Phó Chủ tịch FLC Faros: Giá trị ROS và niềm tin có cơ sở

Ông Đỗ Như Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT FLC Faros.
Ông Đỗ Như Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT FLC Faros.
(PLO) - Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex vừa có báo cáo cập nhật hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros, trong đó tiếp tục đưa ra kỳ vọng trong thời gian tới, giá trị cổ phiếu ROS trên thị trường chứng khoán có thể vươn tới mức 250.000 đồng. Thông tin này tạo không ít dư luận nhiều chiều từ phía nhà đầu tư. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Như Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT FLC Faros.

Từ dự án đến hiện thực

Báo cáo phân tích của Artex dành nhiều sự quan tâm đến dự án của FLC Faros tại đặc khu Vân Đồn. Nhưng thực sự, tiềm năng dự án này liệu có vượt quá kỳ vọng của nhà đầu tư?

Huyện đảo Vân Đồn tại Quảng Ninh, theo quy hoạch là một trong 3 đặc khu kinh tế ở Việt Nam, bên cạnh Phú Quốc tại Kiên Giang và Vân Phong tại Khánh Hòa). Là đặc khu kinh tế, tức là sẽ có nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. 

Tôi lấy ví dụ, độ mở thị trường tại đây dự kiến cao hơn các khu vực khác; cắt giảm tối đa ngành nghề kinh doanh có điều kiện; thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh theo trình tự, thủ tục đơn giản nhất; thời hạn sử dụng đất được kéo dài, tối đa là 99 năm; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua nhà ở thương mại trong đặc khu; nâng mức giá trị bán hàng miễn thuế cho khách du lịch Việt Nam và người nước ngoài tại khu phi thuế quan; về chính quyền, thực hiện mô hình trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt…

Ngoài ra, theo dự thảo nghị định kinh doanh casino mới nhất, Vân Đồn cũng là một trong hai địa điểm áp dụng thí điểm cho người Việt Nam vào chơi ở casino trong ba năm, tính từ khi đủ điều kiện hoạt động.

Tất cả những thông tin trên đã được đưa vào dự thảo Luật Đặc khu kinh tế. 

Với FLC Faros, riêng phần dự án tổ hợp dịch vụ du lịch giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng ở Vân Đồn do FLC Faros làm chủ đầu tư và trực tiếp thi công, vận hành đã có tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới hơn 2 tỷ USD, với diện tích 1.500 ha. 

Cùng với tập đoàn FLC, FLC Faros đặt kế hoạch sẽ tiến hành đầu tư ở quy mô lớn, nhằm góp phần tác động tích cực đến hạ tầng và diện mạo kinh tế của địa phương.

Và ở đây, không có gì là phiêu lưu, là “đặt cược". Kỳ vọng của chúng tôi rất lớn, nhưng là kỳ vọng dựa trên cơ sở. Thử nhìn lại Phú Quốc trước kia, khi chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, chưa có hệ thống hạ tầng hiện đại, và hãy so sánh với Phú Quốc đang phát triển mạnh mẽ hiện tại… 

Vân Đồn vẫn còn ở dạng sơ khai như bây giờ, sẽ sớm là một Phú Quốc mới trong tương lai.

Vậy còn Quảng Bình thì sao, thưa ông?

Quảng Bình là một câu chuyện khác. Vào Quảng Bình khi môi trường đầu tư chưa có nhiều thay đổi, nhưng doanh nghiệp chúng tôi trân trọng nỗ lực và quyết tâm của chính quyền nơi đây, cũng như nhìn thấy những tiềm năng du lịch hầu như chưa được phát triển của vùng đất này.

Tại đây, chúng tôi đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư và bắt đầu triển khai gấp rút dự án khu biệt thự sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Hải Ninh, có diện tích gần 600 ha, tổng vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng. 

Đây là dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư riêng, nằm trong quần thể khu nghỉ dưỡng, sân golf có tổng diện tích 2.000 ha tại Quảng Bình.

Và xin cũng nhấn mạnh thêm, trước Quảng Bình, chúng tôi cũng đã tham gia tổng thầu thi công FLC Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn, có tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều. 

Những thành công của FLC Sầm Sơn từ bãi đầm lầy, từ FLC Quy Nhơn với vùng cát hoang bỏ không nhiều năm, chính là cơ sở để chúng tôi tin tưởng khi đưa vào vận hành, dự án khu biệt thự sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Hải Ninh sẽ không chỉ là một trong những điểm sáng du lịch của miền Trung, mà còn là một thành công lớn về đầu tư và thương mại của FLC Faros.

Ông cũng nhắc tới Hội An. Nhưng dự án tại Hội An không phải là dự án có tổng mức đầu tư lớn so với danh sách các dự án mà FLC Faros đang làm tổng thầu và làm chủ đầu tư…

Chắc anh nói tới dự án Công viên Văn hóa Ấn tượng Chủ đề Hội An do GAMI làm chủ đầu tư. Đúng là dự án này chỉ có mức đầu tư 267 tỷ đồng, thuộc loại nhỏ trong số các dự án FLC Faros làm tổng thầu hay làm chủ đầu tư. 

