Người Nhật với tham vọng dọn...rác vũ trụ

CEO của Astroscale, Mitsunobu Okada
CEO của Astroscale, Mitsunobu Okada
(PLO) -Nằm trong một khu công nghiệp buồn tẻ, bao quanh là vô số nhà kho và nhà máy, văn phòng Tokyo của hãng Astroscale đang tìm kiếm cơ hội để tiến vào lĩnh vực quản lý chất thải. Trong văn phòng, nhà sáng lập công ty- Mitsunobu Okada, một doanh nhân-  nhìn khác hẳn với người thu gom rác thông thường...

Nhiều bức ảnh về các hành tinh được treo ngay cửa phòng họp. Một hệ thống vệ tinh được đặt gọn gàng ở một góc phòng. Okada lịch lãm trong bộ áo sơ mi màu xanh sẫm có in kèm khẩu hiệu của công ty: Space Sweepers - Người quét dọn vũ trụ.

Okada đã lập công ty chuyên thu gom rác ở một số nơi mà con người khó chạm tay tới: Các bệ tên lửa, các vệ tinh và những loại rác khác treo lơ lửng trên Trái đất kể từ khi Sputnik mở ra thời đại không gian. 

Ý tưởng...vượt không gian

Mitsunobu Okaka đã khởi động công ty Astroscale khoảng 3 năm trước với niềm tin chắc nịch rằng, các cơ quan vũ trụ quốc gia cũng như quốc tế sẽ đối mặt với một vấn đề hóc búa, chỉ có thể được xử lý bởi một công ty tư nhân quy mô nhỏ hoạt động có lợi nhuận.

Okada năm nay tròn 43 tuổi, đặt trụ sở công ty Astroscale ở Singapore nhưng ông lại chế tạo một tàu vũ trụ ở Nhật Bản, nơi có một đội ngũ kỹ sư dầy dạn kinh nghiệm. “Hãy đối mặt với nó, quản lý chất thải không phải là thứ hấp dẫn cho một cơ quan không gian nhằm thuyết phục người đóng thuế để phân bổ tiền. Đột phá của tôi là tìm cách để đi thẳng vào lĩnh vực kinh doanh này”. 

Trong vòng nửa thế kỷ qua, quỹ đạo thấp của Trái Đất đã có quá nhiều rác, gia  hiểm họa va đụng rác với các vệ tinh và tàu vũ trụ không người lái. Hàng chục triệu mảnh rác nhỏ như các bu lông hay những khối dung dịch làm mát động cơ bị đông lạnh, không thể tự rơi xuống đất.

Một hệ thống buồng chân không dùng cho giai đoạn thử nghiệm vệ tinh IDEA OSG 1 của công ty Astroscale ngay tại nhà máy của công ty ở Tokyo. Vệ tinh sẽ được phóng vào năm 2017, thu thập dữ liệu về mật độ rác không gian.
Một hệ thống buồng chân không dùng cho giai đoạn thử nghiệm vệ tinh IDEA OSG 1 của công ty Astroscale ngay tại nhà máy của công ty ở Tokyo. Vệ tinh sẽ được phóng vào năm 2017, thu thập dữ liệu về mật độ rác không gian. 

Ngay cả những mảnh rác tí hon khi di chuyển qua quỹ đạo cũng có thể bay cực nhanh đủ để trở thành những “viên đạn” chết người. Năm 1983, tàu con thoi vũ trụ Challenger trong hành trình bay trở lại Trái Đất đã bị xuyên thủng tấm kính chắn gió chỉ bởi một con chip nhỏ bằng hạt đậu.

Ông William Ailor, một thành viên của Nghiệp đoàn hàng không vũ trụ Mỹ (ASC), nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không bắt đầu loại bỏ thì môi trường rác sẽ ngày càng trở nên bất ổn. “Dân số rác” sẽ ngày càng đông đảo hơn và có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động vệ tinh”. 

Kiếm đôla từ vũ trụ

Mitsunobu Okada vốn là một cựu quan chức chính phủ Nhật và kinh doanh mạng trực tuyến. Đam mê vũ trụ từ thủa ấu thơ, năm 1988, lúc còn là một thiếu niên, Okada đã bay sang tiểu bang Alabama (Mỹ) tham dự một Trại không gian Mỹ tại Trung tâm tên lửa và không gian Mỹ (USSRC) ở Huntsville; sau đó chọn theo học trường kinh doanh tại Đại học Purdue (thành phố Tây Lafayette, tiểu bang Indiana, Mỹ),  nơi phi hành gia vũ trụ huyền thoại người Mỹ Neil Armstrong từng theo học.

Okada đã thành lập một công ty phần mềm vào năm 2009, nhảy vào các dự án rác vũ trụ khác. Ông đã tạo ra một bản kế hoạch gồm 2 bước để kiếm tiền từ việc dọn rác. Trước hết, các kế hoạch của Astroscale là phóng một vệ tinh nặng độ 22,6kg gọi tên là IDEA OSG 1 vào năm tới 2017 trên một tên lửa của Nga.

Vệ tinh sẽ đem theo các tấm pano để có thể đo lường số lượng các vụ tấn công từ những miếng rác có đường kính không đầy 1mm. Astroscale sẽ sử dụng dữ liệu này để chuyển thành những bản đồ chi tiết đầu tiên về mật độ rác tại các cao độ và địa điểm khác nhau, rồi các bản đồ sẽ được bán lại cho các nhà điều hành vệ tinh và các cơ quan vũ trụ. 

