Mối lo tự chủ kinh phí phòng chống “căn bệnh thế kỷ”

Khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV.
Khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV.
(PLO) - Trong bối cảnh các nguồn viện trợ quốc tế bị cắt giảm, Việt Nam sẽ gặp những thách thức nào trong phòng chống HIV/AIDS? Giải pháp thời gian tới là gì? PV đã có cuộc trao đổi với TS.Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) để làm rõ những nội dung trên.

200 ngàn người nhiễm HIV

Xin ông cho biết tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay?

Tính đến tháng 5/2017, số người nhiễm HIV đang còn sống là 200 ngàn người, trong đó hơn 89 ngàn bệnh nhân AIDS. Ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong dân số là 0,2%, tỷ lệ tử vong hơn 2.000 người/ năm. 

Trong 5 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện mới 3.546 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.959 người, có 641 trường hợp tử vong. Tỷ lệ lây truyền chủ yếu qua đường tình dục với tỉ lệ 48%, nam giới chiếm 69%.

Người nhiễm HIV nằm trong độ tuổi nào, thưa ông?

40% trường hợp nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ 30-39; 31% trong nhóm tuổi 20-29. Ở độ tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ 19%. Tỷ lệ người nhiễm HIV thấp rơi vào nhóm tuổi từ 50 trở lên (6%), người từ 14-19 tuổi (2,8%) và 1,7 người nhiễm HIV dưới 13 tuổi. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 11%, số bệnh nhân AIDS giảm 21% và người nhiễm HIV tử vong giảm 34%.

Theo ông số liệu thống kê đã phản ánh đúng thực tế chưa?

Số liệu phát hiện người nhiễm HIV tùy thuộc vào khả năng triển khai công tác tư vấn xét nghiệm của các địa phương. Nếu địa phương nào đẩy mạnh công tác xét nghiệm HIV thì sẽ phát hiện ra nhiều người nhiễm HIV hơn, trong khi đó có thể có những địa phương dịch đang tiềm ẩn chưa được phát hiện do độ bao phủ của công tác xét nghiệm còn ít. 

Ở nhiều địa phương hiện nay, phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện tình cờ từ bệnh viện khi xét nghiệm các bệnh khác hoặc trong quá trình xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai. Như vậy số liệu thống kê chưa phản ánh chính xác tình hình dịch trong cộng đồng.

Theo báo cáo mới công bố, 5 tháng đầu năm có 20 tỉnh phát hiện người nhiễm HIV tăng so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân do đâu?

Dịch HIV/AIDS là vấn đề nổi cộm về y tế công cộng ở Việt Nam với tỷ lệ mắc cao và tử vong cao, gánh nặng bệnh tật lớn. Mặc dù dịch HIV có xu hướng giảm trong những năm gần đây, nhưng qua kết quả giám sát dịch tễ học HIV, kết quả triển khai các chương trình can thiệp thì xu hướng giảm diễn ra không đồng đều theo khu vực, theo tỉnh, thành phố, theo nhóm đối tượng.

Trong bối cảnh số người nghiện ma túy vẫn gia tăng, hành vi an toàn trong tiêm chích và an toàn trong quan hệ tình dục còn chưa cao ở các nhóm đối tượng sẽ kéo theo sự gia tăng của dịch HIV/AIDS. Bên cạnh đó, hiểu biết của người dân về đường lây truyền và biện pháp phòng tránh HIV/AIDS còn chưa cao và chưa tích cực dự phòng.  

Ngoài ra thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS vẫn đang là một trong các nguyên nhân cản trở việc tiếp cận dịch vụ dự phòng, chăm sóc, đặc biệt là xét nghiệm HIV.

Trong thời gian qua chương trình phòng chống HIV/AIDS đã tăng cường truyền thông về bảo hiểm y tế, về điều trị sớm, điều trị dự phòng phơi nhiễm cũng như triển khai đa dạng các hình thức tư vấn xét nghiệm HIV, các hoạt động này cũng đã góp phần nâng cao nhận thức và khuyến khích việc xét nghiệm HIV.

Phương án chuyển từ miễn phí sang cung cấp dịch vụ 

Nguồn kinh phí phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay chủ yếu từ đâu?

Hiện trong kinh phí dành cho phòng, chống HIV/AIDS, vốn viện trợ từ quốc tế chiếm khoảng 60%, vốn ngân sách Trung ương chiếm 32% và từ ngân sách địa phương chiếm 8%. Trong thời gian tới chúng ta sẽ sử dụng nguồn BHYT để thanh toán chi phí khám xét nghiệm và điều trị ARV cho người nhiễm HIV.

Khi Việt Nam thoát khỏi nước nghèo, các tổ chức quốc tế giảm dần và sẽ tiến tới chấm dứt tài trợ cho Việt Nam. Do vậy đòi hỏi chúng ta phải tính toán để đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Việt Nam phải tăng dần, tiến tới tự chủ hoàn toàn về tài chính.