Nhưng, đây là dự án mà chúng tôi tiếp tục chứng tỏ năng lực thi công, uy tín và thương hiệu trong ngành xây dựng, với nhiều hạng mục phức tạp như rạp hát ngoài trời 3.400 chỗ với 3 tầng, sân khấu ngoài trời, khu phố quốc tế, hạ tầng và giao thông quanh đảo, cầu phục vụ biểu diễn đảo lớn và đảo nhỏ, khu dịch vụ, văn phòng, bãi đỗ xe, cổng chào…

GAMI và các đối tác lớn của họ, vốn yêu cầu rất khắt khe về chất lượng thi công và tiến độ thi công, đã tin tưởng lựa chọn chúng tôi làm nhà thầu thi công ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư dự án này vào tháng 9/2016.

Niềm tin có cơ sở

Cốt lõi vấn đề vẫn nằm ở năng lực triển khai của các ông?

Có thể nói nếu không tự tin, không có kinh nghiệm triển khai các đại dự án như FLC Hạ Long, FLC Sầm Sơn hay FLC Quy Nhơn, thì chúng tôi đã không dám nhận hay dám ký hợp đồng những dự án tổng thầu và dự án làm chủ đầu tư lớn kể trên.

Chúng tôi nhận, vì chúng tôi có khát vọng dẫn đầu trong lĩnh vực thi công dân dụng và thương mại,  và chúng tôi trưởng thành, lớn mạnh bằng sự sáng tạo, năng động, tạo uy tín bằng chất lượng, tiến độ công trình.

Được biết, khi tiến hành lập báo cáo định giá, bộ phận phân tích đã trực tiếp đi thăm dự án và tiếp xúc với lãnh đạo công ty. Với tư cách là người gắn bó và trực tiếp điều hành công ty, các ông nghĩ định giá ROS lên đến 250.000 đồng của Artex dựa trên cơ sở nào?

Chúng tôi công khai thông tin, có các tài liệu xác thực. Và chúng tôi đã chia sẻ rất thật khát vọng, tâm huyết của tập thể lãnh đạo, công nhân viên. 

Đằng sau Chứng khoán Artex là cơ quan quản lý, là quyền lợi của nhà đầu tư, là uy tín, thương hiệu của họ, và chúng tôi rất hiểu điều này. 

Anh cứ hình dung, khoảng 9 tháng - 1 năm trước, khi các quỹ đầu tư lớn tham gia vào FLC Faros ở mức giá bình quân trên 100.000 đồng/cổ phần, nay thì họ đã thu lời ra sao, khi hiện nay ROS đã đạt mức giá xấp xỉ 200.000 đồng, tương đương với 220.000 đồng sau khi chia cổ tức.

Ngày nay, các quỹ đầu tư này cũng là các cổ đông lớn nhất của FLC Faros, chỉ sau cổ đông nội bộ. 

Và tôi xin nhấn mạnh, khi họ tham gia đầu tư, FLC Faros chỉ mới được biết đến bởi tiến độ và chất lượng xây dựng qua các đại dự án của FLC. 

Hoàn toàn chưa có thông tin về các dự án mà FLC Faros đang trong giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng làm tổng thầu, cũng như 11 dự án nhận làm chủ đầu tư sau này.

Hiện tại, không tính việc ký thêm các hợp đồng mới, chỉ tính 19 dự án đầu tư lớn với tổng giá trị hợp đồng đã ký kết và giá trị thực hiện dự án lên tới trên 20.000 tỷ đồng mà FLC Faros đã ký kết và đang triển khai thi công, cùng tỷ suất lợi nhuận trung bình ngành xây dựng là 7-10%, thì cũng đủ ước tính lợi nhuận của FLC Faros trong hai năm tới ra sao. 

Các dự án mà chúng tôi làm chủ đầu tư đã liệt kê, đa số đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư và triển khai. Chỉ tính tổng mức đầu tư của 11 dự án đã lên tới 66,7 nghìn tỷ đồng, tức là khoảng 3 tỷ USD. 

Đấy là chưa tính đến lợi thế thương mại, lợi thế kinh doanh. Dù Việt Nam có bờ biển dài, nhưng quỹ đất phát triển các dự án bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp với quy mô lớn không còn nhiều. Và người tiên phong, người kiến tạo sẽ gặt hái thành quả tốt.

Một cách khách quan, từ phía công ty chứng khoán, từ phía các tổ chức đầu tư nước ngoài đã trực tiếp tiếp xúc, đều có đánh giá cao về những gì chúng tôi đã làm và có thể làm. Thậm chí từ góc độ cá nhân, chúng tôi có niềm tin ROS trong tương lai xứng đáng có định giá hợp lý ở mức 350.000 đồng.

Xin cảm ơn ông về những thông tin này.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.