Ngày Xuân thăm xã điển hình nông thôn mới: “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Lão nông hồ hởi kể chuyện bên con đường bê tông vừa xây xong
Lão nông hồ hởi kể chuyện bên con đường bê tông vừa xây xong
(PLO) - Về xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, nghe người dân nói về cách xây dựng nông thôn mới mới thấy hết được ý nghĩa câu nói “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.  

Dân tự quyết từ “biết, bàn, làm, kiểm tra”

Nghe nhưng chưa tin, dạo một vòng khắp các ấp xem sự thật về lời khen “địa phương cán bộ gần dân như thể tay chân”, đã thấy An Lục Long không còn nhà lá lụp xụp, không còn đường đất, tất cả ngõ ngách dẫn vào các ấp đều đã bê tông hóa 100% bề rộng lên đến 4m. Tất cả cầu khỉ đã thay bằng cầu bê tông xe hơi đi được.

Trong trụ sở UBND xã rêu phong, Bí thư Đảng ủy Hà Minh Tuấn tiếp khách niềm nở. Ông Tuấn trước khi làm Bí thư từng là bộ đội, trải qua nhiều chức vụ khác nhau ở xã nên nắm rõ được tính dân. “Dân An Lục Long là dân gốc cách mạng nên thẳng thắn, cứng rắn. Mình làm không được, không đúng, họ kéo tận trụ sở đòi... xử. Nhưng nếu mình làm được, mang lại lợi ích chung thì họ tự nguyện, cái gì cũng sẵn lòng đóng góp”, ông Tuấn chia sẻ.

Trước năm 2010, dân An Lục Long còn nghèo bởi kinh tế phụ thuộc vào ruộng lúa, không có nghề nào khác. Từ khi cây thanh long đại trà ở một số nơi, xã An Lục Long làm theo và từ đó khấm khá hơn. Dù không “giàu nứt đố đổ vách” nhưng ai cũng nhà tường, sân gạch. Chỉ có điều những công trình phúc lợi như đường, cầu, nước sạch chưa có, môi trường ô nhiễm… Các tuyến đường liên ấp, liên xóm chủ yếu là đất nên mưa là ngập, sình lầy. Dưới kênh rác vứt bừa bãi, bèo đen đặc. Nhận thấy cần phải thay đổi ý thức và đời sống cho dân, ông Tuấn lúc đó là Chủ tịch xã triển khai chương trình “nông thôn mới”.

“Chậm mà chắc, không tận thu, không ép dân đóng góp bằng mọi giá. Tất cả dựa trên sự tự nguyện, và dân là người quyết định cách làm. Cán bộ chỉ là người hỗ trợ, tư vấn, cùng làm. Dân cảm thấy được làm chủ công trình từ thiết kế, thuê nhân công, mua vật tư, xây dựng, đóng góp. Chúng tôi quyết không ép dân phải làm cái này cái kia để hoàn thành mục tiêu nông thôn mới”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn nêu một ví dụ điển hình: “Dự kiến làm một con đường với tỷ lệ nhà nước 50%, dân đóng góp 50%. Nhưng phải vận động được dân đóng góp thì mới xin được kinh phí 50% từ nhà nước. Con đường chạy qua ấp nào, chúng tôi họp dân ấp đó. Chúng tôi nêu ý tưởng, dân tự họp đưa ra số tiền sẽ đóng góp, tự đưa ra hạn mức cho từng hoàn cảnh gia đình. Nhà nào khó khăn được miễn. Việc đóng góp không thu một lần mà do các trưởng ấp tự thu. Dân có bao nhiêu thu bấy nhiêu, đến lúc thu đủ thì thôi”.

Với số tiền dự kiến phải thu này, ông Tuấn cùng cán bộ đi “xin” thêm dân ở các ấp khác. Thậm chí nghe thông tin có một số đơn vị tận Sài Gòn thường giúp dân xây cầu làm đường, ông Tuấn thân chinh đến tận nơi kêu gọi giúp đỡ.

Những công trình trên địa bàn, trừ xây cầu, còn lại từ đường bê tông, kéo điện đường, nạo kênh mương, xây dựng kênh tưới tiêu nội đồng… đều không thuê nhà thầu, không đấu thầu mà chính người dân sẽ tự làm, cán bộ chỉ đốc thúc giám sát. Hộ nào khó khăn không thể đóng tiền thì đóng góp bằng công sức. Ai đã đóng góp thì sẽ được trả lương.

