Kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Doanh nghiệp vi phạm (nhiều trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng) mà chỉ bị cảnh cáo, xử lý hành chính hay rút giấy phép hoạt động... thì quá “nhẹ nhàng”. Do đó, trong quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS), nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng cần quy định doanh nghiệp cũng phải bị xử lý hình sự nếu vi phạm luật hình sự.
Vi phạm nghiêm trọng, pháp nhân vẫn vô can
Một vụ việc doanh nghiệp vi phạm rất điển hình được nhiều chuyên gia dẫn chứng khi nói về bất cập của BLHS hiện hành đó là vụ việc xảy ra tại Công ty tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) đưa hối lộ. Theo đó, Công ty PCI đã thỏa thuận và bảy lần đưa hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ (Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông– Tây). 
Vì thế, PCI đã được tạo điều kiện thuận lợi để trúng hai gói thầu tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát. Tòa án Tokyo xét xử 4 bị cáo thuộc Công ty PCI đã đưa hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ về tội cạnh tranh không công bằng. Còn Tòa án TP. Hồ Chí Minh đã kết án Huỳnh Ngọc Sĩ chung thân về tội nhận hối lộ.
Như vậy trong vụ việc nói trên, chỉ có 4 bị cáo của Công ty PCI và Huỳnh Ngọc Sĩ phải chịu trách nhiệm hình sự. Tòa án Việt Nam đã không thể truy cứu trách nhiệm hình sự Công ty PCI do không có cơ sở pháp lý về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng (Đại học Luật) nhận định, doanh nghiệp phạm tội rất đa dạng nhưng chủ yếu là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Tuy nhiên, bất cập là ở chỗ theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm hình sự chỉ được xác định với cá nhân, thông thường là người đứng đầu doanh nghiệp (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành). Trong trường hợp có nhiều người phạm tội thì trách nhiệm hình sự cũng được xác định theo trách nhiệm cá nhân nhưng trên cơ sở quy định về đồng phạm. 
Chính vì thiếu các quy định về trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp nên không thể xử lý, ảnh hưởng đến việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Với phân tích này, TS. Hùng cho rằng cần phải có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp gây thiệt hại cho xã hội nhưng cần lựa chọn phạm vi các tội phạm có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp. 
Cùng quan điểm “các biện pháp xử phạt hành chính là chưa đủ sức răn đe”, Th.S Vũ Hải Anh, Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Nếu chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân vi phạm là chưa phù hợp”.
Quy định dễ “hình thức”?
Tổng kết thi hành BLHS, Bộ Tư pháp thừa nhận BLHS hiện hành chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, không quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, trong khi đó thực tiễn cho thấy nhiều tổ chức, doanh nghiệp (pháp nhân) vì chạy theo lợi nhuận đã bất chấp sự an toàn, tính mạng, sức khỏe của cộng đồng, thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế như đầu cơ, trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu hoặc vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động. Chủ thể này cần bị xử lý hình sự để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Do vậy, cần nghiên cứu bổ sung các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến trái chiều về vấn đề nêu trên.  Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn băn khoăn: “Có nên đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân hay không vì suy cho cùng, trách nhiệm hình sự là cá thể hóa”. Phó Viện trưởng lưu ý phải thận trọng, nếu không “đặt ra nhiều khi là hình thức”. 
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Dương Ngọc Ngưu cũng đồng tình: Việc xử lý với pháp nhân vi phạm hiện đã có phạt tiền (mức phạt đã được nâng lên theo Luật Xử lý vi phạm hành chính mới),  rút giấy phép hoặc giải thể, người có trách nhiệm cũng có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự… Như vậy đã có đầy đủ cơ chế xử lý nên theo ông Ngưu: “Chưa nên đưa vào quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân”.
Theo quy định, các hình thức xử phạt có thể áp dụng với doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm pháp luật là cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn...Ngoài các biện pháp xử phạt này, doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình xây dựng không phép; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm...

Đọc thêm

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.