Tự bắt bệnh ung thư đường tiêu hoá

Tự bắt bệnh ung thư đường tiêu hoá
(PLO) - Ung thư đường tiêu hoá thuộc loại ung thư nguy hiểm, thời gian sống của bệnh nhân ngắn. Nguy hiểm là bệnh thường khởi phát với các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khiến đa số người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện ung thư đã ở giai đoạn muộn.

Các loại ung thư đường tiêu hóa (UTĐTH) phổ biến gồm: Ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

Đây là nhóm ung thư phổ biến ở các nước chậm phát triển, đang phát triển. Chứng ung thư này thường gặp nhiều ở đàn ông từ tuổi trung niên trở lên. UTĐTH nguy hiểm bởi khối u ác tính tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hoá khiến bệnh nhân nhanh suy kiệt dẫn đến thời gian tử vong nhanh.
Y học đến nay chưa xác định một cách chính xác nguyên nhân cụ thể của UTĐTH mà chỉ tìm ra những yếu tố nguy cơ như: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá; sống trong môi trường ô nhiễm; Ăn nhiều thức ăn nhiễm chất độc (ví dụ phoóc môn); Nhóm thức ăn lên men để lâu như các loại dưa muối, cà muối cũng được cho tăng yếu tố nguy cơ gây ung thư; Nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, từ đó có thể sinh ung (tuy nhiên không phải ai nhiễm vi khuẩn HP đều dẫn đến ung thư).
Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa nhưng không được điều trị đúng, bệnh trở thành mãn tính được đánh giá có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Hoặc những khối u (pôlýp) lành tính nếu không cắt bỏ sớm nếu để lâu dễ chuyển sang ác tính.
Thứ nữa là yếu tố gia đình, di truyền. Theo đó thành viên trong gia đình có người bị ung thư tiêu hóa thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Đặc biệt là bệnh đa pôlýp đại tràng gia đình và ung thư dạ dày tế bào nhẫn được nghiên cứu có tính di truyền rõ. Cuối cùng là hiện tượng đột biến tạo ra các gen sinh ung.
Y học hiện đại phân loại ung thư đường tiêu hóa gồm: UTĐTH trên là thực quản, dạ dày; và UTĐTH dưới là ung thư đại trực tràng.
Về triệu chứng, tuỳ theo mỗi nhóm ung thư mà có những dấu hiệu khác nhau: Đối với UTĐTH trên thường thấy như: Đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, ói, nặng có thể ói ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện ra phân đen. Còn triệu chứng nhóm UTĐTH dưới chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy. Trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện.
Điều nguy hiểm nhất khiến UTĐTH gây tử vong cao là triệu chứng của bệnh  không rõ ràng, gần giống với các bệnh lý thông thường khác nên rất khó phát hiện. Đa phần các bệnh nhân khi được phát hiện ung thư đều đã ở giai đoạn 3, 4: “Mọi người thường chủ quan, cho rằng mình bị đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón hay rối loạn tiêu hóa gì đó thôi và tự mua thuốc điều trị khiến bệnh ngày càng nặng. Đến khi phát hiện thì đã trễ”, BS Nhân khuyến cáo.
Trong UTĐTH, BS Nhân cho biết ung thư thực quản và ung thư tụy được đánh giá nguy hiểm nhất bởi thời gian từ khi phát hiện bệnh đến tử vong rất nhanh do phần lớn phát hiện muộn. Triệu chứng đặc trưng của ung thư thực quản như: Nuốt bị nghẹn, đau ngực giữa, kém ăn hoặc ăn vào sẽ trớ ra, sụt cân.
Nguy hiểm nữa, khối u xuất hiện trong thực quản nằm ở vùng nguy hiểm, xuyên giữa lồng ngực nên một khi xâm lấn hay di căn sẽ gây tổn thương các bộ phân quan trọng như phổi, trung thất. Nội soi thực quản dạ dày sớm khi có nghi ngờ là biện pháp hữu hiệu để chẩn đoán sớm.   

Đọc thêm

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.