“Dân tự chọn địa điểm mua vật liệu, phân công nhau làm và được trả lương bằng đi làm thuê bên ngoài. Đến đo đường, đổ bê tông có khi cũng tự làm. Vì dân tự làm, chúng tôi giám sát nên không bao giờ lo hao hụt, ăn chặn”, ông Tuấn nói.

Để dân tin tưởng, ông Tuấn yêu cầu thu tiền của dù 10 ngàn đồng cũng phải viết biên lai. Sau khi làm xong một công trình, sẽ họp dân thông báo thu chi, còn dư bao nhiêu gửi vào ngân hàng để có kinh phí tu sửa.

Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

“Về đích” trước 3 năm

Chương trình nông thôn mới ở địa phương này không chỉ về đích trước hẹn, mà còn vượt mục tiêu. Như việc như nạo vét kênh, lắp điện đường quanh các ấp, trồng cây hai bên đường, xây bể nước sạch, gắn camera an ninh... không nằm trong 19 tiêu chí bình xét nông thôn mới, nhưng vẫn làm vì thấy cần thiết cho đời sống người dân. Làm theo hình thức xã hội hóa như vậy, xã đã hoàn thành gần 50 km đường bê tông chiều dày 20cm, rộng 3 – 4m. Hai bên đường, để tạo cảnh quan, dân đồng loạt trồng cây hoa chuông vàng.  

Thấy dân canh tác thanh long, đi sớm về muộn không an toàn, xã bàn chuyện gắn điện đường 100% các tuyến đường, gắn 44 camera an ninh truyền tín hiệu về hệ thống màn hình tại công an xã. Hệ thống điện đường, dân mua bóng đèn, mua dây, chính tay cán bộ xã cùng kéo dây, mắc từng bóng đèn. Với camera an ninh, cán bộ xã đi vận động các “Mạnh thường quân” bên ngoài đóng góp chứ không thu tiền dân. 

Xã cũng có 29 bồn nước sạch được xây dựng. Dân không phải dùng nước giếng, nước kênh mương. Mỗi khối nước thu 2000 đồng. Số tiền này trả vào tiền điện bơm nước, tiền điện đường. Cán bộ xã còn vận động khắp nơi xây nhà tình thương cho những hộ khó khăn. Nay xã không còn nhà tạm.

Ông  Lê Văn Trọng, người dân ấp Cầu Kinh, kể lại: “Con đường trước nhà tôi ngày trước sình lầy dữ lắm. Gia đình tôi đóng 2,5 triệu là có đường bê tông rộng 4m, giờ có thêm điện đường. Hay tuyến đường dài 2,5km mới làm xong. Đường đó, huyện nói nếu xã làm là chuyện khó tày trời vì hai bên đường dân ít, làm sao đóng góp đủ. Vậy mà có người không có nhà mặt tiền đường đó cũng tự nguyện đóng 30 triệu. Còn một đoạn dài 1,6 km nữa, mấy lần họp, dân xin được đóng góp để làm nốt, đặng trước Tết có đường đẹp mà đi, nhưng mấy cán bộ ở xã chưa dám quyết vì ngại dân phải cố”. Lão nông hồ hởi: “Dân ủng hộ dữ lắm, sao phải lo chuyện đó”.

Ở địa phương này, ý thức người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng nông thôn mới, quan trọng không kém là sự chung sức của cán bộ xã, tổ chức chính trị - xã hội. Mỗi công trình sẽ có một tổ chức đại diện dân đứng ra làm chủ, trông coi, tu sửa. Hội Nông dân quản lý kênh không lục bình, thông thoáng tạo tưới tiêu. Hội Cựu chiến binh chịu trách nhiệm kiểm tra đèn đường… Cán bộ nào cũng có trách nhiệm gắn kèm nên người dân mới tuân thủ làm theo.  

Mục tiêu ban đầu đề ra đến năm 2020 mới hoàn thành xã nông thôn mới. Nhưng với cách làm hợp ý dân, dân được lợi nên xã hoàn thành trước 3 năm. Ngày 19/12/2017, An Lục Long được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Và kinh nghiệm để đời mà cán bộ xã luôn ghi nhớ mỗi khi thực hiện công việc là đều phải “để dân tự quyết định”, không ép dân, không tận thu, không chạy đua hình thức.  

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.