Đến viện chữa bệnh, canh cánh nỗi lo… lây bệnh

Nhân viên y tế cần phải rửa tay thường xuyên để tránh lây lan nhiễm khuẩn bệnh viện cho chính mình và cho bệnh nhân.
Nhân viên y tế cần phải rửa tay thường xuyên để tránh lây lan nhiễm khuẩn bệnh viện cho chính mình và cho bệnh nhân.
(PLO) - Nhiễm khuẩn bệnh viện luôn là vấn đề khiến các nhà quản lý bệnh viện đau đầu và bệnh nhân sợ hãi vì tình trạng khó kiểm soát. Tại Việt Nam, theo số liệu từ một chương trình hợp tác y tế mới diễn ra gần đây cho biết có đến hơn 50% bệnh phổi được lây nhiễm từ bệnh viện.

Hơn 50% bệnh phổi lây nhiễm từ bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện mà không có triệu chứng lâm sàng hoặc đang ủ bệnh tại thời điểm nằm viện. NKBV xảy ra từ 48 đến 72 giờ và trong vòng 10 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện. NKBV gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như kéo dài thời gian điều trị bệnh của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ tử vong (gấp 2 – 4 lần nếu NKBV là viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn máu), là gánh nặng cho người bệnh, gia đình người bệnh và các cơ sở khám chữa bệnh.

Theo thông tin mới đây được đưa ra tại buổi khởi động chương trình hợp tác giữa Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn thì tỷ lệ NKBV của nước ta ở mức 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm 55,4% (số liệu năm 2005). Cũng trong thời gian này, một nghiên cứu cắt ngang khác của Sở Y tế TP HCM trên tất cả các bệnh viện công lập cho thấy tỷ lệ NKBV là 6,4%, trong đó viêm phổi đứng hàng đầu chiếm đến 54,3%, kế đến là nhiễm khuẩn tiết niệu (12,3%), nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn huyết tương đương nhau (10%).

Bao giờ mới có thể kiểm soát?

Với những hậu quả đáng lo ngại của NKBV, thời gian qua Bộ Y tế đã đưa việc kiểm soát nhiễm khuẩn  là một ưu tiên của ngành y tế. Nhiều chính sách đã ban hành nhằm tăng cường năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn như thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn từ trung ương đến các bệnh viện, tăng cường sự phối hợp giữa y tế dự phòng và hệ điều trị trong phòng chống dịch bệnh… Cả nước đã có 611 cơ sở khám chữa bệnh ký cam kết tham gia chiến dịch “Bảo vệ sự sống hãy vệ sinh tay”, 668 cơ sở khám bệnh chữa bệnh ký cam kết thực hiện phong trào…

Thế nhưng, dường như những nỗ lực đó là chưa đủ, NKBV vẫn chưa được kiểm soát. Số liệu tại buổi khởi động cho biết có đến 36% lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) chưa được đào tạo, 79.1% nhân viên KSNK chưa được đào tạo cơ bản, cả nước còn 8.9% bệnh viện chưa thành lập Hội đồng KSNK, 15.1% bệnh viện chưa có mạng lưới KSNK, 150 bệnh viện chưa thành lập khoa KSNK.  Hầu hết các bệnh viện chưa bảo đảm một nhân viên giám sát trên 150 giường bệnh. 33% bệnh viện đã thành lập khoa KSNK nhưng chưa bổ nhiệm trưởng khoa KSNK, gần 22% lãnh đạo khoa/tổ KSNK có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Chưa kể cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác KSNK còn thiếu và chưa được đầu tư đúng mức: 39.7% bệnh viện không có đủ tối thiểu một buồng cách ly đúng quy định ở các khoa lâm sàng, 46.5% bệnh viện không có đơn vị tiệt khuẩn tập trung đạt chuẩn…

BS CKII Hoàng Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, cho biết công tác KSNK còn gặp nhiều khó khăn. Không ít lãnh đạo bệnh viện chưa thật sự hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của công tác KSNK. Tuy nhiên, giai đoạn 2016 – 2020, ngành y tế sẽ tập trung nâng cao năng lực KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

Rửa tay để tránh nhiễm khuẩn sao mà khó

Vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế là một trong những giải pháp hàng đầu được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nhằm tăng cường KSNK bệnh viện và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và nhân viên y tế cung cấp dịch vụ y tế. Ngoài cán bộ y tế, ngay cả người dân cũng cần thực hiện việc rửa tay khi vào bệnh viện để giảm tình trạng lây nhiễm chéo, KSNK. Tuy nhiên, ở nước ta, không mấy người dân nghĩ đến việc đi rửa tay, dù cả ngày đi lại khắp nơi trong bệnh viện. Chị Nguyễn Thị Thường (Lý Nhân, Hà Nam) cho biết: “Ra bệnh viện khám, hết làm xét nghiệm này đến xét nghiệm kia nên làm gì có thời gian mà đi rửa tay. Hơn nữa, muốn rửa tay thì phải vào nhà vệ sinh, nhà vệ sinh thì bẩn nên ngại không muốn vào”.

Cùng với ý thức của người dân, ở nhiều bệnh viện, nơi rửa tay cho bệnh nhân cũng chưa được bố trí hợp lý. Một số buồng bệnh trong bệnh viện không kê bệ rửa tay, nhưng có treo dung dịch sát khuẩn. Tuy nhiên dung dịch này đã hết từ lâu, hoặc còn thì cũng có dòng chữ “Dung dịch chỉ dành cho cán bộ, nhân viên y tế”. Dòng chữ này vô tình đã ngăn không cho người bệnh được rửa tay sát khuẩn. Hoặc một số bệnh viện bố trí bệ rửa tay ở khu nhà vệ sinh. Kế bên là hai thùng rác to đựng rác thải sinh hoạt của người bệnh. Sự bố trí này cũng khiến nhiều người bệnh e ngại và bỏ qua  ý nghĩ muốn rửa tay sát khuẩn.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...