ chồng anh Đ. ly hôn trong hận thù. Để lôi kéo hai con trai sinh đôi về phe mình, nói xấu đối phương, cả hai ra sức chiều chuộng con hết mực. Vợ cũ anh Đ. sẵn sàng đổ bỏ cả mâm cơm nếu hai cậu con trai đã ngồi vào bàn ăn lại dở chứng đòi ăn nhà hàng. Còn anh Đ. sắm cho mỗi đứa một máy tính xách tay, mang tiếng là để học hành nhưng phục vụ chúng chơi điện tử là chính. 
Biết hai con thường thức đến 2-3h sáng để “cày” game nhưng anh Đ. mặc kệ. “Miễn là chúng nó thích ở với mình hơn với mẹ” – anh Đ. từng tuyên bố. Vắng nhà suốt ngày nên anh Đ. không nhận ra thời gian gần đây hai con thường có những biểu hiện rất lạ như mỗi lần nổi giận là đập phá đồ đạc, xé quần áo, sách vở, thậm chí lắm lúc chơi đùa với nhau mà chúng lao vào đánh nhau chí mạng. 
Nhận ra biểu hiện này, bà giúp việc nói với anh Đ. nhưng anh gạt đi, cho rằng bà có thành kiến với trẻ con. Còn với cô giáo chủ nhiệm của con, anh Đ. cũng bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của cô. Cho đến một hôm, lúc đó gần 2h sáng, anh Đ. nghe tiếng đổ vỡ trong phòng hai con vội chạy vào thì thấy đứa cầm gậy chơi golf của bố, đứa cầm máy tính cá nhân phang nhau, mặt đỏ bừng, còn mắt thì ngây dại. Ngay sáng hôm sau anh Đ. xin nghỉ làm đưa con đi viện.
Tại Bệnh viện Sức khỏe tâm thần, anh Đ. chứng kiến không ít trẻ có biểu hiện như con mình. Bố của T.H.H (17 tuổi) cho biết con trai ông mê chơi game từ khi học cấp 2. Thấy con cứ sểnh ra là trốn đến tiệm nét ngồi, ông bàn với vợ mua máy tính nối mạng cho con ở nhà. Từ đó, lịch hoạt động của cậu con trai chỉ có mỗi hai việc là sáng đi học, buổi chiều chơi game.
“Mấy tháng gần đây nó bỏ cơm hoặc chỉ nhai trệu trạo vài miếng rồi lại chúi đầu vào máy tính. Giáo viên tìm đến nhà thông báo nó như kẻ lơ ngơ trên lớp, cáu bẳn và sẵn sàng đấm đá bạn bè vì bất kỳ lý do gì. Vợ chồng tôi phải vất vả lắm mới đưa được nó đến đây, vì nó giãy giụa, gào thét, chỉ chờ có cơ hội là bỏ chạy…” - bố của T.H.H cho biết. Nghe chuyện, anh Đ. giật mình tự trách mang tiếng học cao, biết rộng mà đã tự tay đẩy con vào chỗ chết mà không biết.
Cha mẹ phải tự có cách của riêng mình và quyết tâm giúp con cai nghiện game đến cùng.
 Cha mẹ phải  tự có cách của riêng mình và quyết tâm giúp con cai nghiện game đến cùng.
38 bác sĩ/6.000 lượt bệnh nhân
Theo bác sĩ, tâm thần game là “chất” gây nghiện mạnh tương đương với một số loại ma túy tổng hợp. Ở mức nhẹ thì người chơi bỏ ăn uống, học hành sa sút, nặng hơn thì cáu bẳn, hay sinh sự, còn cao hơn nữa là loạn thần. Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, chết trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa. 
Có tới 50 - 70% người chơi game có vấn đề về sức khỏe tâm thần với các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, thậm chí có biểu hiện hung hăng. Thời gian cai nghiện game có thể kéo dài từ một vài tháng đến một vài năm với sự nỗ lực của bác sĩ, bản thân bệnh nhân và gia đình.
Cai nghiện game khó là vậy nên không chỉ bố mẹ mà bác sĩ cũng đang “khóc” vì game, nhất là mới đây tại Hội nghị Tổng kết chuyên khoa đầu ngành tâm thần diễn ra ngày đầu năm 2015, bác sĩ Lý Trần Tình - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết, hiện nay lực lượng bác sỹ chuyên khoa tâm thần đang thiếu một cách trầm trọng. Theo bác sỹ Tình, trên thế giới có khoảng 300 loại bệnh tâm lý, tâm thần nhưng hiện Việt Nam mới quan tâm đến 10 loại bệnh tâm thần thường gặp, chiếm 20% dân số.
Cũng theo ông Tình, các bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến vấn đề xã hội như loạn thần do nghiện ma túy, game, rượu... trầm cảm do căng thẳng, sức ép công việc, học tập... đang ngày càng gia tăng. Trong năm 2014, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã tiếp nhận 4.000 lượt bệnh nhân nội trú và 20.000 lượt bệnh nhân ngoại trú trên địa bàn và một số tỉnh lân cận. Tuy nhiên, hiện lực lượng bác sỹ chuyên khoa tâm thần của cả nước mới đáp ứng được nửa nhu cầu thực tế. Ngay tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội có 38 bác sỹ, trong khi nhu cầu đòi hỏi gấp đôi lực lượng thầy thuốc hiện có.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.