Vệ tinh IDEA OSG 1 nặng 22,6 kg sẽ đo lường số lượng các vụ tấn công từ rác với đường kính không đầy 1mm.
Vệ tinh IDEA OSG 1 nặng 22,6 kg sẽ đo lường số lượng các vụ tấn công từ rác với đường kính không đầy 1mm. 

Okada vui vẻ bật mí: “Chúng tôi cần doanh thu ở giai đoạn đầu, ngay cả trước khi việc loại bỏ rác thực sự bắt đầu, nhằm chứng minh chúng tôi là một doanh nghiệp thương mại hẳn hoi”. Okada đã nhận khoản tiền 43 triệu USD từ các nhà góp vốn đầu tư cho dự án.

Các bước tham vọng hơn của Astroscale sẽ diễn ra vào năm 2018, khi công ty của Okada phóng đi một tàu vũ trụ gọi là ELSA 1. Lớn hơn con tàu trước, ELSA 1 sẽ chở theo các thiết bị cảm biến và động cơ đẩy sẽ cho phép tàu vũ trụ đi theo dấu rác, tiếp cận các loại rác nhẹ bằng một vũ khí mới: keo dính.

Được biết, Astroscale đã hợp tác với một công ty hóa chất Nhật để tạo ra một thứ chất keo siêu dính có thể phủ lên bề mặt bằng phẳng cỡ một cái đĩa ăn lên tàu ELSA 1. Tàu vũ trụ sẽ cố tình va vào các mảnh rác vũ trụ, cho chúng bám lên bề mặt tàu và kéo nó ra khỏi quỹ đạo. Cả tàu ELSA 1 và rác sẽ cùng bị đốt cháy trong hành trình về lại Trái Đất. 

Khái niệm về xử lý rác không gian không phải là giả tưởng. Không lực Mỹ đã đề xuất sáng kiến về “chổi laser”, sử dụng laser từ mặt đất để làm bốc hơi một điểm trên bề mặt rác vũ trụ, tạo ra một lực bám hút rác về phía bầu khí quyển Trái Đất. Còn có những đề xuất khác là sử dụng cánh tay rô bốt, lưới, sợi dây kim loại và thậm chí cả lao móc để dọn rác vũ trụ.

Tuy vậy, các chuyên gia nói rằng thách thức là xây dựng một tàu vũ trụ không người lái để có thể theo dõi rác, tiếp cận và túm lấy các mảnh rác đang bay xuyên qua không gian với vận tốc tới 17.000 dặm/giờ. 

Ngay cả khi công nghệ hoạt động hiệu quả, còn có một vấn đề khác phải đối mặt: Chi phí. Okada nói rằng chìa khóa để kéo giảm giá thành từ hàng chục triệu USD hay thậm chí hàng trăm triệu USD xem ra hết sức là nan giải. Ngay cả miếng keo dính trên tàu vũ trụ ELSA 1 dù chỉ nặng vài kg so với cánh tay rô bốt nặng 45,3kg, các kỹ sư của Astroscale cũng phải bóp trán để có thể kéo giảm trọng lượng con tàu vũ trụ xuống cỡ 90,7kg để cho tàu nhẹ hơn những con tàu vũ trụ thông thường.

Các phần của vệ tinh đang được đi xét nghiệm tại nhà máy của Astroscale ở Tokyo.
Các phần của vệ tinh đang được đi xét nghiệm tại nhà máy của Astroscale ở Tokyo. 

Okada kể: “Ở Mỹ, các kỹ sư hàng không vũ trụ ngày càng tỏ ra quan tâm hơn đến các sứ mạng sao Hỏa, hơn là quản lý chất thải. Người Nhật lại không mấy quan tâm tới các sứ mạng vũ trụ, vì thế các kỹ sư tỏ ra hào hứng với ý tưởng của tôi”.

Ông Okada cũng nhấn mạnh rằng Astroscale sẽ bắt đầu ký kết hợp đồng với các công ty để cùng vận hành mạng lưới các vệ tinh cỡ lớn, nhằm loại bỏ những vệ tinh bị hỏng hóc của họ. Okada nói, nếu một công ty có hàng ngàn vệ tinh thì sẽ có vài cái bị hư.

Astroscale sẽ loại bỏ những thiết bị hư, cho phép công ty lấp đầy mạng lưới của họ bằng cách thay thế bằng những vệ tinh hoạt động tốt. “Mục đích đầu tiên của chúng tôi là không thu thập rác ngẫu nhiên mà là rác vệ tinh từ các khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi có thể thâu tóm rác bằng công nghệ hoàn hảo của mình.

Cách tiếp cận này cũng ngăn chặn một trở ngại trong luật pháp quốc tế nhằm loại bỏ các loại rác vũ trụ: luôn yêu cầu giấy phép của chủ rác”. Dựa theo Hiệp ước 1967, các vật thể nhân tạo trong vũ trụ thuộc về các quốc gia đã phóng chúng lên, và không được đụng chạm nếu không được các chủ nhân đó cho phép.

Nhưng doanh nhân Okada cho rằng việc tìm ra các cách thức quanh những rào cản này có ý nghĩa hơn mục đích kinh doanh, sẽ nhanh chóng biến giấc mơ thời thơ ấu của mình thành hiện thực. Okada lạc quan nhấn mạnh:

“Tôi đã nhìn thấy một cơ hội kinh doanh tuyệt vời từ việc giải quyết một vấn đề mà ai cũng cho là khó nhằn. Nhưng sự nhiệt tình nuôi dưỡng tôi từ thủa thiếu niên đã khiến tôi gạt qua tất cả, đó chính là vũ trụ!”.../. 

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.