Ăn rau củ sai cách, trẻ có thể mất mạng vì hội chứng nguy hiểm

Ăn rau củ sai cách, trẻ có thể mất mạng vì hội chứng nguy hiểm
Trẻ tiêu thụ quá nhiều nitrate trong rau củ có thể gây hội chứng “blue- baby”, khiến da và môi xanh xao, tím tái, tức ngực khó thở, chậm phát triển, có thể dẫn đến tử vong.

Rau quả chứa chất xơ và nhiều dưỡng chất cần thiết như khoáng, vitamin, các hóa chất thực vật (phytochemicals), rất có lợi cho sức khỏe cho cả người trẻ và người lớn.

Lượng nitrate cũng là một thành phần phổ biến trong rau củ. Chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn, kể cả về lâu dài, nhưng với trẻ em, nhất là trẻ dưới một tuổi, với hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ.

Trẻ tiêu thụ quá nhiều nitrate có thể gây hội chứng “blue- baby” ở trẻ em, nhất là trẻ dưới một tuổi.

Trẻ ăn nhiều nitrate nguy hiểm ra sao?

Rau củ quả loại nào cũng chứa nitrate, loại có nhiều, loại có ít. Nitrate không độc hại, nhưng khi vào hệ tiêu hóa, một phần nitrate sẽ chuyển thành nitrite do tác động của vi khuẩn và enzyme. Ở trẻ em, tỷ lệ chuyển từ nitrate thành nitrite nhiều hơn do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh.

Nitrite có tính độc hại. Nitrite làm một phần chất hemoglobine trong máu chuyển thành methemoglobin. Chất hemoglobine là chất vận chuyển oxygen trong máu. Còn methemoglobin không thể vận chuyển oxygen. Nếu lượng methemoglobine trong máu tăng, sự vận chuyển oxygen trong máu sẽ trở nên khó khăn, lượng oxygen lên não không đủ, gây ra hội chứng blue-baby ở trẻ em.

Trẻ bị hội chứng blue-baby có da và môi xanh xao, tím tái, tức ngực khó thở, chậm phát triển, có thể dẫn đến tử vong.

Bắp cải có mức nitrate từ 500-1.000 mg/kg. Ảnh:Naturalfoodseries.
Bắp cải có mức nitrate từ 500-1.000 mg/kg. Ảnh:Naturalfoodseries.

Rau củ nào có nhiều nitrate?

Lượng nitrate có trong thực vật chênh lệch nhau rất xa, tuỳ theo chủng loại. Có ít từ 1 mg/kg như đậu Hà Lan, cho tới cả vài trăm (su hào, bầu bí), và vài ngàn (các loại xà lách).

Măng tây, khoai tây, cà rốt, bầu bí, đậu cô ve… có mức nitrate từ 200-500 mg/kg. Bắp cải, su hào từ 500-1.000. Các loại rau xanh, xà lách… từ 1.000-2.000 hoặc hơn.

Đa phần cuống lá, gân lá, lá và các loại rau xanh có nhiều nitrate nhất. Sau đó là các loại củ (khoai, củ cải…). Các loại hạt, ngũ cốc ít nitrate hơn. Trái cây ít nitrate nhất, phần thịt ít hơn phần vỏ.

Cách giảm lượng nitrate trong rau

Cơ quan an toàn thực phẩm Hồng Kông đưa ra một số lời khuyên cho các bà mẹ, chuẩn bị bữa ăn có rau củ để giảm lượng nitrate trong rau củ như sau:

- Nguyên tắc chung là do nitrate tan trong nước, nên rửa rau sạch, hoặc chần rau trong nước nóng sẽ làm giảm lượng nitrate đáng kể.

- Rửa rau kỹ, hoặc bóc vỏ các loại củ như khoai tây, cà rốt.

- Thái nhỏ hoặc nghiền rau củ ngay trước khi nấu.

- Với loại rau có mức nitrate cao, nên chần qua nước sôi khoảng 1-3 phút, và bỏ nước chần rau này đi.

- Sau khi chế biến, tốt nhất nên cho trẻ ăn ngay.

- Nếu chưa cho trẻ ăn ngay, nên bảo quản thực phẩm đã chế biến trong ngăn mát tủ lạnh (ở nhiệt độ không quá 4 độ C), và không nên giữ quá 12 tiếng.

- Nếu muốn lưu giữ thực phẩm lâu hơn, nên để trong ngăn đá tủ lạnh (-18 độ C).

- Sau khi lấy rau củ đã chế biến ra khỏi tủ lạnh, cần hâm lại trước khi cho trẻ ăn.

- Do lượng nitrate có nhiều hay ít tùy loại rau củ, nên cho trẻ ăn xoay vòng, thay đổi thường xuyên.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.