TS Cảnh cho biết thời gian tới Việt Nam phải chủ động kinh phí phòng chống HIV/AIDS.
TS Cảnh cho biết thời gian tới Việt Nam phải chủ động kinh phí phòng chống HIV/AIDS.

Tại hội nghị về HIV/AIDS quốc tế mới đây, một số nước xem xét việc cắt giảm các chương trình tài trợ phòng chống HIV/AIDS đối với Việt Nam, TS có thể nói rõ hơn?

Khó khăn chung của chương trình phòng chống HIV/AIDS toàn cầu là cắt giảm kinh phí từ Hoa Kỳ, vốn là quốc gia cung cấp đến 2/3 ngân sách phòng chống HIV trên thế giới.

Trong năm 2016, riêng Hoa Kỳ đóng góp gần 5 tỷ đôla. Chương trình Pepfar do Tổng thống George W Bush đề ra từ năm 2003, giúp trị liệu cho 12 triệu người. Tuy nhiên, gần đây, Tổng thống Donald Trump yêu cầu giảm chi phí này trong dự luật ngân sách 2018 của Mỹ, gây ra mối lo ngại lớn trong cộng đồng nghiên cứu và thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Tại Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS (IAS) tổ chức tại Paris từ ngày 23-26/7/2017, “Bản Tuyên Bố Paris” được công bố bày tỏ quan ngại và cảnh báo là “HIV sẽ không bao giờ bị diệt nếu không có nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ không tiến triển nếu không có đầu tư lâu dài”. Ở Việt Nam, ngân sách của chương trình Pepfar đã cắt giảm từ năm 2012 và từ năm 2018 sẽ hoàn toàn chuyển từ hỗ trợ dịch vụ trực tiếp sang hỗ trợ kỹ thuật.

Vậy khi bị cắt giảm tài trợ, khó khăn cụ thể của Việt Nam là gì?

Khó khăn lớn nhất là làm thế nào chúng ta có đủ thuốc kháng vi rút (ARV) để tiếp tục điều trị ARV cho người bệnh. Hiện nay đang có khoảng 116 ngàn người đang được điều trị. 

Những năm tới, số lượng bệnh nhân cần được điều trị ARV tiếp tục gia tăng. Ước tính, đến năm 2020 cần phải điều trị cho khoảng 200 ngàn bệnh nhân. Như vậy, nhu cầu thuốc ARV tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Như vậy chúng ta cũng rất khó để đạt được mục tiêu 90% người được chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV).

Khó khăn thứ hai: Hàng năm chúng ta cần đến hàng triệu test sinh phẩm để xét nghiệm và chẩn đoán HIV. Hầu hết kinh phí mua sinh phẩm do quốc tế hỗ trợ. Vì vậy khi không có nguồn tài trợ thì hoặc bệnh nhân bỏ tiền hoặc nhà nước sẽ phải chi trả. Sẽ rất khó để đạt được mục tiêu 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình.

Khó khăn thứ ba là chương trình can thiệp giảm hại: Từ năm 2007, Việt Nam thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng Methadone. Đến nay đã tổ chức điều trị cho khoảng 52 ngàn bệnh nhân. Thuốc methadone đang điều trị bệnh nhân hiện nay cũng một phần lớn do quốc tế hỗ trợ. Hàng năm có từ 30-40 triệu bơm kim tiêm và số lượng bao cao su tương đương được cấp phát miễn phí do các tổ chức quốc tế tài trợ.

Cũng nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế chúng ta đã huy động được hàng ngàn tuyên truyền viên tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS được trả phụ cấp hàng tháng. Đó là những khoản kinh phí rất lớn mà quốc tế đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam ứng phó với HIV/AIDS.

Khi nguồn lực quốc tế cắt giảm và kết thúc thì chúng ta huy động ở đâu kinh phí để duy trì các hoạt động trên? Chưa nói đến việc tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Dịch HIV có thể bùng phát, số người nhiễm HIV, số người tử vong do AIDS có thể tăng lên.

Vậy sắp tới có những đổi mới nào trong phòng, chống HIV/AIDS không, thưa ông?

Thời gian tới chúng tôi sẽ chú trọng lồng ghép hoạt động các dự án để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Tiến tới việc đảm bảo tài chính ngân sách dần dần sẽ là nguồn vốn cơ bản cho phòng chống HIV/AIDS.

Ngoài ra một số thuốc, sinh phẩm, vật dụng y tế cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS sẽ chuyển dần từ cung cấp miễn phí sang cung cấp dịch vụ, người sử dụng sẽ chi trả. 

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Theo ông Cảnh, tệ nạn ma túy, mại dâm hiện vẫn có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát là nguy cơ làm gia tăng đại dịch HIV/AIDS trong nhóm này, từ đó ra cộng đồng. Bên cạnh đó, còn gặp khó khi xuất hiện lối sống không lành mạnh, đua đòi, ăn chơi buông thả của một bộ phận thanh niên.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.