Nghi Sơn: Nhà đầu tư kêu trời vì ‘trên rải thảm, dưới rải đinh’?

Doanh nghiệp cho biết khi đi vào khu kinh tế Nghi Sơn đầu tư mới ‘tá hỏa’ vì thủ tục hành chính và nhiều quyết định thiếu hợp lý của cơ quan chức năng.

Dự án đúng quy hoạch vẫn bị đề xuất thu hồi

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử phản ánh Tập đoàn Công Thanh ‘kêu cứu’ tỉnh Thanh Hóa về việc Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp vừa có văn bản về việc thu hồi 400 m (phần mở rộng) bến cảng chuyên dụng Công Thanh.

Theo Tập đoàn Công Thanh, việc xây dựng Cảng chuyên dụng Công Thanh phù hợp với quy hoạch của Bộ GTVT. Theo quyết định số 2368 và Quyết định số 1401 của Bộ GTVT, Khu bến cảng Bắc Nghi Sơn được quy hoạch là khu vực tập trung các bến chuyên dụng của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, bến chuyên dụng của nhà máy trong khu công nghiệp. Bộ cho rằng kiến nghị của Công ty CP Nhiệt điệt Công Thanh về đầu tư bến cảng chuyên dùng phục vụ dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh tại khu vực Bắc Nghi Sơn về cơ bản là phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt.

Doanh nghiệp cho biết đã chi 1.000 tỷ đồng để xây dựng cảng Công Thanh. Ảnh: Tuyết Nghĩa
Doanh nghiệp cho biết đã chi 1.000 tỷ đồng để xây dựng cảng Công Thanh. Ảnh: Tuyết Nghĩa

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh đầu tư nghiên cứu, đề xuất vị trí xây dựng cụ thể, quy mô, năng lực thông qua hàng hóa bến cảng, đánh giá khoảng cách an toàn theo quy định; đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng.

Mặc dù đúng quy hoạch của Bộ GTVT, Cục Hàng hải nhưng lâu nay Tập đoàn Công Thanh vẫn “mắc cạn” vì thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng địa phương. Thậm chí, tập đoàn đã bỏ ra hơn 1.000 tỷ để xây dựng bến cảng, giải phóng mặt bằng nhưng lại bị Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp đề xuất thu hồi.

Theo quan sát của PV tại bến cảng Công Thanh, doanh nghiệp này đã hoàn thành kè một khu bến cảng rộng và xây dựng nền xi măng kiên cố. Doanh nghiệp đã phải tự bỏ tiền để đền bù, giải phóng mặt bằng cho các hộ dân gần đó. Về cơ bản, cảng chuyên dụng Công Thanh gần như hoàn thành phần mặt bằng để chuẩn bị xây dựng 2 cầu cảng chuyên dụng dài 800 m hướng ra phía biển.

Tập đoàn Công Thanh đã san lấp, đổ bê tông xây dựng cảng chuyên dụng Công Thanh. Ảnh: Tuyết Nghĩa
Tập đoàn Công Thanh đã san lấp, đổ bê tông xây dựng cảng chuyên dụng Công Thanh. Ảnh: Tuyết Nghĩa

Trả lời truyền hình VTC về vấn đề này, ông Lê Thanh Hà, Phó trưởng ban quản lý kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Dự án cảng chuyên dụng Công Thanh quá chậm, nên đề xuất thu hồi. Tôi nghĩ là hoàn toàn hợp lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Thủ tục rườm rà, “trên rải thảm, dưới rải đinh”?

“Phần cảng mở rộng bị đề xuất thu hồi vừa rồi liên quan đến dự án Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh. Tuy nhiên, việc thu hồi cảng, Ban quản lý khu kinh tế không có sự bàn bạc với chủ đầu tư mà đơn phương làm. Trong khi đó, chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều kinh phí để san lấp mặt bằng. Bởi trước đây, nơi này rất thấp, thường xuyên ngập nước”, một đại diện Tập đoàn Công Thanh nói.

Cùng quan điểm, ông Lê văn Phương, phụ trách dự án cảng chuyên dùng Công Thanh cho biết trong thời gian doanh nghiệp san lấp, đổ bê tông xây dựng cảng không có một đơn vị nào xuống nói về vấn đề thu hồi. Đến khi các công việc xong xuôi, Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp mới nói rằng thu hồi. Trong khi đó, nhu cầu xây dựng và sử dụng bến cảng cho Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh và Xi măng Công Thanh là rất cần thiết.

Nói về các thủ tục hành chính tại địa phương, ông Nguyễn Đăng Mãi, Giám đốc dự án Nhiệt điện Công Thanh chỉ lắc đầu thở dài. Ông nói rằng trong quá trình thực hiện dự án, ông nhận thấy lãnh đạo Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp chưa có những hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện. Điều này dẫn đến chậm trễ trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng.

Bản vẽ mặt bằng cảng chuyên dụng Công Thanh
Bản vẽ mặt bằng cảng chuyên dụng Công Thanh

Ông Mãi dẫn chứng, hiện nay dự án Nhà máy nhiệt điện đang xin thủ tục cấp hành lang tuyến nước làm mát băng tải than đã được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch địa điểm. Trong quá trình thực hiện vướng mắc một số dự án khác nhưng Bản quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp không hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ.

“Hiện nay họ đang trình UBND tỉnh về chủ trương xin hướng tuyến băng tải than nước làm mát rồi mới bàn giao mốc ranh giới để giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng cho dự án. Nhưng đã lâu rồi mà không thấy kết quả”, ông Mãi nói.

Một đại diện của Tập đoàn Công Thanh nói, khi đến đây đầu tư, doanh nghiệp luôn tuân theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. Đối với doanh nghiệp, cơ hội đầu tư chính là tiền. Việc chậm đầu tư đồng nghĩa với mất cơ hội. Doanh nghiệp khi đến các địa phương đầu tư luôn mong muốn thủ tục đơn giản và thời gian xét duyệt ngắn gọn.

“Nhưng có những việc loay hoay với thủ tục có khi đến hàng năm trời vẫn chưa xong”, vị này nói.

Vị này dẫn chứng về hệ thống băng tải than, khi Công Thanh vào khu kinh tế Nghi Sơn chưa có Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Khi nhà máy lọc dầu vào, họ yêu cầu tuyến của hệ thống băng tải than phải thay đổi.

Lúc đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã về họp với Công Thanh và nói rằng băng tải của nhà máy nhiệt điện phải vòng lên núi, đào hầm. “Nếu làm như thế thì giá điện phải lên đến 5.000 đồng/kWh. Lúc đó, chúng tôi phải giải thích công văn đi lại, họp bao nhiêu lần thì 7-8 tháng sau lại có công văn là giữ nguyên hiện trạng. Như vậy, chúng tôi mất gần 1 năm mà mọi việc vẫn đứng nguyên một chỗ. Trong khi đó, để hoàn thành thủ tục xây dựng Nhà máy nhiệt điện hay cảng Công Thanh phải trải qua rất nhiều thủ tục khác”, vị này nói.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề “trên rải thảm, dưới rải đinh” hiện nay dẫn đến các khu công nghiệp không được lấp đầy. Khi một doanh nghiệp đến đầu tư, gặp vấn đề thỉ tục rắc rối, họ sẽ ngại đầu tư và không dám quay lại. Đây là vấn đề mà các địa phương phải thay đổi nếu muốn thu hút đầu tư và tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.