Phó thủ tướng: 'Tăng trưởng mà dân không có lợi thì chẳng ý nghĩa'

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng tăng trưởng bền vững là phải tác động đến vi mô, giúp người dân hưởng lợi.

Những trăn trở về chất lượng tăng trưởng kinh tế được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu nêu lên tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy" diễn ra sáng 15/11.

Ngay đầu hội thảo, Phó thủ tướng thừa nhận Việt Nam đang thiếu nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng và thực tế nhiều chuyên gia kinh tế không tin tưởng số liệu thống kê. "Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng. Khi không có một nội hàm thống nhất, mỗi bên sẽ có thông tin đánh giá khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau", ông đề xuất

pho-thu-tuong-tang-truong-ma-dan-khong-co-loi-thi-chang-y-nghia

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng cần có hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng. Ảnh:Giang Huy

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, tăng trưởng bền vững là phải có tác động đến nền kinh tế vi mô. "Tăng trưởng mà người dân không có lợi thì tăng trưởng đó không có ý nghĩa", ông khẳng định.

Thực tế, những lo ngại về chất lượng tăng trưởng GDP mới đây được đào xới lại sau khi Tổng cục Thống kê công bố chỉ số GDP quý III. Tăng trưởng 9 tháng đầu năm cải thiện ngoạn mục, GDP riêng quý III đã nhảy vọt lên tới 7,5%.

Trong khi đó, năm 2016, GDP 9 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 5,93%. Năm 2015, con số này là 6,5%. 

Nhờ sự tăng trưởng ngoạn mục này, GDP 9 tháng tăng 6,4%. Với dự kiến GDP quý IV còn có tốc độ tăng cao hơn nữa, nên không cần đợi đến số liệu thực tế vào cuối năm.

Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, mức tăng trưởng bất ngờ này đặt ra nhiều ý kiến khác nhau, không chỉ về số liệu mà còn ở cách nhìn triển vọng kinh tế. Chuyên gia này mạnh dạn đề xuất Chính phủ không nên theo chỉ tiêu tăng trưởng GDP từng năm một để tránh chạy theo "số lượng".

"Cách tiếp cận với vấn đề tăng trưởng Việt Nam vẫn bị lệch, nghiêng nhiều về số lượng. Về chất lượng, chúng ta mới chỉ nói nhiều nhưng chưa đầy đủ. Để tạo ra động lực tăng trưởng mới, theo tôi, không nên chạy theo từng năm một và GDP chỉ là chỉ tiêu định hướng để không gây áp lực cho Chính phủ", ông Thiên đề xuất.

Trước đó, chia sẻ trên VnExpress, ông Nguyễn Xuân Thành (Đại học Fulbright Việt Nam) cũng cho rằng GDP không nên là một thước đo quá quan trọng của Việt Nam. Theo ông, với nhà đầu tư nước ngoài, tăng trưởng 6% một năm đã đủ hấp dẫn để họ mang tiền vào đầu tư. "Nếu có lo lắng với Việt Nam thời điểm này, là tín dụng có thể được bung quá mạnh sẽ khiến bong bóng vỡ hay các yếu tố trực tiếp liên quan đến kinh doanh hơn là GDP. Bởi với họ, con số đôi khi chỉ là cái vỏ. Còn đối với chính chúng ta, GDP vẫn là một thước đo quan trọng", ông nói.

Không chỉ đi tìm lý giải cho sự tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua, tại buổi hội thảo sáng 15/11, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ cùng toạ đàm, thảo luận với các chuyên gia kinh tế để làm rõ động lực tăng trưởng cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Vương Đình Huệ, giờ là lúc cần phân tích kỹ cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 đang "ập đến" như hiện nay. Lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý cần lựa chọn đúng trọng tâm phát triển, đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của Việt Nam nhìn từ góc độ doanh nghiệp. "Nếu chọn quá nhiều trọng tâm, trọng điểm thì thành mũi nhọn kiểu "gai mít", cái gì cũng nhọn", ông ví von.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng nhận thấy đang có sự lệch pha trong sự phát triển của khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước. "Thường chúng ta nói phải chọn lọc theo hướng phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, chọn lọc doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có chuỗi giá trị. Tuy nhiên, cần kết nối khu vực này như thế nào để cùng mạnh lên, tránh rơi vào rủi ro có 2 khu vực kinh tế trong một nền kinh tế, thậm chí là câu chuyện có hai nền kinh tế trong một quốc gia", Phó thủ tướng lưu ý.

Đọc thêm

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…