Có nhà ở Hà Nội có được nhập khẩu?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Tôi đã sống và làm việc ở Hà Nội được 5 năm nay. Công việc của tôi là buôn bán. Hiện tại tôi cũng đã mua được nhà riêng (chính chủ). Vậy xin hỏi luật sư, tôi có được nhập hộ khẩu ở Hà Nội không và nếu được thì thủ tục nhập khẩu như nào? Xin cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Để xác định bạn có thuộc trường hợp được nhập hộ khẩu Hà Nội (đăng ký thường trú tại Hà Nội) hay không cần căn cứ vào các quy định của Luật cư trú và Luật Thủ đô về điều kiện nhập hộ khẩu Hà Nội. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về điều kiện để được đăng ký thường trú tại Hà Nội:
Theo nội dung thông tin bạn cung cấp thì bạn muốn đăng ký thường trú tại Hà Nội theo diện đã có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú một số năm theo chứ không phải trường hợp nhập vào hộ khẩu của người thân và cũng không theo diện điều động, tuyển dụng làm việc. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 thì công dân đã có thời gian sinh sống và làm việc tại Hà Nội có thể đăng ký thường trú tại Hà Nội khi đáp ứng đủ điều kiện sau: 
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.”.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3, và Điểm b Khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô 2012 quy định cụ thể về việc đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội như sau:
Điều 19. Quản lý dân cư
....
3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc Điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.”
Như vậy, theo các quy định trên thì việc đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội được chia thành hai trường hợp với điều kiện cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Đăng ký thường trú tại ngoại thành Hà Nội (huyện, thị xã): 
Trường hợp này để được đăng ký thường trú tại ngoại thành Hà Nội, bạn cần đảm bảo các điều kiện:
+ Có thời gian tạm trú tại Hà Nội từ 01 năm trở lên.
+ Có chỗ ở hợp pháp: Chỗ ở hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP bao gồm: 
 Nhà ở;
Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
Nhà khác không thuộc hai loại trên nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp được xác định theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp khác được quy định tại Điều 4 Thông tư số 35/2014/TT-BCA.
Trường hợp 2: Đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội (các quận thuộc Hà Nội: quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, quận Hoàng Mai, quận Hai Bà Trưng, quận Tây Hồ, quận Long Biên, quận Hà Đông, quận Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm): 
Trong trường hợp này, nếu đã có nhà ở thì người muốn đăng ký thường trú phải đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên.
Việc xác định thời gian tạm trú sẽ căn cứ trên giấy tờ đăng ký tạm trú của bạn với cơ quan có thẩm quyền là cơ quan công an xã, phường nơi bạn tạm trú.
Do đó, nếu bạn đã cư trú tại thành phố Hà Nội được 05 năm (có đăng ký tạm trú) và bạn cũng đã có nhà thuộc sở hữu của mình thì bạn có đủ điều kiện để được đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, về thủ tục đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội:
Để đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội, bạn chuẩn bị hồ sơ gửi tới công an cấp quận, huyện nơi bạn cư trú (ở đây là nơi bạn đang sở hữu nhà ở hợp pháp):
• Hồ sơ bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
- Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư số 35/2014/TT-BCA. 
 - Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú: Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu của Bộ công an.
• Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trân trọng!/.
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.