Tiêm ngừa HPV có chắc chắn không bị ung thư cổ tử cung?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Nhiều người cho rằng đã tiêm ngừa HPV thì chắc chắn không bị ung thư cổ tử cung hay sau khi chích ngừa HPV không cần phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nữa... là những quan niệm sai lầm, không chính xác.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất phổ biến, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người bệnh. Đến nay nhiều phụ nữ bắt đầu nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách tiêm văcxin chủng ngừa, tuy nhiên trên thực tế kiến thức của chị em về căn bệnh này và việc chủng ngừa còn nhiều hạn chế.
Một khảo sát thực hiện trên 200 phụ nữ tại TP HCM ghi nhận có tới 17,96 % người nghĩ rằng "Đã chủng ngừa HPV thì có thể yên tâm 100% không bị ung thư cổ tử cung". 19,90% người nghĩ sau khi chủng ngừa HPV không cần phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP) định kỳ. Hầu hết đều nói rằng nữ giới chưa quan hệ tình dục mới nên chích ngừa ung thư cổ tử cung.
Khảo sát cũng cho thấy đa số phụ nữ tìm hiểu về căn bệnh ung thư cổ tử cung và thuốc chủng ngừa HPV qua các nguồn không chính thức, phần lớn từ bạn bè (chiếm 50,5%). Chỉ 2,9% tìm hiểu qua nhân viên y tế. Đây có thể là nguyên nhân khiến sự hiểu biết của chị em về bệnh ung thư cổ tử cung cũng như văcxin phòng ngừa chưa đầy đủ và chính xác.
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Đăng Hùng, Trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn nêu và giải thích rõ một số quan niệm sai lầm phổ biến về văcxin ung thư cổ tử cung như sau:
1. Chích ngừa văcxin thì chắc chắn 100% không bị ung thư cổ tử cung
Thực tế, nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là virus HPV. Có hàng trăm chủng HPV nhưng chỉ một số gây ung thư. Các nghiên cứu ghi nhận chủng HPV 16, 18, 45, 31, 33 là "thủ phạm" gây ra khoảng 83% các trường ung thư cổ tử cung.
Hiện tại ở nước ta cũng như trên thế giới chỉ có văcxin ngừa HPV 16 và 18. Hai chủng này chiếm tỷ lệ cao nhất, gây ra khoảng 70% các ca ung thư cổ tử cung. Điều đó có nghĩa là trong 100 người tiêm ngừa, chỉ có 70 trường hợp được bảo vệ, 30 người còn lại vẫn có thể bị ung thư như bình thường.
2. Tất cả phụ nữ cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Thật ra không phải tất cả phụ nữ đều phải tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo, các bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9, 10 đến 25, 26, có hoặc chưa quan hệ tình dục nên tiêm văcxin này.
3. Tiêm văcxin thì không được quan hệ tình dục. Nếu quan hệ, dùng bao cao su được không?
Sự thật: Tiêm văcxin và quan hệ tình dục không có liên quan gì với nhau. Bao cao su chỉ là biện pháp tránh thai và hạn chế các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà thôi.
5. Khi lỡ lịch tiêm văcxin các mũi tiếp theo thì cần phải tiêm lại từ đầu
Sự thật: Trên nguyên tắc tiêm văcxin phải đủ và đúng lịch. Tuy nhiên trong tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung, nếu "lỡ" trễ thì nên tiêm mũi tiếp theo, không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.
Nhằm giúp cộng đồng nâng cao hiểu biết về bệnh ung thư và cách phòng ngừa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn tổ chức hội thảo Tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư phổi miễn phí. Chương trình diễn ra sáng 4/7 tại lầu 10 bệnh viện, số 171/3 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP HCM. Điện thoại đăng ký: 08 62601100.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.