Nghị định dành riêng cho vàng SJC?

Chiếm 90% thị phần, vàng miếng của Cty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) nghiễm nhiên  trở thành ứng cử viên duy nhất được sản xuất vàng miếng nếu như Dự thảo Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng được Chính phủ thông qua

Chiếm 90% thị phần, vàng miếng của Cty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) nghiễm nhiên  trở thành ứng cử viên duy nhất được sản xuất vàng miếng nếu như Dự thảo Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng được Chính phủ thông qua
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

"Đo chân đóng giầy"?

Theo Dự thảo Nghị định, để được Ngân hàng nhà nước (NHNN) xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng, các DN phải đáp ứng 4 điều kiện sau: Là DN được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động sản xuất vàng miếng trong Giấy chứng nhận đăng ký DN; Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên; Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng miếng; Chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất.

Cũng theo NHNN, hiện có 8 tổ chức tín dụng (TCTD) và DN kinh doanh vàng được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng. Tuy nhiên, vàng miếng SJC chiếm trên 90% thị phần vàng miếng cả nước. Như vâỵ, với 7 TCTD và DN còn lại, chia nhau 10% thị phần, nghiễm nhiên bị loại khỏi “cuộc chơi” vì không thể đáp ứng được điều kiện về thị phần…

“Thay vì nói trắng ra là chỉ có duy nhấy SJC được sản xuất vàng miếng thì Dự thảo Nghị định đưa ra các điều kiện mà bản thân NHNN biết thừa chi có SJC đáp ứng được...”- Một chuyên gia bình luận.

Mâu thuẫn

Khi phân tích những nguyên nhân gây bất ổn thị trường vàng trong thời gian qua, NHNN cũng chỉ ra rằng việc vàng miếng SJC chiếm thị phần lớn (trên 90%) cũng tạo lợi thế độc quyền tự nhiên, dẫn đến mỗi khi giá vàng biến động, tình trạng khan hiếm vàng SJC làm cho thị trường biến động mạnh hơn.

Thế nhưng với những quy định về điều kiện sản xuất vàng miếng mà bất cứ ai cũng có cảm giác là giành riêng cho SJC thì vô hình chung sự độc quyền này lại được pháp luật bảo vệ.

NHNN cho biết, để bảo đảm quyền tích trữ, mua bán vàng của người dân, dự thảo Nghị định quy định các điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng của TCTD tương đối thuận lợi, để dựa vào mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD thực hiện mua bán vàng với người dân. Việc này giúp NHNN quản lý tốt hơn thị trường vàng miếng do các TCTD do NHNN trực tiếp quản lý.

Tuy nhiên, điều này lại mâu thuẫn với chính các điều kiện được kinh doanh vàng miếng mà NHNN đưa ra. Các TCTD có thể đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ (từ 100 tỷ đồng trở lên), có mạng lưới, địa điểm bán hàng, nhưng liệu có đáp ứng được điều kiện về kinh nghiệm (hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên), về số thuế đã nộp (của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất) hay được hoạt động theo cơ chế riêng?

Không khả thi

Nếu Dự thảo Nghị định này được thông qua, theo ước tính của NHNN, số lượng DN được phép sản xuất vàng miếng sẽ giảm xuống đáng kể và sẽ chỉ còn một số DN, TCTD trong số khoảng 12.000 DN đang kinh doanh vàng miếng hiện nay có khả năng tài chính, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực kinh doanh vàng được phép tiếp tục thực hiện mua bán vàng miếng.

Rất nhiều DN sẽ bị loại khỏi „cuộc chơi”, song khác với những lần dự thảo trước, phần lớn những DN thuộc diện điều chỉnh từ chối đưa ra bình luận và tỏ ra khá bình tĩnh bởi „đây chỉ là dự thảo và cũng đã có rất nhiều dự thảo trước đó rồi”.

Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phân tích: „Ý tưởng là tốt nhưng cách làm có vấn đề”. Theo vị chuyên gia này, kể cả việc NHNN quy định kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc vàng nguyên liệu, việc sản xuất vàng miếng được thực hiện theo hạn mức do NHNN cấp từng lần, quy định cụ thể trách nhiệm của DN sản xuất vàng miếng..., thì SJC vẫn là DN chứ không phải đơn vị trực thuộc của NHNN. Hơn nữa, với cơ chế này, chẳng lẽ những đơn vị muốn có vàng  bán phải liên hệ với NHNN để đăng ký mua, sau khi cân đối NHNN sẽ đặt SJC sản xuất, cho phép SJC nhập vàng nguyên liệu…, lúc đó đơn vị có nhu cầu mới liên hệ mua…?

“Đành rằng NHNN thực hiện QLNN đối với vàng miếng nhưng với các biện pháp hành chính như vậy, nhất là khi chỉ có SJC “một mình, một chợ” liệu rằng có bình ổn được thị trường vàng hay không?”-  chuyên gia này tỏ ra nghi ngờ.

Với điều kiện rất khắt khe để được kinh doanh vàng miếng, đương nhiên các DN đang kinh doanh vàng miếng hiện nay phải nhường sân chơi này cho các TCTD. Tuy vẫn được kinh doanh vàng trang sức song ai dám chắc các DN này không lén lút mua bán vàng miếng bởi mạng lưới các TCTD hay các DN dù lớn đến đâu cũng không thể bằng hệ thống tiệm vàng chằng chịt trong các hang cùng ngõ hẻm mà người dân đã quen và có thể tiếp cận dễ dàng để mua bán vàng.

“Trước đây đã có dự thảo cấm kinh doanh vàng miếng nhưng rồi đâu lại vào đó. Cấm nhưng giám sát, quản lý không xuể, không khéo vô tình lại khuyến khích kinh doanh vàng lậu…”- một người dân phát biểu.

My My

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi.