Xây dựng thương hiệu bán lẻ: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?

VinMart – một trong hai “ông lớn” thương hiệu Việt được ghi nhận
VinMart – một trong hai “ông lớn” thương hiệu Việt được ghi nhận
(PLO) - Trước sự đổ bộ và chiếm lĩnh thị trường Việt của các đại gia bán lẻ hàng đầu thế giới, liệu còn cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt có thể xây dựng được thương hiệu bán lẻ mạnh để cạnh tranh ngay trên sân nhà?

Trông chờ hai “ông lớn” 

Mô hình thương mại hiện đại thâm nhập vào Việt Nam từ hơn 20 năm nay và đang có tiềm lực rất lớn để thống lĩnh thị trường. Do đó, những mô hình bán lẻ hiện đại của Việt Nam cần phải xây dựng những thương hiệu lớn và phát triển một cách bền vững để từng bước níu chân “thượng đế” Việt, những người vẫn đang chuộng hàng ngoại mỗi ngày. 

Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam hiện chỉ có 2 nhà bán lẻ có thương hiệu tương đối vững chắc và có triển vọng phát triển trong thời gian tới, đó là Co.opmart của Saigon Co-op và Vinmart của Tập đoàn Vingroup. Hai đơn vị này có lịch sử phát triển khác nhau nhưng đều có điểm chung là tạo ra được tên tuổi nhất định đối với người tiêu dùng. 

Saigon Co-op đã có 25 năm lịch sử phát triển và chứng minh được vị trí “anh cả” thương hiệu bán lẻ Việt với chuỗi siêu thị Co.opmart hiện diện trên toàn quốc. Tính đến nay, đã có 82 Co.opmart với 32 siêu thị ở TP HCM, 6 siêu thị ở miền Bắc, 9 siêu thị ở miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ có 16 siêu thị, miền Trung có 15 siêu thị và Tây Nguyên 4 siêu thị.

Ngoài các siêu thị này, Saigon Co-op còn xây dựng chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn, tiện lợi Co.op Food và đại siêu thị Co.opXtra, chuỗi các cửa hàng tiện lợi Co.op. Saigon Co-op cũng liên doanh với nhiều nhà đầu tư quốc tế xây dựng các trung tâm thương mại đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng từ tầng lớp có thu nhập trung bình khá đến giới trung lưu. 

Trong khi đó, Vinmart tuy là tên tuổi khá mới mẻ trên thị trường bán lẻ với lịch sử phát triển chỉ được khoảng 4-5 năm nay; Nhưng bù lại những nhà điều hành Vinmart lại có phương thức phát triển hết sức bài bản và nhanh chóng với 65 siêu thị VinMart và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại 26 tỉnh, thành trên cả nước. Theo kế hoạch, mục tiêu tăng trưởng của Vinmart sẽ đạt con số 200 siêu thị và 4.000 cửa hàng VinMart+ trong năm 2020. 

Chọn lối đi nào?

Theo thống kê về tình hình thương mại trong nước của Bộ Công Thương, mặc dù số lượng các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ không đáng kể so với DN nội nhưng các DN đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi; khoảng 17% thị phần qua trung tâm thương mại, siêu thị; 15% thị phần qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần qua các hình thức bán hàng trực tuyến, qua truyền hình…

Thống kê này cho thấy, thị phần bán lẻ vẫn còn cơ hội lớn cho các DN Việt ở các kênh trung tâm thương mại và siêu thị, siêu thị mini. Bài toán đặt ra, liệu các doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng được cơ hội để vươn lên, khẳng định thương hiệu bán lẻ Việt với tầm vóc và quy mô không thua kém các đại gia nước ngoài? 

Chuyên gia tư vấn thương hiệu Đặng Thanh Vân cho rằng, việc xây dựng các thương hiệu bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hiện nay gặp rất nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh quyết liệt về xây dựng thương hiệu với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, giữa hình thức bán lẻ trực tiếp và bán hàng trên mạng, giữa kênh bán lẻ hiện đại và các kênh bán lẻ khác trên thị trường. Tuy nhiên, khó nhưng không phải không có cách để xây dựng nên những thương hiệu Việt biết cách tận dụng, chiếm chỗ đứng và ghi dấu ấn trên thị trường bán lẻ. 

Thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc thoái lui lịch sử và hệ thống cửa hàng tiện lợi G7 mart đã mất dấu khoảng 10 năm nay là một ví dụ điển hình. Thời điểm mới ra mắt thị trường, ông chủ của G7 mart chưa định vị được phân khúc của mình trong “hằng hà sa số” những đại lý len lỏi đến tận ngóc ngách từng khu dân cư. Hay mới đây, chuỗi siêu thị Hapro mart cũng đã “tự bứng” nhiều địa điểm bán hàng ở các khu tập thể khác nhau. 

Lý giải nguyên nhân này, bà Vân cho rằng lý do chính ở các doanh nghiệp khi không chịu nghiên cứu thị trường một cách bài bản và không quan tâm đúng mức đến việc xây dựng phát triển thương hiệu. Vì vậy, các DN bán lẻ Việt Nam đều na ná như nhau về mặt hàng, phong cách bán hàng, phục vụ. Những dấu ấn đậm nét, mang lại sự hài lòng về mọi mặt đối với người tiêu dùng chưa được chăm chút một cách thỏa đáng. 

Tuy nhiên, trong lúc chưa thể “làm đại thể” để phục vụ người tiêu dùng thì các thương hiệu Việt nên có cách khác để “tấn công” khách hàng. Bà Vân khẳng định: “Thương hiệu bán lẻ không chỉ thể hiện ở giá cả cạnh tranh nhất hay chất lượng hàng hóa ổn định mà còn ở những mối quan hệ nhân văn giữa các ông chủ siêu thị và người tiêu dùng hoặc giữa ông chủ với các nhà cung ứng hàng hóa”.

Đây hoàn toàn có thể là điểm mạnh để những DN Việt dựa vào và xây dựng nên một hệ thống đoàn kết, khép kín từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, qua đó “đứng” được ở tâm trí khách hàng, từng bước khẳng định sức mạnh của thương hiệu bán lẻ Việt trong tổng hòa thị trường toàn các đại gia bán lẻ thế giới. 

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.