Hiểm họa từ nén hương

Những vòng nhang đẹp đẽ từ các ngôi chùa cổ cũng có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người, nếu như các vòng nhang này được chế biến từ hóa chất.(Ảnh minh họa)
Những vòng nhang đẹp đẽ từ các ngôi chùa cổ cũng có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người, nếu như các vòng nhang này được chế biến từ hóa chất.(Ảnh minh họa)
(PLO) - Việc viếng đền chùa là một truyền thống tốt đẹp của người dân, tuy nhiên, những năm gần đây, một mối nguy cho sức khỏe đã xuất hiện từ truyền thống này, đó là hiểm họa từ những nén hương.

Hương thắp để rồi… nhổ

Đến chùa, nhất là các ngôi chùa nổi tiếng vào những dịp đặc biệt như rằm, mùng 1 hàng tháng, Phật đản, Vu lan… mới thấy sự “khủng khiếp” của lượng nhang khói mà khách thập phương thắp lên. Với những ngôi chùa kiến trúc rộng lớn còn đỡ, còn những ngôi chùa cổ, trần thấp, gian chính điện hẹp thì khói từ nhang ùn ùn trong không khí gây cay xè mắt, ngạt thở… là chuyện bình thường. 

Đặc biệt, tại những ngôi chùa, đền nổi tiếng, vào những dịp lễ lớn, ngoài khói hương bị hút vào phổi, người dân đến viếng còn đối mặt với nguy cơ bị bỏng từ nén hương. Anh Trần Minh Vũ, ngụ Bàu Cát, Tân Bình chia sẻ, trước đây, gia đình anh năm nào cũng tổ chức đến viếng dinh Thầy Thím (Bình Thuận) dịp Tết hoặc mùa hội dinh (khoảng tháng 10 hàng năm).

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm ngoái, anh đã quyết định nếu có đến viếng dinh cũng đi vào ngày thường, ít khách. Lý do là nhà anh nhiều trẻ con, năm nào đi dinh về các cháu cũng bị đỏ hết hai mắt, than váng đầu vì lượng khói ken dày trong dinh.

Nguy hiểm hơn, rất nhiều người lớn vô ý, khi cầm bó hương cháy đỏ không giơ lên cao để những người chung quanh được an toàn mà cứ cầm ngang người hoặc đưa ra phía trước. Từng chứng kiến một cậu bé bị bó nhang của người lớn chọc vào tay gây phỏng nên anh lo lắng cho con mình, từ đó quyết định không đi dinh hoặc các chùa vào những ngày “quá tải” nữa.

Các đền chùa, di tích nổi tiếng như dinh Thầy Thím, chùa Ngọc Hoàng (TP HCM), chùa bà Thiên Hậu… là những nơi thường xuyên chứng kiến sự quá tải khách thập phương đi kèm sự ngột ngạt từ nhang khói. Khách viếng chùa thường xuyên chứng kiến cảnh các lực lượng làm vệ sinh của chùa liên tục nhổ các bó nhang chỉ vừa cháy một đoạn ra khỏi bát nhang để vứt bỏ, nhường chỗ cho những cây nhang khác tiếp tục được ào ạt cắm vào.

Một đoạn clip lan truyền trên mạng được quay tại ngôi chùa nổi tiếng Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) cho thấy, nhang thậm chí chỉ vừa được cắm vào bát nhang chưa kịp “nóng chỗ” đã bị người lao công nhổ khỏi bát nhang, nhúng nước ném vào thùng rác. Hình ảnh này làm nhiều người thấy khá “phản cảm”, một số người vãn cảnh chùa bức xúc vì cho rằng lòng thành của mình bị coi thường.

Thời điểm rằm Nguyên tiêu vừa qua, tại TP HCM, ở các khu phố người Hoa cũng đông nghìn nghịt người. Dĩ nhiên, tình trạng khói nhang nồng nặc trong không gian chùa vẫn diễn ra, và cũng không ít ngôi chùa phải cử hẳn lực lượng chuyên đi nhổ chân nhang.

Thực ra, từ nhiều năm nay, rất nhiều ngôi chùa trên cả nước đã có quy định chỉ thắp từ một đến 3 cây nhang tượng trưng. Có chùa thậm chí còn đề nghị phật tử không nên thắp nhang vào các dịp lễ lớn, chỉ cần nhà chùa thắp là đủ rồi. Điều này hoàn toàn có lý, nhằm để tránh sự ngột ngạt của khỏi nhang đến mọi người, đồng thời, những thời điểm quá tải người, việc nhang được thắp quá nhiều chỉ khiến chùa tốn thêm nhân lực nhổ nhang, dập lửa chứ chẳng được lợi ích gì. Để quy định này được tuân thủ, nhiều chùa có người đứng thắp sẵn số lượng nhang hạn chế ngay cửa chánh điện, phát cho phật tử. 

Tuy nhiên, đó chỉ là những ngày thường, còn vào dịp lễ thì đành… trông vào ý thức của người dân. Nhiều người dân vẫn khư khư quan niệm “thắp nhang để bày tỏ lòng thành” nên dù các chùa đã có quy định rõ ràng, họ vẫn đua nhau thắp như thường.

Khói hương gây hại cho sức khỏe?

Nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hít quá nhiều khói hương sẽ gây hại cho sức khỏe.  Nếu như trước đây, nhang truyền thống thường được làm từ các thảo dược không độc hại như trầm, quế, gỗ… thì nay, nguyên liệu làm nhang đã bị “công nghiệp hóa” rất nhiều. Nhiều loại hương có giá thành thấp trên thị trường được chế biến từ các loại bột, tẩm ướp hương từ hòa chất để tạo mùi thơm nồng. Cạnh đó, do người dân ưa chuộng các loại nhang khi thắp lên nhang tàn tạo thành vòng, hình dáng đẹp… Tuy nhiên, để tàn nhang có hình vòng đẹp, người sản xuất phải tẩm ướp các loại hóa chất với nồng độ mạnh và thời gian tẩm ướp lâu, như vậy sự độc hại càng tăng. 

Theo nghiên cứu, nhiều loại hương bán trên thị trường, khói hương có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluene, xylenes…sẽ gây ra các triệu chứng ngạt, nhức đầu, đỏ mắt, chảy nước mũi, dị ứng... cho người hít phải số lượng nhiều. Về lâu dài, nếu hít hàng ngày, khói hưởng sẽ ảnh hưởng tới phổi, gần như tác hại của thuốc lá. Không chỉ đi vào cơ thể theo đường phổi, khói hương được thắp gần thức ăn trên bàn thờ, thức ăn hấp thụ khói lâu ngày và tàn hương, còn tác hại tới bao tử của người sử dụng thức ăn.

Ngoài ra, việc thắp quá nhiều nhang tại chùa chiền vào các dịp lễ, nếu không kiểm soát kịp thời còn có thể dẫn đến nguy cơ bỏng, cháy.

Niềm tin tâm linh đúng đắn bao giờ cũng đáng trân trọng, tuy nhiên, những nén hương chưa hẳn có thể chuyển tải lòng thành đến các bậc linh thiêng. Thắp hương một cách chừng mực, văn minh, tuân thủ quy định nhà chùa, cũng là một cách để bày tỏ lòng thành của mình, góp phần giữ mỹ quan cho ngôi chùa và bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người chung quanh.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.