“Thuốc làm từ thịt người”: Y văn cổ truyền không nhắc đến

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Mấy ngày gần đây dư luận xôn xao thông tin về thuốc “làm từ thịt người” có xuất xứ ở Trung Quốc. Trước thông tin đó, Bộ Y tế đã khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các “thuốc làm từ thịt người”. Ở góc độ y học cổ truyền, các chuyên gia cũng khẳng định y văn không nhắc đến loại thuốc này.

Thấy ADN trong thuốc không có nghĩa đó là thịt người

Trước những thông tin có loại dược phẩm chứa thành phần thịt người đóng gói dạng viên con nhộng đang lưu hành trên thị trường, được quảng cáo dùng điều trị ung thư, tiểu đường, một số bệnh nặng ở giai đoạn cuối và hỗ trợ tăng sức đề kháng, Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản - Chủ tịch Hội đông Y Việt Nam cho rằng nói như thế là không đúng. 

Bởi theo ông Bản, tất cả cơ quan tổ chức trong cơ thể con người đều có ADN ví dụ trong xương, tóc, móng… và trong cả cơ nữa. Nhờ AND tồn tại ở trong xương mà các nhà khoa học đã xác định được huyết thống và thân nhân.

Như vậy ADN có ở mọi thành phần trong cơ thể. Khi trong thuốc có ADN (từ nhau thai) thì xét nghiệm sẽ có ADN, nhưng thấy ADN trong thuốc thì không thể khẳng định đó là thịt người. 

Đặc biệt theo Chủ tịch Hội đông Y Việt Nam, từ trước đến nay cả Tây y và Đông y đều sử dụng nhau thai làm nguyên liệu, thành phần của thuốc và bài thuốc. Ở Tây y trước đây nhau thai được sử dụng để sản xuất Philatop, nhưng do nguồn không đáp ứng được nên sau này các nhà khoa học đã dùng gan động vật để sản xuất Philatop. 

Còn Đông y nhau thai được sử dụng trong bài thuốc “Hà sa đại tẩu hoàn” - bài thuốc rất bổ khí huyết, dùng cho những người bị suy nhược cơ thể. Riêng vị hà sa (nhau thai nhi) khoa học đã xác định có rất nhiều hoocmon đặc biệt ở trong đó mà những cái khác không có.

Bài thuốc “Hà sa đại tẩu hoàn” được Đông y quan niệm là giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu và chữa được 9 loại bệnh nghiêm trọng nhờ những những chất bổ từ dây rốn nuôi thai nhi trong bụng mẹ. “Đây cũng chỉ là một vị thuốc thôi chứ không phải là thịt người, nếu nói là thịt người là không chính xác” – ông Trần Văn Bản khẳng định.

Đồng quan điểm, Lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y Hà Nội cũng cho biết, trong Đông y, chỉ có duy nhất một bộ phận của người được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, đó là nhau thai của sản phụ trong bài thuốc “Hà sa đại tẩu hoàn”.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại thuốc khác thay thế công dụng của nhau thai nên loại thuốc này cũng không còn nhiều nữa. Ngoài ra, theo Lương y Vũ Quốc Trung thì ông chưa từng nghe nói đến bài thuốc dùng thịt người để điều trị bệnh.

Vấn đề từng tranh luận từ nhiều năm trước

Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cũng cho biết, thông tin này ông đã biết cách đây mấy năm và cũng là vấn đề mà ông đã tranh luận từ nhiều năm trước ở Hàn Quốc. Ông Bản lý giải thêm, ngày xưa, sau khi sản phụ sinh con, người ta cắt lại một đoạn dây rốn, treo cho khô đi và bảo để cho trẻ khỏi giật mình,…

Nhưng đó không phải là mục đích chính, mà người ta giữ lại một mẩu dây rốn để không may người đó mắc bệnh hiểm nghèo thì sau này người ta lấy cái đoạn dây rốn ấy ra làm bài thuốc cho chính người đó dùng. 

Tuy nhiên không phải thầy thuốc nào cũng biết việc này và không phải thầy thuốc nào cũng có bài thuốc đó. Việc cắt lại đoạn dây rốn chính là tiền thân của phương pháp tế bào gốc được lấy từ cuống rốn và nhau thai.

Đây cũng là một tiền đề mở ra tiến bộ khoa học cực kỳ lớn mà nhà khoa học người Việt Nam là PGS.TS Phan Toàn Thắng  - người đầu tiên trên thế giới phát hiện và tách thành công tế bào gốc từ màng dây rốn. Công trình này đã được công bố và đăng ký bản quyền tại Mỹ từ năm 2014.

Theo BS Bản, Hàn Quốc là nước đầu tiên làm tế bào gốc, rồi đến Nhật Bản. Tuy nhiên đây là những phương pháp mà cả hai nước không phổ biến – nghĩa là Chính phủ các nước này cho phép làm nhưng không khuyến khích với giá thành cực kỳ cao. Dưới góc độ khoa học thì làm tế bào gốc rất tốt.

Lợi ích đầu tiên có thể thấy là tế bào gốc sản sinh ra nhiều tế bào mới khác thay thế tế bào hỏng của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể con người. Bài thuốc “Hà sa đại tẩu hoàn” là tiền thân việc nghiên cứu dây rốn (tế bào gốc) của Hàn Quốc. 

Trước thông tin “thuốc làm từ thịt người”, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã khẳng định, đơn vị này không không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc này. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.

Liên quan vấn đề này, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh phải phối hợp với các cơ quan chức năng như: hải quan, quản lý thị trường, công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...