Luật Đấu thầu mới: Doanh nghiệp Việt hết thua thiệt trên sân nhà

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do Trung Quốc thầu chậm tiến độ
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do Trung Quốc thầu chậm tiến độ
(PLO) -Nhiều năm qua, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam luôn “than trời” vì cơ chế luật đấu thầu không ưu tiên cho DN nội, khó có thể tiếp cận được các gói thầu.
Trong khi đó, các nhà thầu nước ngoài lại rất dễ dàng có được gói thầu mặc dù có thể năng lực thi công kém, quá trình thi công phát sinh nhiều vấn đề về vốn… 
Tại hội thảo "Cơ chế đấu thầu mới - cơ sở để thắng thầu các hợp đồng trong hoạt động xây dựng" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 24/7 tại Hà Nội các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá về Luật đấu thầu mới, trong đó có tính minh bạch và bình đẳng với DN.
Thua trên sân nhà
Trong cơ chế Luật đấu thầu cũ, các DN xây dựng của Việt Nam luôn lâm vào tình trạng thua thiệt ngay trên chính “sân nhà” của mình. 
Trên thực tế, những công trình trọng điểm về xây dựng, giao thông, nhiệt điện, hóa chất…đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài, mà phần lớn là nhà thầu Trung Quốc.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, Luật Đấu thầu được ban hành ưu tiên nhà thầu nào bỏ giá thấp sẽ trúng thầu. Trong khi nói về giá thì cả Thế giới phải thua Trung Quốc. 
Tuy nhiên, do Luật Đấu thầu còn nhiều kẽ hở ràng buộc về giá bỏ thầu, các nhà thầu Trung Quốc đã ra giá thầu thấp hơn giá chuẩn từ 20-30%. 
Nói về việc vì sao các nhà thầu Trung Quốc thường trúng thầu ở các dự án trọng điểm quốc gia, TS kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng Trung Quốc là bậc thầy của đút lót, hối lộ và lại quả. Chính vì vậy nên các nhà thầu Trung Quốc liên tiếp trúng thầu mặc dù năng lực cũng như chất lượng công trình thực hiện luôn ở mức thấp.
Xét trên thực tế, năng lực của các nhà thầu Trung Quốc này thường rất yếu kém. Họ bỏ giá rất thấp nhưng đến khi thực hiện lại có phát sinh, trì hoãn việc thực hiện nếu không tiếp tục bổ sung vốn. Nhà đầu tư lúc này mắc vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, bắt buộc phải nâng giá, cuối cùng vượt cả giá ban đầu.
Theo thông tin từ Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) hiện nay nhà thầu Trung Quốc đang làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoáng sản, 49/62 dự án về xi măng, nhiều dự án về giao thông, nhiệt điện có 16/27 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu. 
Tuy nhiên, khi đã trúng thầu, các nhà thầu Trung Quốc lại dở các thủ đoạn, sẵn sàng xé bỏ các hiệp ước trước đó. Hệ quả là các dự án đều chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số thiết bị phụ trợ chất lượng thấp thường bị thay thế. Hơn nữa, các nhà thầu Trung Quốc còn thường xuyên thay đổi thiết bị so với cam kết ban đầu, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu, thay đổi và bổ sung nhà cung cấp. Do đó giá hợp đồng đội lên rất cao.
Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch VAMI bức xúc: “Tại sao các dự án quan trọng đều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc”. Ông cho rằng ngành công nghiệp cơ khí bị ảnh hưởng nặng nề nhất về việc các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu các dự án công nghiệp không giành phần việc nào cho ngành cơ khí trong nước.
Các dự án do Trung Quốc thầu thường chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm
 Các dự án do Trung Quốc thầu thường chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng sở dĩ các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều là do các cơ quan nhà nước làm quá tốt Luật Đấu thầu! Theo Thứ trưởng, Luật đấu thầu ưu tiên nhà thầu bỏ giá thấp nên các nhà thầu Trung Quốc thường có lợi thế về giá.
“Cũng vì Luật Đấu thầu cũ (Luật Đấu thầu năm 2005) quá phụ thuộc vào yếu tố giá bỏ thầu nên không thiếu những trường hợp nhà thầu đi thuê người làm hồ sơ, lấy tiền tạm ứng rồi bỏ chạy, khiến cho nhiều dự án lình sình trong dư luận. Đây chính là kẽ hở trong hệ thống Luật Đấu thầu của chúng ta”, ông Hiệp chỉ rõ.
Luật Đấu thấu mới tạo sân chơi bình đẳng
Từ thực tế đó, Luật Đấu thầu 2013 ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 được nhiều DN xây dựng trong nước đánh giá cao bởi tính minh bạch và công bằng trong đấu thầu, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho DN trong nước.
Ông Hoàng Tiến Triển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Tiến Triển (Nam Định) đánh giá, Luật đấu thầu quy định một mẫu hồ sơ dùng chung cho cả dự án có vốn từ các nhà tài trợ cũng như nguồn vốn của Việt Nam đảm bảo minh bạch, tiệm cận hơn với luật pháp quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà thầu trong nước.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng Luật Đấu thầu năm 2013 đã tạo sân chơi bình đẳng cho các DN trong nước. Cụ thể, sau khi xong công trình nếu như chủ đầu tư không thanh toán tiền có thể kiện và đòi lãi suất từ số tiền còn nợ của chủ đầu tư. Đây là một điểm rất mới và tiến bộ, có lợi hơn cho DN.
Đặc biệt, Luật Đấu thầu 2013 được các DN đánh giá cao do không ràng buộc về giá. Trước đây, các trường hợp nhà thầu bỏ giá thấp nhất đều trúng thầu thì Luật mới không bắt buộc lấy tiêu chí giá thấp nhất mà thay vào đó sử dụng tiêu chí xác định toàn diện, cả về kỹ thuật và năng lực tổ chức thi công. Nếu DN bỏ giá thứ 2 nhưng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về kỹ thuật thì vẫn trúng thầu.
Một trong những điểm nổi bật trong Luật nhằm tạo ra sự minh bạch trong đấu thầu là cho phép áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ, nghĩa là túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được đánh giá trước và nhà thầu nào đáp ứng về kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật chất lượng thì mới được bóc túi hồ sơ về tài chính ra để cùng so sánh. 
“Trước đây, chúng ta mở cùng lúc túi về tài chính cũng như túi về kỹ thuật. Trong trường hợp thì nhà thầu yếu nhưng họ chào với giá thấp thì tổ chuyên gia lúng túng. Còn lần này, không bóc túi tài chính nên không biết giá chào thầu cao hay thấp, tổ chuyên gia sẽ làm việc khách quan”, ông Hiệp nói.

Đọc thêm

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).